Về Series “Lịch sử Buê Đuê”:
Chuỗi các bài viết này có mục đích rất đơn giản. Mình thuộc cộng đồng LGBT, nên mình quan tâm và muốn đóng góp cho các vấn đề xã hội có liên quan đến cộng đồng của mình.
Mình hay xem diễn thuyết. Nhưng khi xem các nhà hoạt động vì quyền LGBT trong ngoài nước luôn nói về việc LGBT+ đã có một lịch sử và tự hào chặng đường đi qua đã dài, đã khổ, nhưng đã xứng đáng tự hào thì… mình chả biết cái lịch sử ấy là gì để mà tự hào cả. Lịch sử của tao sao tao không biết gì hết vại?
Vì như thầy Thích Nhất Hạnh đã dạy: “hiểu để thương”. Vậy nên series này, đơn giản là một hành trình các bài nghiên cứu, mình tìm hiểu chính mình và cộng đồng mình. Và mình mong những hiểu biết mới này của mình, cũng có ích cho bạn đọc”
Mình thích xem RuPaul’s Drag Race. Và vì đây là page của mình, nên mình giựt mòng chọn nó là bài viết mở hàng cho series “Lịch sử Buê Đuê”. Thích dzậy đó được không? =))
Nhưng tin mình đi, đây không phải là một lựa chọn ngẫu hứng đâu, Drag thực sự là một phạm trù có lịch sử rất đáng ngưỡng mộ!
Nếu bạn thích thời trang, tạp kĩ, hài kịch,… bất cứ thể loại giải trí nào, thì bạn cũng nên xem vì chương trình này đều có cả, và dàn thí sinh thì năm nào cũng đáng đồng tiền bát gạo (cả về nghĩa đen vì quèo, giờ muốn xem show này phải bỏ tiền mua Netflix hàng tháng, bị mua độc quyền sroi` không xem online được nữa đâu T.T)

Hững hờ sững sờ trong vài giây...
Okay so… bé Drag từ đâu mà ra? Ai nuôi bé lớn? RuPaul’s Drag Race là cái chi mô? Xem qua bài viết này nha! Mình sẽ cấu trúc bài viết theo dạng timeline và cột mốc cho bạn dễ hình dung:

Thế kỉ 17: bé “DR.A.G” chào đời 

Từ “DR.A.G” chính thức ra đời, bắt nguồn từ thế giới kịch diễn ở Anh Quốc.
Shakespeare thuở này còn viết kịch, thường hay ghi chú lại trong kịch bản của mình cho các diễn viên là “enter DRessed As Girl”, ám chỉ các diễn viên nam sẽ mặc đồ nữ (dressed as girl) tiến vào sân khấu (enter).
Lý do các anh trai thẳng ngày xưa bị hành như vậy là vì thời đó tôn giáo cấm nữ giới tham gia vào rất nhiều hoạt động giải trí và xã hội, bao gồm cả diễn kịch.
Trong hình hả? Đàn ông cả đấy
Từ thế giới kịch, người ta bắt đầu dùng từ Drag rộng rãi hơn. Chủ yếu để ám chỉ những người mặc trang phục khác với giới tính của mình một cách công khai để thỏa mãn mục đích cá nhân nào đó, hoặc để biểu diễn.

Thế kỉ 18 và 19: bé Drag bị bully

Vì kì thị và sự o ép của xã hội ngày xưa, người ta dần dần chỉ dám DRAG để biểu diễn tại các sự kiện chứ không DRAG bước ra đường vô lý do, vì thể nào cũng bị gây hấn, thậm chí hành hung cực kì dã man.
Nhưng ngọn lửa Drag vẫn âm ỉ cháy, nhỏ nhỏ nhẹ nhẹ, mà lan rất nhanh.

Thế kỉ 20: bé Drag vào “ngành”

Ban đầu, Drag chỉ là yếu tố phụ trong các vở kịch diễn, nhưng với tố chất ngôi sao giải trí bẩm sinh, những nghệ sĩ Drag biết được mình có thể làm được nhiều hơn thế.
Poster của một show Vauldeville ngày xưa
Từ đó cộng đồng của họ bắt đầu phát triển, biến Drag thành “vedette” của show diễn và tạo ra một thể loại show kịch diễn gọi là "Vaudeville", kết hợp diễn xuất, âm nhạc, đạo vũ và hài thoại. Trong thời đại các loại hình giải trí hãy còn hạn chế, Vaudeville bùng nổ như một hiện tượng, dần dần du nhập vào Mỹ.
Xã hội chấp nhận và hưởng ứng những show diễn có loại hình giải trí này. Trong giai đoạn này, Drag thực sự trở nên phổ biến, trở thành một phần của văn hóa đại chúng, và được gắn thêm từ Queen do thời đó những nghệ sĩ Drag nổi danh chủ yếu là nam biểu diễn trong âu phục và “họa mặt” kiểu nữ giới, gần như không có trường hợp ngược lại. Drag Queen nổi bật giai đoạn này: Julian EltingeRae (Ray) Bourbon.
Một số cột mốc đáng nhớ của Thế Kỉ 20:
1920, 
Hoa Kỳ bước vào kỷ nguyên Cấm (Prohibition era), cho phép sản xuất và tiêu thụ rượu tự do.
Những người đồng tính nam thời này thường tụ tập tại các quán pub và vũ trường underground để thực sự bộc lộ bản thân, sống với chính mình. Đấy cũng là gốc gác của thế hệ những quán gay bar đầu tiên.
1933, 
Kỷ nguyên Cấm không còn, nhưng Drag thì vẫn tồn tại và phát triển thông qua các gay bar. Thời này người ta gọi những nghệ sĩ biểu diễn Drag là “Pansy Performer” chứ chưa gắn thêm từ Queen.
Rae Bourbon, một trong những Drag Queen nổi tiếng nhất Pansy Era
1960: 
Gay và cộng đồng Drag, vẫn sống vui vẻ trẻ khỏe cho đến khi những cộng đồng đông đúc hơn, như cộng đồng thiên chúa giáo và người dị tính xảy ra mâu thuẫn với họ. Dẫn đến nhiều quán gay bar bị đập phá hoặc bị công an đàn áp. 
Một khoảng thời gian đen tối trong lịch sử cộng đồng LGBT
Không tìm được nơi chốn dung thân, Drag bị ép buộc rút ra khỏi “ngành” mainstream và quay về thế giới underground của mình, lại phải tiếp tục che giấu bản thân, không nắm tay, không nhảy chung với nhau, không được “lộ quá” làm người ta biết mình đồng tính.
1966,
Cộng đồng lục sắc chỉ cứ thế sống trong vỏ bọc vào ban ngày, và lui tới những nơi an toàn vào ban đêm để được trở lại là mình… Cho đến khi một thành viên của gia đình tội phạm Genovese đã mua lại Stonewall ở Greenwich Village, Manhattan.
Nơi đây, dưới sự bảo kê của giới tội phạm, đã trở thành trung tâm của văn hóa đồng tính và là tâm điểm của một loạt các cuộc bạo loạn vào năm 1969, nơi cộng đồng đồng tính chống lại những kẻ áp bức họ. 
(Vì bài viết này tập trung vào Drag và lịch sử của nó. Mình mạn phép bỏ qua chi tiết của sự kiện StoneWall và sẽ chia sẻ ở bài viết khác) 
Cũng trong thời này, Drag Queen có nghệ danh Flawless Sabrina đã tổ chức nhiều cuộc thi sắc đẹp trên khắp nước Mỹ dành cho cộng đồng Drag thời này, với format 100% giống với các cuộc thi sắc đẹp truyền thống, chỉ khác mỗi thí sinh (mà khác gì thì chúng ta đều biết rồi đấy). Nếu bạn có xem RuPaul’s Drag Race, bạn có thể thấy các thí sinh như Alyssa Edwards (mùa 5) hay Ginger Mimj (mùa 7) cũng hay nhắc đến những cuộc thi này, vì chúng vẫn tồn tại đến nay. 
Flawless Sabrina, we're all owe you a thank you.
Quay trở lại với Flawless Sabrina, cô nỗ lực đưa Drag trở lại với đại chúng và liên tục xuất hiện trên truyền thông và TV, điều mà hiếm nghệ sĩ Drag nào có thể làm được vào thời đó để quảng bá văn hóa của cộng đồng mình.
Ngọn lửa Drag, lại một lần nữa bùng cháy.
(Nếu muốn biết thêm Flawless Sabrina, về Drag của những năm này, bạn có thể tìm xem thử phim The Queen (1968))
1970,
Lửa đã cháy thì sẽ lan thành chùm. Khu Harlem và Washington Height, Manhattan từ đống tro tàn trở thành thiên đường Drag, đêm đêm lên đèn cùng những Drag Ball - dạ vũ Drag, người ta ăn mặc cực đẹp cực thời thượng theo chủ đề nhất định (theme) và catwalk, và nhảy, và tạo dáng hết mình.
Khi chúng ta bước vào thế giới xa lạ này, chúng ta chứng kiến nghệ thuật thực sự, giống như một sự kiện thể thao cho cộng đồng LGBTQ +. Những đêm dạ vũ là không gian an toàn cho các cá nhân thể hiện bản thân và tìm lối thoát.
Vogue, Pose, Hip, H*e, bring on all that Drag Culture we got.
1977,
Nổi bật nhất trong dàn Drag Queen thời này phải kể đến Crystal Labeija – người sáng lập ra dạ vũ Drag và Pepper LaBeija – người đưa nó lên đỉnh cao. Crystal ban đầu muốn tạo ra nơi này chỉ để các cộng đồng da màu của mình, đồng tính và một số ít dị tính có nơi nương tựa nhau. Nhưng sau đó, bà cũng dang tay tiếp nhận cả những người gay ngoài cộng đồng màu da của mình bị xã hội hay cha mẹ ruồng rẫy, trở thành người mẹ nuôi của họ, đưa họ đến gần văn hóa Drag hơn.
Đây cũng chính là nguồn gốc của văn hóa “Drag Mother” mà chúng ta thường thấy ở thời này. Khi một người mẹ Drag nhận một hoặc nhiều người con nuôi, tất cả đều sẽ được xem như thành viên gia đình, được tự do lấy họ của người mẹ đã lập ra gia đình đó và gắn kèm thêm chữ house, đúng concept gia đình. Ví dụ như drag queen Pepper LaBeija cũng dùng họ của Crystal Labeija, và gọi là “The House of Lebeija”.
Và ở thời đó, các “House” sẽ thi nhau tranh đấu trên tinh thần “fair play” vào mỗi đêm dạ vũ, đem đến cho mọi người mọi tài năng nổi bật nhất, mọi gu fashion ổn nhất và mọi màn trình diễn fab nhất.

Pepper LaBeija thời hoàng kim
Drag Ball thực sự là một phần quan trọng của lịch sử Drag, phim tài liệu Paris Is Burning là bộ phim bạn nhất định phải xem để biết thêm về thời kì này.
1975 - 1990,
Từ nền tảng là các đêm dạ vũ bắt mắt, tức từ nền tảng là các sự kiện xã hội thông thường, Drag lại trở thành nguồn cảm hứng cho các sản phẩm nghệ thuật như thời Vaudeville và xuất hiện trên truyền thông nghệ thuật và văn hóa đại chúng.
Nổi bật qua show Rocky Horror Picture của Tim Curry, MV “Vogue” của Madonna và series các sản phẩm đậm chất phi giới tính của David Bowie.

cho bạn nào chưa biết, Vogue là nhảy thế này này
1992,
khi mà cả truyền thông lẫn đại chúng mainstream phần lớn đều đã chấp nhận Drag cũng là lúc lịch sử Drag thay đổi mãi mãi, nhờ vào cái tên RuPaul Charles.
RuPaul tạo dựng tên tuổi vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 tại New York. Ru ra mắt MV “Supermodel (You Better Work)” và trở thành hiện tượng. Tiếp đến trở thành phát ngôn viên của M.A.C Cosmetics, talkshow trên VH1 và chương trình radio buổi sáng trên WKTU.
Cú hích đẩy RuPaul trở thành đấng mẫu toàn năng của toàn “ngành” Drag là khi chương trình truyền hình thực tế “Rupaul’s Drag Race” ra đời vào năm 2009. Và hiển nhiên, bà là giám khảo chính, gương mặt chính của chương trình.

RuPaul, Drag Queen thành công nhất mọi thời đại. Đẹp-khủng-khiếp
Nhờ vào format chương trình gắn rất rất (phải dùng từ “rất” tận 2 lần) sát với những gì đã tạo nên văn hóa Drag (Reading, Fashion, Dance, Pose, Lipsync,…) Drag tiếp cận đến đối tượng đại chúng một cách chủ động hơn. Người ta không còn phải săn lùng vé các show của Drag Queen tại bar pub, và Drag Queen cũng bớt đi phần nào chật vật phải bán vé diễn khắp nơi để kiếm sống.
Rupaul’s Drag Race thực sự tạo ra một sàn đấu giải trí cho đối tượng người xem, lại là bước đệm cho các Drag Queen có thể giành được spotlight của riêng mình.
Bỏ qua những bước đầu còn chật vật. Sau 10 năm, series thắng 6 giải Emmy, tổ chức 11 season và 4 season all-stars. Một show mà có tận 4 mùa all-stars thì thí sinh phải được yêu thích cỡ nào, người xem thông thường phải đông cỡ nào chắc hẳn bạn cũng biết rồi đấy. 

Một khoảnh khắc ưa thích của mình khi RuPaul và ekip thắng giải Emmy

Bé Drag trở thành Queen của thế kỉ 21.

Tua nhanh đến thời điểm hiện tại khi mình viết bài blog này, văn hóa Drag cũng đã có nhiều thay đổi.
Thay đổi về hình thức biểu diễn: #MọiNgườiVìMộtShow thành #MộtShowVìMọiNgười
Thời Vaudeville, các loại hình biểu diễn khác nhau như nhảy, hát, diễn,… sẽ được gộp chung vào một show. Còn thời nay, các Queens ngoài tham gia các show chung và tổng hợp như trên, họ còn tự đứng ra tổ chức những show chỉ có riêng một loại hình duy nhất, đôi khi có kết hợp thêm một vài phần trình diễn thuộc thể loại khác. Phổ biến nhất là:
- Stand Up Routine & Comedy Show, nổi bật ở mảng này là Drag Queen Bianca Del Rio.  
- Dance liveshow, nổi bật có Alyssa Edwards và Dancing Queen tour
-  Lip sync và tạp kĩ, nổi bật có Werq the World Tour gồm nhiều Queens cùng tham gia như Kim Chi, Valentina, Violet Chacki, Detox Icunt, Latrice Royale, Shangela…
Thay đổi về “mặt trận” biểu diễn: #MakeUpTutorial #SNS #Viral
Drag Queen ngày nay có thể nổi tiếng từ mạng xã hội và các chương trình truyền hình thực tế, cách này nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều là đi diễn tại các show nhỏ lẻ. 
Vậy nên gần như phần lớn các queens ngày nay đều có show Youtube riêng (chủ yếu dạy về makeup & fashion), MV riêng và hiển nhiên là có tài khoản trên mọi mặt trận SNS. Trái ngược 180 độ so với thời low-key underground khi xưa.
Thậm chí gần như mọi Queens đều có Tutorial video hướng dẫn mọi người cách makeup theo phong cách Drag của họ. Trong hình là Plastique Tiara, một thí sinh Vietnam đã tham gia season 11 của RPDR
Thay đổi về vị trí của Drag trong xã hội
Hai thay đổi trên chỉ là phần bề nổi, phần “chìm” nhất”, thay đổi sâu sắc nhất chính là sự chuyển dịch của Drag. Từ chỉ dành cho cộng đồng LGBT+ giờ đã trở thành một phần của văn hóa và nghệ thuật đại chúng. Drag Queen nay cũng đã được xem và đối xử không khác gì Celeb của các loại hình giải trí và nghệ thuật khác như diễn viên hay ca sĩ.
Từ một thuật ngữ chỉ diễn viên nam mặc đồ nữ trên sân khấu kịch thời Shakepears, ra các quán bar pub dành cho gay, đi lên văn hóa đại chúng, sau lại bị “thất sủng” trở về cấm cung underground, lại ngoi lên sống sót và cuối cùng cũng trở thành một phần của văn hóa đại chúng. Ở thời điểm này, Drag đã đi một chặng đường dài, đã được đón nhận nồng hậu bởi số đông khán giả, và đã được công nhận bởi những danh hiệu quốc tế. Drag lần này trở lại, lợi hại hơn xưa rất nhiều lần, nay kết hợp thêm sự văn minh tiến bộ của xã hội mới, mình thực sự tin Drag đã đi đến kỉ nguyên vàng.
Không biết bạn sẽ làm gì sau khi đọc bài viết này, nhưng mình sẽ dành một tràng pháo tay đến những thời đại, những con người đã kiên trì cùng với Drag, đã đóng góp cho Drag, đã ủng hộ Drag, đã nuôi Drag thành Drag của ngày hôm nay.
Chúc các bạn một ngày nhiều niềm vui! 
Love. Danh.