Làm sao để trẻ em hiểu được ý nghĩa của sự giúp đỡ.
Chào mọi người! Mình vốn không phải là người giỏi về viết lách cho lắm. Có thể là do cách viết của mình nó không được hay và thể hiện...
Chào mọi người! Mình vốn không phải là người giỏi về viết lách cho lắm. Có thể là do cách viết của mình nó không được hay và thể hiện được đúng với nội dung mà mình muốn nói. Nhưng hôm nay mình muốn kể 1 câu chuyện. Đây không phải câu chuyện của mình. Nhưng khiến mình suy nghĩ.
1 tiền bối ở cơ quan mình. Anh ấy có 3 cậu con trai hơn nhau 2 tuổi. Cậu cả học lớp 5, cậu 2 học lớp 3 và cậu út học lớp 1 cùng 1 trường tiểu học. Lâu lâu anh em có ngồi tâm sự về cuộc sống gia đình, và anh kể cho mình nghe về việc đóng góp hỗ trợ 1 bạn bị mắc bệnh hiểm nghèo trong trường. Và giáo viên đề nghị mỗi học sinh đóng góp 500 ngàn/1 em. chẳng có gì đâng nói nhưng trong hoàn cảnh covid này anh ấy gánh 3 cậu con trai. Trong khi anh ấy thì bị chậm lương, vợ thì tạm nghỉ việc. Và tất nhiên anh ấy vẫn chấp nhận đóng 500 ngàn/ 1 em cho 3 cậu con trai là 1 triệu rưởi để con mình không phải xấu hổ trước mặt bạn bè. Sự việc cũng chẳng có gì to tát nhưng nó khiến mình suy nghĩ rằng đây là học sinh ủng hộ giúp đỡ hay là 1 cách ép buộc phụ huynh phải giúp đỡ. Sẽ hay hơn nếu giáo viên chủ nhiệm nói, mỗi phụ huynh ủng hộ 500 ngàn sẽ hay hơn là mỗi học sinh ủng hộ 500 ngàn. Học sinh thì lấy đâu ra tiền. Chúng lại ngửa tay xin tiền bố mẹ thôi, trong lúc covid này 1 triệu rưỡi cũng là 1 con số không nhỏ. Nhưng anh vẫn đóng góp đầy đủ vì sợ con mình sẽ xấu hổ với bạn bè khi mà danh sách đóng góp được giáo viên chủ nhiệm cong khai. Đây là câu chuyện của 1 anh tiền bối.
Còn tôi, tôi đã suy nghĩ, giúp đỡ những người đang gặp khó khăn là 1 việc nên làm nhưng cách giúp đỡ của trường này liệu có đúng không? Sự giúp đỡ này có khiến cho các em học sinh hiểu đk ý nghĩa của sự tương thân tương ái không? Tôi nghĩ là không. Nó tạo ra 1 cái văn hóa ăn sẵn là ngửa tay xin tiền phụ huynh.
Ngày còm là học sinh, năm nào học nhà trường cũng tổ chức kế hoạch nhỏ. Có thể là thu gom giấy loại, có thể là quyên góp quần áo không sử dụng nữa.... và các giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn chúng tôi cách phân loại giấy loại, cách phân biệt quần áo không còn sử dụng nữa, lúc đó thiếu thốn và quá nhỏ để ý thức được cái nào còn sử dụng cái nào không. Tôi chỉ về và nói với mẹ. "Mẹ ơi! trường con cô giáo nói làm kế hoạch nhỏ, quyên góp quần áo không còn sử dụng để ủng hộ các bạn". Mẹ tôi lấy ra các bộ quần áo của tôi mà lâu nay tôi không dùng, 2 mẹ con ngồi chọn và để tôi thích bộ nào thì dữ lại. Chúng tôi làm kế hoạch nhỏ để giúp đỡ các bạn khó khăn như vậy đấy. Nhưng điều tôi học được là sự quan tâm, yêu thương, dạy bảo đúng cách từ các thầy cô và mẹ. Và chúng tôi không phải đóng góp 1 nghìn nào, tất cả là tự tay chúng tôi tự chuẩn bị, từ tấm lòng của những cậu bé cô bé đk dạy vêg tương thân tương ái.
Tôi vẫn biết, các trường vẫn còn làm kế hoạch nhỏ vho học sinh, nhưng thay vì để học sinh tự làm, nhiều trường đã có phương án đóng tiền cho xong (gọi là KPI đi). Điều này làm tôi phải suy nghĩ lại cách sau này mình sẽ dạy con như thế nào để nó hiểu được ý nghĩa thực sự của sự tương thân tương ái chứng không phải kiểu ăn liền như nhiều trường hợp bây giờ.
Bố tôi vẫn hay nói "Của cho không bằng cách cho".
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất