Đã bao giờ chúng ta tự hỏi, mình cần làm gì để người ấy thấy mình đang ở cạnh họ? Trong những hoàn cảnh đau buồn, họ đang chia sẻ những nỗi niềm cá nhân và những tổn thương bị giấu kín; mình đứng trước mặt họ và liệu mình nên phản ứng thế nào để giúp ích cho họ đây? Có lẽ chúng ta ai cũng đã từng gặp tình huống đó. Một ngày bất chợt, một người chúng ta yêu thương, một người bạn thân thiết, người đồng nghiệp mình quý mến hoặc người anh/chị/em lâu ngày mới hiếm hoi gặp một lần chia sẻ dứt lòng những khó khăn họ gặp phải. Nếu không biết làm gì, chúng ta có thể nói rằng "Ừm, thời gian rồi sẽ chữa lành vết thương". Điều đấy có thể nguôi ngoai tinh thần của một vài người, nhưng cũng có thể chỉ là sự sáo rỗng với người khác. Vậy chúng ta còn cách nào khác để giao tiếp hơn thế?
img_0
Những nụ hoa nằm tĩnh lặng tới khi đến thời điểm từ từ hé nở và tung cánh
Yên lặng không phải đối nghịch lại với việc buông những lời nói khôn ngoan. Bản thân sự yên lặng đã có thể là điều khôn ngoan rồi. Bạn có thể ngạc nhiên khi học và biết về các "khoảng yên lặng" trong tâm lý trị liệu; khi người cần trợ giúp(thân chủ) im lặng và nhà trị liệu/tham vấn tâm lý đưa lựa chọn không phá vỡ sự yên lặng đó. Đó có thể là một sự lựa chọn khéo léo, nhà trị liệu/tham vấn tâm lý sử dụng sự yên lặng cho những mục đích đa diện: Để thúc đẩy và khuyến khích " sự phản chiếu hình ảnh con người thân chủ, thúc đẩy tính trách nhiệm,  để cơ hội cho sự biểu lộ cảm xúc và cảm nghĩ của thân chủ được thể hiện dễ dàng hơn, không ngắt quãng dòng cảm xúc của thân chủ trong phiên nói chuyện và truyền tải niềm thấu cảm."

Đừng quá giả bộ khi lắng nghe nhé!

Chúng ta đều nhận thức được tầm quan trọng việc cải thiện kĩ năng lắng nghe trong đời sống. Chúng ta biết rằng mình thật sự cần hiểu người khác trước khi đưa ra bất kể lời khuyên nào. Chúng ta  nhận thấy rằng những trải nghiệm của người ấy sẽ khác với tình huống chúng ta gặp phải, kể cả khi người ấy có đang trải qua một vấn đề y hệt ta trước đó (như là vấn đề tài chính, ly hôn, bệnh tật, thất nghiệp hay mất người yêu thương).
Thực tế là như vậy, một vấn đề xảy đến được nhận thức như thế nào hay tác động vào con người khác nhau đến thế nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, như giới tính, môi trường nuôi nấng độ tuổi, tính cách, mức độ hiểu biết, giáo dục, sức khỏe, mức độ tài chính, giai cấp xã hội, văn hóa, sắc tộc, quốc gia, giá trị văn hóa, tôn giáo, hoàn cảnh hiện thời, mơ ước, mục tiêu và các thứ khác nữa. Việc ly hôn của người A là khác biệt so với người B dù việc ly hôn đến với cả 2 người.
Đó, chúng ta dường như quên tất cả những điều đó khi nghe người khác nói. Họ chỉ mới nói được 1 phút thôi và chúng ta đã xây dựng ngay luôn quan điểm của mình trong đầu và chỉ chờ tới lượt mình để nhảy vào cuộc hội thoại những suy nghĩ phán đoán và những lời khuyên chỉ bảo họ nên làm thế này cho đúng. Một vài người trong chúng ta nghĩ rằng mình là những người giỏi lắng nghe nhưng chưa chắc chúng ta khác biệt là bao; chúng ta chỉ nghe những giây phút ban đầu, và khi chúng ta bắt đầu có ý tưởng gì đó, chúng ta tảng lờ phần còn lại của câu chuyện chúng ta đang nghe. Chúng ta gật đầu và mỉm cười nhưng thực chất là chúng ta đang thể hiện sự chờ đợi người kia kết thúc một cách đầy lịch sử để được có cơ hội đưa ra những lời khuyên xác đáng, những ý tưởng thông thạo của mình.

Tuy nhiên, khả năng lắng nghe tốt được thể hiện nhiều hơn là việc học cách ngồi yên lặng, gật đầu đúng lúc và cố không ngắt quãng cuộc nói chuyện. Việc lắng nghe tốt còn là mở rộng trái tim để cởi mở đón nhận những điều mới, ngay cả khi chúng ta chả biết điều gì mình có thể sẽ nghe hay cuộc nói chuyện này sẽ dẫn tới đâu.

Hãy chú tâm vào mọi thứ

Lắng nghe tốt cũng có nghĩa là sử dụng thông minh các giác quan khác của chúng ta.
Rất nhiều người chúng ta ắt hẳn đã có trải nghiệm như này: Khi chúng ta hỏi một người nào đó rằng mọi thứ ổn chứ, người ấy nhìn chúng ta với nét bực bội trong ánh mắt, căng thẳng trong giọng nói và khoanh tay trước ngực rồi nhún vai nói: "Mọi thứ đều tốt cả."
Nhưng chúng ta nghi ngờ điều ấy rằng họ ổn bởi chúng ta để ý thấy cử chỉ cơ thể của họ. Khi chúng ta lắng nghe, chúng ta cũng sẽ lắng nghe cả điệu bộ của người ấy nữa, cử chỉ cơ thể, tác phong đi đứng, giọng nói cao hay thấp và các thứ khác nữa.
Có một loạt các cuốn sách nói về ngôn ngữ có thể. Tuy nhiên, một vài cuốn lại làm quá đà và phân tích quá mức phức tạp cho những cử chỉ phi ngôn ngữ. Ví dụ, cuốn sách có thể chỉ rằng một cử chỉ phòng vệ luôn thể hiện một cảm xúc phản ứng đặc biệt nào đó, ví dụ sự sợ hãi chả hạn. Tuy vậy, một người có thể hành động theo thói quen, hoặc có thể bởi vì anh ta bị đau một phần nào đó trên cơ thể nên thành ra có tư thế"phòng vệ" như vậy. Trừ khi bạn biết người đó khá rõ ràng, bằng không bạn có thể nhận nhầm và suy luận các cử chỉ đó thành một nguyên nhân tâm lý nào đó.
Một người có thể đã từng bị chấn thương ở khuỷu tay nên họ thường có hành động đưa tay lên chạm và sờ nắn khuỷu như một thói quen, nhưng nếu như bạn coi đó là một phản ứng phòng vệ như trong sách mô tả chả hạn, bạn có thể đánh giá người đó có cảm xúc lo lắng hay sợ hãi điều gì đó với bạn mà thực tế không phải vậy. Bạn sẽ không thể nào biết hết được quá khứ đầy bất ngờ hay con người trước mặt nếu như trái tim không được mở ra lắng nghe chân thành mà quá tập trung vào lý thuyết sách vở.
img_1

Đúc rút lại, khi bạn lắng nghe thật sự một ai đó, hãy nghe bằng cả cơ thể bạn, để ý những biểu lộ của cơ thể người ấy nữa, nhưng đừng quá tập trung vào nó để bị cuốn vào những ý kiến cá nhân của mình

Một điều cuối cùng: Hãy tập trung vào cả cơ thể của bạn nữa khi bạn lắng nghe người nào đó. Khi bạn thật sự lắng nghe, bạn sẽ không chỉ ngồi yên đó với đúng tư thế ấy đâu; bởi bạn đang trong "giao tiếp". Bạn đang giao tiếp bằng cả cơ thể, lời nói và tâm hồn bạn. Ví dụ, bạn giao tiếp điều mà bạn hiểu, bạn giao tiếp điều bạn tập trung hứng thú trong câu chuyện đó, bạn giao tiếp niềm cảm thông và sự đồng cảm(hay ngay cả giao tiếp sự không thoải mái của bạn, sự buồn tẻ và mất hứng thú). Bạn giao tiếp tất cả chúng khi lắng nghe.
Do đó, hãy chú tâm vào thông điệp bạn đang truyền tải. Nhớ rằng, lắng nghe là cả một quá trình liên tục và chủ động, đòi hỏi sự chú ý và tập trung. Bạn có thể làm nó trở nên sống động và tích cực hơn, bằng cách đặt thêm những câu hỏi, đưa ra những sự xác nhận khi lắng nghe và cả những gợi mở của chính mình, nhưng điều này sẽ được làm rõ sau. Hiện tại bạn chỉ cần cố gắng thực hành bước đầu tiên đã. Lắng nghe, tĩnh tại yên lặng và chú tâm.
*Bài viết được dịch tham khảo từ trang Psychcentral.com theo ngôn ngữ và giọng văn cá nhân. Xen kẽ là những đoạn trải nghiệm.
**Cám ơn các bạn đã đọc bài viết. Mình chỉ là một người rong ruổi hành trình viết để tìm kiếm chính bản thân mình. Mình viết những câu chuyện, dịch những tin tức và thể hiện ra những cảm xúc tồn tại trong mình ở cuộc sống bằng việc viết. Nếu bạn cũng là một người quan tâm tới việc phát triển bản thân mình và tìm hiểu những khía cạnh khác nhau của cuộc sống con người. Mình rất vui có thể kết nối với bạn và mời bạn qua Đường tiệm cận.