Những cô gái khi yêu thường tìm đủ mọi lí do để bỏ qua mọi lỗi lầm cho người yêu mình, chấp nhận sự đối xử không tốt của người đó vì ‘Tao thương nó thôi, chứ không thì…’ Mà cái vế đằng sau chẳng bao giờ xảy ra, nên không thèm nói đến nữa ¯\_(ツ)_/¯
Mang tiếng là thương, nhưng nếu cái thương ấy không đúng cách thì sẽ chỉ gây ra nhiều tai hại. Ví dụ như bạn cảm thấy không được tôn trọng trong tình yêu? Bạn luôn phải chạy theo người ấy? Hay là người ấy lạnh lùng bỏ đi mặc dù bạn không hề biết nguyên nhân vì sao bởi bạn đã thương người ta hết mực, hy sinh đủ thứ?
Nếu biết ‘thương’ người yêu đúng cách, bạn sẽ ở vị thế chủ động hơn trong tình yêu, bớt đi những mệt mỏi và có một mối quan hệ thăng hoa lành mạnh (*´∀`)

   1. Hiểu partner của mình là ai

Điều này nghe chừng hơi vô nghĩa, bởi có ai lại không biết người mình yêu là ai, nhà ở đâu, tên là gì? Nhưng thực tế nó lại rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến việc bạn đối xử với partner ra sao cho đúng.

Bởi hơn cả việc biết những thông tin cơ bản như trên hay những thứ vụn vặt bên ngoài thường thấy ở puppy love (tình yêu gà bông): thích ăn ở đâu, giỏi nấu món nào, chơi game gì,... thì bạn nên tìm hiểu sâu hơn tới hoàn cảnh cụ thể của người đó. Giả sử bạn yêu một cậu trai 18 tuổi, gia đình khá giả, hàng ngày chỉ có mỗi việc đi học, đi chơi sẽ khác với người mới 20 nhưng đã phải trở thành trụ cột gia đình, đi làm từ sáng tới đêm.
Hoàn cảnh ảnh hưởng rất nhiều đến con người đấy các bạn ạ. Bạn sẽ không thể đòi hỏi một người yêu bận rộn, mở mắt ra là đi làm phải đi chơi với bạn hàng ngày, nhắn tin là trả lời ngay, ‘alo là có mặt’ hay một tỉ thứ quan tâm cận kề 24/7, cuộc sống gắn liền với nhau như các cậu trai chỉ biết nghĩ đến hôm nay đi ăn đâu, nay nhậu với đứa này mai đi hút cần với thằng khác.
Hoặc một partner rủng rỉnh, gia đình có điều kiện sẽ cho bạn những thứ ở mức cao hơn mà người đang đi làm nuôi sống cả gia đình có thể chi trả. Bạn không thể (và cũng không nên) đòi hỏi người đi làm lương 5 triệu mua cho bạn nào là Dior, Chanel, LV hay tỉ thứ cao cấp khác.
Phụ nữ có quyền được chiều chuộng, đàn ông có bản năng là chu cấp, nhưng hãy là phụ nữ thông minh để hiểu được rằng đàn ông chỉ có thể chi trả cho bạn trong hoặc bằng khả năng anh ta có được ở hiện tại.
Đàn ông ai cũng muốn tiêu tiền cho người mình yêu, tuy nhiên hãy nhớ rằng thu nhập khác nhau thì mức sống cũng khác nhau. Có một người đã nói thế này: ‘Nếu lương bạn 5 triệu, bạn sẽ thấy ăn tô phở 30.000 là đủ. Nếu lương bạn 10 triệu, ăn bát 60 nghìn cũng được. Còn lương 60 triệu, tô phở 920.000 mới là thứ bạn muốn.’
Thêm một điều cần ghi nhớ rằng để trở thành người yêu tâm lý hiểu chuyện của các chàng trai, hãy chi trả một phần tình phí. Không cần cưa đôi tiền ngay trong một quán lẩu, có thể anh trả vé xem phim này, khách sạn này (lol) thì em trả tiền cà phê, tiền bỏng nước. Đừng để partner phải lo lắng bởi ‘tình phí mùa yêu’ tăng cao (っ˘ڡ˘ς) 
Còn nếu bạn đang ở trong mối quan hệ với một gã giàu có, thì đừng ngại để anh ta chiều mình, chỉ cần không đòi hỏi vô lí mà thôi, vì nếu không hắn ta sẽ đi chiều người khác. 
Nghe thì phân chia như thế, nhưng đơn giản là hiểu xem người đó có những trách nhiệm gì, thời gian rảnh là bao nhiêu, có những mối quan hệ và gánh nặng nào để quyết định những ‘đòi hỏi’ hợp lý.

Đọc thêm:


   2. Thiết lập và khẳng định những quy tắc


Sau bước 1, hẳn bạn đã có cái nhìn khách quan về partner của mình thì giờ đến bước 2 thôi! Đơn giản là thiết lập những ‘đòi hỏi’ ở trên thành bộ quy tắc cho bản thân.
Bắt đầu từ những thứ đơn giản nhất như thời gian: thời gian trả lời tin nhắn, điện thoại (cái này nghe thì ngớ ngẩn nhưng ảnh hưởng tâm trạng các cô gái khi yêu lắm nhé), thời gian có mặt hay gặp nhau. Một người bận rộn đi làm cả tuần sẽ có quỹ thời gian ít hơn và đặc thù công việc cũng ảnh hưởng nhiều hơn.
Đối với điều này thì mình có một quy tắc là: Thời gian phân bố cho bạn bè và cho mình sẽ phải đồng đều nhau. Anh đi với bạn bè một buổi, thì anh cũng nên dành cho em một buổi.
Quy tắc này lựa chọn một đối tượng khác là bạn bè, bởi gia đình hay công việc thì không thể so sánh được rồi. Nói chung là hãy quan sát để thông cảm và đưa ra giới hạn hợp lý.
Tiếp đến là những vấn đề thuộc về tính cách, tâm lý của partner. Yêu một người hoàn toàn bình thường sẽ khác với người có bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực,.. Bạn có thể nhõng nhẽo nũng nịu, cãi nhau hơn thua đúng sai với người bình thường, nhưng với partner mà bạn biết chắc chắn có bệnh tâm lý (tốt hơn là đã được chuẩn đoán) thì bạn nên trở thành chỗ dựa cho họ. Thường họ sẽ đưa ra những lí do dựa trên cảm xúc hơn là logic, và bạn phải là người ngược lại kiềm chế họ, giúp họ bình tĩnh.
Hoặc bạn rất ghét việc phải chờ đợi nhưng partner lại thường xuyên tới trễ. Thì thay vì bực tức bạn thử nghĩ lại xem anh ấy có phải kiểu người muộn-với-tất-cả-mọi-thứ không, chứ không chỉ muộn khi đi với bạn.
Đó là những trường hợp đặc biệt, còn với một partner tiêu chuẩn bình thường, bạn có thể đặt những quy tắc cao hơn. Với người rảnh rỗi hơn thì gặp nhau nhiều hơn, trả lời tin nhắn nhanh hơn, đại loại là trong tầm kiểm soát và chiều chuộng bạn hơn. Chứ bận làm việc không thể đi đón bạn kịp khác với mải chơi mà biến mất nhé.
Một người đàn ông, nếu không thể đạt được những tiêu chuẩn căn bản của bạn, tại sao lại được bạn cho cái quyền làm tổn thương bạn, hay nói rõ hơn, là tại sao lại có cơ hội đạt được tình yêu của bạn?
Nếu một người đàn ông không gọi cho bạn như đã hẹn, bỏ anh ta. Nếu một người đàn ông không bao giờ nhấc máy khi bạn cần, bỏ anh ta. Nếu một người không tôn trọng mẹ mình, bỏ anh ta.
Cho dù anh ta giàu có hay rất đẹp trai. Điều quan trọng là cách ứng xử của anh ta.
Tóm lại là từ bước 1, bạn đã có thể nhận định hợp lý rồi. Tuy nhiên cho dù người ấy có là ai, bạn cùng cần xây dựng những quy tắc hợp lý về mức độ tôn trọng mà anh ta dành cho bạn. Ví dụ như kể cả partner có bị bệnh tâm lý, nhưng có những từ ngữ mà anh ta sử dụng hay cách đối xử với bạn không đúng thì bạn cũng có quyền khẳng định lại giá trị của mình.

Đọc thêm:

3. Học cách bình tĩnh (bao dung nhưng phải đúng cách)

Bình tĩnh ở đây không chỉ là bình tĩnh trong lúc cãi nhau, mà là trong mọi thời điểm của mối quan hệ. Bình tĩnh là điều rất cần thiết để nhận định tình huống, bởi hai con người xa lạ dù có cố đến mấy cũng không thể làm theo ý nhau 100% được nên sẽ có lúc trái ý.
Giả sử partner ‘xin phép’ để đi chơi đêm với hội bạn, có thể bạn không thích nhưng có một lời giải thích hợp lý - ‘Lâu rồi anh không đi với chúng nó’ (cũng lâu thật), ‘Hôm nay sinh nhật thằng A’, ‘Anh làm xong ở lại với anh em một tí’,... thì thôi, bạn cũng nên tôn trọng người ta, để lần sau bạn muốn đi chơi thì cũng có cớ ‘Lần trước em đã nghĩ cho anh rồi’ nhé! (っ˘ڡ˘ς)

Hay là có một đặc điểm của các bạn nữ là khi cãi nhau thường rất sốt ruột muốn liên lạc với người đó ngay, cho dù có ‘to mồm’ là ‘Tao không thèm!’ Con gái khi có mâu thuẫn chỉ mong được nói cho hả, nói rất nhiều, còn các bạn nam thì lại có đặc điểm là ‘im lặng trước có gì tính sau’. Điều này thường xuyên gây ra bức xúc cho các bạn nữ, và nhiều bạn đã chịu thua, phải tìm cách làm lành trước.
Tình huống trên sẽ không có vấn đề gì nếu bạn là người sai, tuy nhiên nếu bạn đúng - mâu thuẫn xảy ra do partner đối xử tệ với bạn và sau khi bạn nói điều đó ra, anh ta im lặng - thì làm lành trước không phải nhiệm vụ của bạn. Nếu bạn luôn là người chủ động mặc kệ những sai lầm của partner, bạn đang cho anh ta một thói quen, một đặc quyền được đối xử không tốt với bạn. Do vậy mỗi khi muốn nhắn tin làm lành trước thì hãy bình tĩnh lại nào, hít thở thật sâu và tự khẳng định rằng ‘Mình xứng đáng nhận được nhiều hơn thế’.
Một người đàn ông, cũng như một đứa trẻ trong hình dạng ‘to xác’. Nếu ta yêu chiều đứa trẻ, bỏ qua mọi lỗi lầm, cho nó mọi thứ nó muốn, đứa bé sẽ trở nên hư hỏng.
Mình nghe rất nhiều câu chuyện những người phụ nữ ‘ăn bánh vả’ hằng ngày từ chính người gần gũi nhất nhưng vẫn bỏ qua chỉ vì một chữ ‘thương’. Thôi làm ơn, nếu partner thương yêu bạn thật thì đã chẳng làm thế. Mà bạn còn khuyến khích người ta tiếp tục làm vậy bằng cách bỏ qua hết lần này đến lần khác, như thể ‘Không sao đâu em vẫn ổn anh hành hạ em tiếp đi!’ ( ಠ ͜ʖರೃ)
Mình nghĩ bạn sẽ biết đâu là ‘điểm chịu đựng’ của mình. Nếu bạn nghĩ tới một điều xấu trong mối quan hệ, ví dụ như phản bội, bạn không chấp nhận được nó, thì khi nó xuất hiện trong chính mối tình của bạn, từ bỏ nó.

   4. Xây dựng một cuộc sống độc lập

Cách tốt nhất để có thể giữ được sự bình tĩnh và tỉnh táo ở bước 3, đó là Xây dựng cho mình một cuộc sống độc lập.
Có thể bạn sẽ nghĩ rằng: ‘Có người yêu rồi còn độc lập cái gì? Dở hơi à?’ Nhưng không phải đâu nhé, hai người vẫn là hai cá thể riêng biệt, bạn đâu thể dán băng keo dính chặt vào partner rồi sống trên người anh ta cả ngày được đúng không? Quỹ thời gian là khác nhau, vì vậy thay vì chờ đợi một ai làm mình hạnh phúc, hãy tự mình hạnh phúc trước đã.
Tình yêu chứ không phải sự sở hữu.
Mình thấy rất nhiều người khi yêu tự cho mình cái quyền kiểm soát toàn bộ thời gian, mối quan hệ của ‘nửa còn lại’. Tuy nhiên chính điều này sẽ đem lại cảm giác ngột ngạt, khó thở hay ham muốn được ‘lách luật’. Có những người đàn ông trước mặt luôn ra vẻ tôn trọng, nghe lời người yêu (thậm chí là vợ) hết mực, nhưng đằng sau thì ngọt ngào, khoác vai hẹn hò hết em này đến em khác. Nắm càng chặt thì càng dễ mất, hãy đưa ra những quy tắc của bạn cho người ta, và để họ có ý thức chấp hành nó, thay vì trói tay họ lại dắt theo bạn.

Một tuần 7 ngày thì 1-2 buổi đi chơi với partner cũng đã là thời gian hợp lý (nếu người đó bận rộn). Hãy nhớ lại rằng trước khi có partner bạn đã sống như thế nào, có những người bạn nào đi chơi cùng, có công việc gì để tiếp tục duy trì nó ngay khi ở trong một mối quan hệ.
Nếu thế giới của bạn chỉ có một người, mà partner lại có nhiều người, thì bạn sẽ chỉ để tâm một, anh ta phải để tâm mười, nhưng không phải ai đúng ai sai. Điều bạn sai là đem hết hạnh phúc và niềm vui của bạn đặt lên vai một người khác. Nếu bạn là người hướng nội không thích giao tiếp, cũng chẳng sao, hãy tiếp tục tận hưởng quãng thời gian một mình như trước: nghe nhạc, xem phim, viết lách, pha trà,..
Có một cuộc sống độc lập không chỉ giảm bớt gánh nặng đặt trên partner, bớt đi những ngóng chờ, kỳ vọng quá mức và thất vọng của bạn mà còn giúp bạn duy trì những cơ hội phát triển bản thân của chính mình. Yên phận trong một mối quan hệ đôi khi sẽ làm người ta trở nên lười biếng: lười tập thể dục, lười đi du lịch khám phá, lười học tập mở mang tri thức.
Đôi lúc ta cũng nghĩ rằng ‘Bây giờ có thế nào người ta vẫn yêu mình thôi’ hoặc bởi có những partner nói rằng ‘Em không cần giảm cân em vẫn xinh mà’. Nhưng bạn đẹp là cho bạn, bạn thông minh là cho bạn trước tiên chứ không vì một ai khác. Nói gở mồm nhỡ đến ngày người ta bỏ đi, thì có phải bạn đã thụt lùi bao nhiêu so với những người khác? Tự rèn giũa bản thân sẽ đảm bảo rằng chính bạn và người xung quanh sẽ nhận thấy sự thu hút của bạn, do đó sẽ khiến partner càng trân trọng bạn hơn.
Đây là bài viết đầu tiên trong series ‘How To Have A Healthy Relationship’ của mình cũng là bài đầu trên Spiderum luôn. Việc phát hiện ra nền tảng này và mò mẫm những bài viết của anh trùm Please, của Gausp, Diep_phong hay những người viết có tâm khác đã làm mình hào hứng viết trở lại. Mình sẽ không đem những ngôn tình cổ tích đến Spiderum, mà ngược lại là những kĩ năng thực tế để bạn có thể master trong mối quan hệ và cuộc sống của mình :>
Hy vọng được các bạn ủng hộ ạ (▰˘◡˘▰)