img_0
Để Mình kể bạn nghe câu chuyện về cái Bẫy Lúa Mì.
    Ngày xửa ngày xưa, loài người đang đi đây đi đó bứt quả cây săn thú rừng thì một loài thực vật đã thao túng con người, bắt họ phải trồng và chăm sóc chúng. Để ngày nay ta có lúa và ngũ cốc.
Làm sao chúng làm được như vậy? Đó là nhờ vào thời kỳ ấm lên sau kỷ băng hà. Ấm hơn, mưa nhiều hơn và lúa mì cùng các loại ngũ cốc khác cũng mọc nhiều hơn, con người bắt đầu ăn chúng nhiều hơn. Để ăn được ngũ cốc thì họ phải chọn lọc, đem về khu trại sơ chế và nấu, trong quá trình đó đã làm rơi nhiều hạt bên đường. Từ đó bọn chúng mọc nhiều hơn xung quanh khu vực con người hay lui tới. Thời kỳ đầu, con người thấy rằng có vẻ như ở yên một chỗ trồng ngũ cốc thì sẽ có được nguồn thực ổn định, dồi dào hơn. Họ nghĩ ra các cách để trồng lúa và ngũ cốc năng suất hơn như cày xới đất đai, nhổ cỏ dại, bảo vệ chúng khỏi sâu bệnh, tưới nước và bón phân. khi càng tập trung vào việc trồng trọt, họ càng ít có thời gian để đi săn và hái lượm hơn. Và dần dần những con vượn hái lượm trở thành nông dân.
Đúng là trồng lúa và ngũ cốc thì đảm bảo được nguồn cung thực phẩm ổn định và dồi dào, nhưng mà, họ k ngờ rằng, khi k phải đi xa nữa, thì họ cũng mắn đẻ hơn. Những đứa trẻ sinh ra cai sữa rất sớm vì trồng trọt rất hao người, chúng ăn cháo nấu loãng, k như thời kỳ trước đây ăn đủ thứ, giờ chỉ có một vài loại thực vật cung cấp chủ yếu là tinh bột. Họ phải chịu đói vì số lượng người tăng nhanh, và cả dịch bệnh khi họ suy dinh dưỡng. Tỷ lệ trẻ em chít cũng cao hơn, nhưng số người vẫn tăng vì sự gia tăng tỷ lệ sinh vẫn cao hơn tỉ lệ tử vong.
Giống như thành công kinh tế của một công ty được đo bằng số tiền chứ k phải hạnh phúc của người làm công, sự tiến hoá của loài người thời kì này cũng như zậy, mặc dù chẳng vui vẻ nhưng mà đẻ được nhiều thì cứ triển thôi. Nhìn chung thì con người thời kỳ làm nông này sống khổ hơn thời kỳ trước đó, chế độ ăn thiếu chất kèm theo việc phải làm việc cật lực hơn. 
Dù vậy nhưng không ai nhận ra là họ đang phải sống khổ hơn cả, mỗi thế hệ sau lại sống cuộc đời giống thế hệ trước, chỉ có một số cải thiện nhỏ trong cách làm việc. Nghịch lý ở đây là, dù cải tiến để nhằm khiến cuộc sống dễ chịu hơn, nhưng lại khiến cuộc sống người nông dân vất vả hơn. Bất cứ khi nào họ quyết định làm thêm một chút công việc, vd, cày xới đất đai thay vì rải hạt lên bề mặt, con người đều nghĩ: “Ta sẽ phải làm việc vất hơn, nhưng thu hoạch sẽ nhiều hơn. Con cái chúng ta sẽ k bao giờ nhịn đói đi ngủ nữa.” Đúng đấy nhỉ, nếu bạn làm việc chăm chỉ hơn thì bạn sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn, đó là kế hoạch:)). Phần đầu tiên của kế hoạch diễn ra suôn sẻ, nhưng họ không đoán được rằng, số trẻ con sẽ tăng lên nhanh chóng, nghĩa là cần nhiều lương thực hơn. Cũng chưa ai dạy họ rằng, nuôi con bằng cháo loãng thay vì sữa mẹ thì sẽ khiến hệ miễn dịch của chúng yếu đi, cùng với việc định cư sẽ tạo thành những ổ bệnh truyền nhiễm. Họ cũng k thấy được việc phải phụ thuộc vào một vài loài thực vật ưa nước này sẽ khiến họ dễ chít đói khi những đợt hạn hán khắc nghiệt xảy ra. Và nếu họ dự trữ lương thực, thì đó sẽ là cám dỗ cho những kẻ trộm cắp và lười biếng… quá nhiều thứ phiền toái. 
vậy sao họ k bỏ vào rừng sống lại những năm tháng tươi đẹp như tổ tiên của họ? Một phần là vì phải cần đến nhiều thế hệ thì những thay đổi nhỏ mới đủ sức biến đổi cả xã hội, đến lúc này rồi thì k còn ai nhớ rằng con người đã từng sống rất khác. Và phần nữa vì sự gia tăng dân số đã làm cho nhân loại k còn trở về như trước được nữa. Trồng trọt đem lại nguồn thực lớn trên quy mô diện tích nhỏ hơn, nên con người đã sống đông đúc trong diện tích nhỏ hơn, nếu quay về hái quả cây mỗi mùa một lần, săn thú rừng để ăn thì không bao lâu cả đám sẽ chết đói. Ai sẽ nguyện chết đói cho những ng khác sống sót? Không ai cả, cho nên họ bắt buộc phải đi theo vết domino đổ.
    OK, vậy thì con người thời CM Nông nghiệp thì liên quan gì đến chúng ta ngày nay, chả phải họ đã chít hết rồi sao? Bạn có nhận ra rằng chúng ta cũng giống họ không? Ý tui là, chúng ta đều là người, 12000 năm tiến hóa thì chả khiến chúng ta khác họ chút nào đâu, có chăng sạch hơn và biết rửa bát sau khi ăn cơm thôi. Con người thời kỳ đó mắc vào bẫy của lúa mì - thức ăn, ngày nay, chúng ta mắc vào cái bẫy của thông tin - kiến thức.  
    Thông tin - kiến thức từng được xem là sức mạnh, nhưng mà bây giờ quá nhiều thông tin lại là một vấn đề. Lên cỗ máy thời gian chút nữa nhé. 
Quay về hơn 500 năm trước, tri thức là thứ vô cùng xa xỉ, chúng được giam dữ trong những cuốn sách và dường như chỉ dành cho những ai sở hữu. Nếu muốn tìm hiểu thứ gì bắt buộc bạn phải phụ thuộc vào những người đó. Nhưng rồi, vào giữa thế kỷ 15, máy in ra đời khởi đầu một cuộc cách mạng thông tin chưa từng có. Trước đây những quyển sách được viết tay mất rất nhiều thời gian và công sức, lên đến hàng tháng, thậm chí hàng năm trời, nhưng với máy in thời đó, hàng trăm bản chỉ cần có vài tuần. Sách đã dễ dàng tiếp cận hơn bao giờ hết, tri thức được phổ cập rộng rãi, con người có cơ hội tìm kiếm thông tin-kiến thức, suy ngẫm về thế giới, họ dần tự suy nghĩ thay vì chấp nhận những thứ được dạy, đặt nền móng cho sự phát triển vượt bậc của khoa học và triết học.
Thế kỷ 19 - 20 cách mạng công nghệ - thông tin bùng nổ, những phát minh như báo, điện tín, radio, truyền hình đã thay đổi hoàn toàn cách con người tiếp cận tri thức: nhanh, đa dạng, phong phú, không giới hạn khoảng cách. Trước giai đoạn này, thông tin - kiến thức bị giới hạn về khoảng cách địa lý và thời gian vì giới hạn về công nghệ, cơ sở hạ tầng. 
Bây giờ, cách thức truyền tải thông tin không bị phụ thuộc vào tốc độ di chuyển của con người nữa, nó có thể truyền đi khoảng cách rất xa, phủ rộng toàn cầu, cung cấp thông tin về mọi mặt đến hàng triệu người. Thông tin nhìn chung không chỉ để nâng cao nhận thức về thế giới của con người, mà nó còn để phục vụ nhiều mục đích khác nữa. Giải trí, thư giãn, kết nối xã hội, phát triển bản thân,… Thông tin theo đó mà cũng phát triển để đáp ứng những nhu cầu này. Tuy nhiên, thông tin phát triển đồng thời cũng đi kèm sự ra đời của thông tin sai lệch và tin giả. Thậm chí trong thời kỳ chiến tranh, truyền thông trở thành công cụ để thao túng, định hình nhận thức cộng đồng. 
Cuối tk 20 đến nay, khi internet, smartphone ra đời đã thực sự thay đổi cách con người tiếp cận thông tin toàn diện nhất từ trước tới nay. Trước đây, chúng ta tiếp cận thông tin dựa vào những nguồn gián tiếp, bị giới hạn về không thời gian như sách báo, truyền hình hay radio. Bây giờ, chỉ với chiếc điện thoại có internet là có thể tiếp cận với hàng tỷ nguồn thông tin trên toàn cầu ngay lập tức, cập nhật tin tức thời gian thực và tự do tìm kiếm kiến thức trên internet. Ngoài ra, tính cá nhân hóa của các nền tảng trực tuyến giúp việc tìm kiếm, lưu trữ và chia sẻ nội dung phù hợp với sở thích, nhu cầu dễ dàng hơn trước rất nhiều. Đồng thời, với sự ra đời của mạng xã hội và các ứng dụng liên lạc giúp con người kết nối, trao đổi ý kiến với nhau dễ dàng hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên việc dễ dàng tiếp cận thông tin như vậy vô tình khiến người dùng hiện nay đang bị nhấn chìm bởi quá nhiều nội dung khác nhau. Hơn thế nữa, với các thiết bị thông minh ngày nay, mọi người không chỉ có thể truy cập thông tin không giới hạn, mà còn có thể tạo ra thông tin nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi. Với sự hỗ trợ của AI thì tốc độ “sản xuất” còn kinh khủng hơn nữa. khi tiếp cận lượng thông tin khổng lồ kinh khủng khiếp đảm tởm lợm như vậy, thay vì suy nghĩ độc lập, nhiều người tiếp cận thông tin một cách bị động, hời hợt, tiêu thụ thông tin nhanh nhưng ít kiểm chứng, dễ bị dụ bởi thông tin giả và giật gân. Chúng ta đang đối mặt với sự bùng nổ thông tin nhanh và áp đảo nhất lịch sử, như cách mà lúa mì và cây ngũ cốc đã vươn lên và thao túng chúng ta.
img_1
Cách mạng nông nghiệp từng hứa hẹn một cuộc sống dễ dàng ổn định hơn nhưng lại khiến con người vất vả hơn, chất lượng cuộc sống giảm đi. Liệu điều tương tự có xảy ra với CM Thông Tin ngày nay? Là lời hứa hẹn giúp loài người thông minh hơn, mang lại nhiều cơ hội, thúc đẩy sự tiến bộ cho xã hội hay lại khiến chúng ta mơ hồ, thụ động và phụ thuộc nhiều hơn vào chúng. Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào cách chúng ta sử dụng chúng.
Vậy làm sao chúng ta hạn chế được tác, tận dụng tối đa lợi ích mà cuộc cách mạng này mang lại?
Bản thân mình đây cũng chỉ là một con người nhỏ bé trong cả tỷ con người ngoài kia đang sử dụng internet mỗi ngày, mình xin chia sẻ những cách mà mình áp dụng để tránh sự quá tải thông tin và tối ưu lợi ích mà những tiến bộ khoa học của nhân loại đem lại cho mình.
Một trong những cách đơn giản mà hiệu quả nhất mình thường dùng đó là: tự hỏi rằng mình cầm cái điện thoại lên để làm gì? Nếu muốn thả lỏng một chút trong giờ làm việc thì tốt nhất không lướt mạng xã hội hay nội dung, thay vào đó có thể nghe một bài nhạc yêu thích hoặc đứng dậy và vận động một chút, ngắm nhìn bầu trời và cây cối nếu có thể. Còn muốn thư giãn sau một ngày hay một tuần làm việc căng thẳng thì sao? Những cuốn sách hay, những bộ phim ý nghĩa giàu cảm xúc nuôi dưỡng và làm phong phú cho tâm hồn. Những nguồn đó vừa giúp mình thư giãn, tái tạo mà vẫn đem lại nhiều giá trị lâu dài tích lũy theo thời gian chứ không nhất thời, hời hợt và làm mình thêm mệt mỏi, kiệt sức.
Ngoài ra, mình cũng unfollow những nội dung không có giá trị, nhảm nhí và khiến mình có nhận thức lệch lạc. Bù vào đó mình xem thông tin chính thống từ nguồn uy tín, những người làm nội dung chất lượng hướng đến cộng đồng. Mình cũng quan tâm tin tức thời sự cho mình cái nhìn toàn cảnh về nhiều mặt trong cuộc sống. Bỏ đi những cái không tốt trước mới có chỗ cho những cái tốt hơn được chứ.
img_2
Quan trọng nhất, kết nối với chính mình. Khi bạn thật sự hiểu bạn cần và muốn gì, bạn sẽ bỏ qua tất thảy mọi thứ không quan trọng và chỉ muốn tập trung cho những điều đó nữa thôi.