LỊCH SỬ DẠY CHO CHÚNG TA BIẾT KHÔNG CẦN CHÍNH PHỦ LỚN ĐỂ DỌN DẸP THẢM HỌA
** Tại sao chúng ta lại cho rằng các cơ quan liên bang phải dẫn đầu sau một thảm họa tự nhiên ** >Tác giả: Chris Edwards >Chuyển...
** Tại sao chúng ta lại cho rằng các cơ quan liên bang phải dẫn đầu sau một thảm họa tự nhiên **
>Tác giả: Chris Edwards
>Chuyển ngữ: LW
>Chuyển ngữ: LW
- Trong siêu bão Harvey, nhiều phóng viên và nhà bình luận dường như thừa nhận các cơ quan liên bang phải đi đầu trong việc giải cứu thành phố. Và ngay cả trước khi mực nước đã rút đi ở Houston, các chính trị gia liên bang đã hứa hẹn hàng tỷ đô la viện trợ.
- Tuy nhiên, sự can thiệp với quy mô lớn của liên bang trong các thảm hoạ tự nhiên chúng ta đã thấy trong và sau các thảm họa Katrina, Sandy, và Harvey là một hiện tượng tương đối gần. Những thập kỷ qua, khu vực tư nhân đã giải quyết nhiều vấn đề thiên tai và việc tái xây dựng. Quân đội Hoa Kỳ và Cảnh sát Quốc gia đóng vai trò quan trọng trong thiên tai, nhưng các nhóm từ thiện tư nhân và doanh nghiệp là trung tâm để ứng phó thảm họa và tái xây dựng trong lịch sử Hoa Kỳ.
- Trong bài tiểu luận này, tôi thảo luận về các ứng phó trước thiên tai trong quá khứ. "Trận động đất và hỏa hoạn ở San Francisco năm 1906" và "trận lụt vào Lễ Phục Sinh năm 1913" cho thấy rõ sự hỗ trợ ấn tượng của khu vực tư nhân trải qua những tai ương trong quá khứ.
1. Trận động đất và hỏa hoạn ở San Francisco năm 1906
- San Francisco đã bị động đất và hỏa hoạn lớn vào năm 1906 phá hủy 80 phần trăm thành phố và giết chết khoảng 3.000 người. Ít nhất 225.000 người trong số 400.000 người trong thành phố trở thành người vô gia cư, và 28.000 tòa nhà sụp đổ.
- Trận động đất ở San Francisco được nhớ đến không chỉ bởi sự tàn phá khủng khiếp mà nó gây ra mà còn là việc tái xây dựng thành phố nhanh đáng kể. Hơn 200.000 cư dân ban đầu đã rời khỏi thành phố, nhưng dân số đã khôi phục lại mức trước động đất chỉ trong vòng 3 năm, và người dân nhanh chóng xây dựng lại khoảng 20.000 tòa nhà.
- Sự ứng phó của khu vực tư nhân đối với thảm hoạ này cực kỳ ấn tượng. Hỗ trợ tự nguyện đổ vào từ khắp đất nước. Ví dụ như, John D. Rockefeller, Andrew Carnegie và W.W. Astor, mỗi người đã quyên góp 100.000 đô la. Các nhóm từ thiện, bao gồm Cứu Thế Quân (một hệ phái Tin Lành, cũng là một tổ chức xã hội với các hoạt động từ thiện được tổ chức giống mô hình quân đội) và Hội Chữ thập đỏ, đóng một vai trò lớn trong nỗ lực cứu trợ. Công ty chăm sóc sức khoẻ và sản phẩm gia đình “Johnson and Johnson” đã nhanh chóng chất những toa xe lửa đầy đủ các dụng cụ y tế được quyên góp và gửi chúng đến San Francisco.
- Ngành bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc tái xây dựng. Khoảng 90 phần trăm cư dân San Francisco đã có bảo hiểm hỏa hoạn từ hơn 100 công ty khác nhau. Các công ty đã phải trả 225 triệu USD tiền bảo hiểm, tương đương với lợi nhuận toàn ngành bảo hiểm Mỹ đã kiếm được trong 4 thập kỷ trước đó.
Các khoản thanh toán bảo hiểm tổng cộng khoảng 90 phần trăm số tiền nợ, vì chỉ một số công ty tương đối nhỏ đã phá sản.
Các khoản thanh toán bảo hiểm tổng cộng khoảng 90 phần trăm số tiền nợ, vì chỉ một số công ty tương đối nhỏ đã phá sản.
- Hệ thống ngân hàng đã bị tàn phá, gần như tất cả các tòa nhà ngân hàng của San Francisco bị phá hủy. Ngân hàng nhỏ thuộc sở hữu của Amadeo Giannini, mà ông chỉ mới mở hai năm trước, cũng sụp đổ. Nhưng Giannini đã có thể giải cứu vàng và chứng khoán của mình, và ngày hôm sau ông mở cửa kinh doanh trên một bến tàu tại vịnh San Francisco. Sự phản ứng nhanh chóng của ông và sự sẵn sàng cung cấp khoản vay cho tất cả các loại người sau thiên tai đã giúp ông nhận được sự tôn trọng của thành phố. Ngân hàng của ông cuối cùng trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, Ngân hàng Hoa Kỳ.
- Một câu chuyện ấn tượng khác là của công ty Đường sắt Nam Thái Bình Dương, nơi ngay lập tức hoạt động và cung cấp di tản miễn phí cho hơn 200.000 cư dân thành phố đến bất kỳ nơi nào trong nước. Trong vòng năm ngày kể từ trận động đất, công ty đã chất đầy hành khách trong 5.783 toa xe lửa rời khỏi thành phố. Chủ tịch công ty miền Nam Thái Bình Dương Edward Harriman đã ứng phó thiên tai với ưu tiên cao nhất về phần mạng lưới đường sắt của ông ấy. Chỉ một ngày sau trận động đất, toa xe lửa đầu tiên của ông có đầy đủ các đồ tiếp tế khẩn cấp đã rời Omaha đến San Francisco. Bản thân Harriman đã quyên góp 200.000 đô la cho các nỗ lực cứu trợ.
- Còn phản ứng của chính phủ đối với trận hỏa hoạn ở San Francisco? Thành phố đã không may phải chịu đựng nhiều năm từ một chính quyền địa phương thối nát. Tin tốt là ngay sau khi trận động đất xảy ra, các công dân lãnh đạo đã hình thành chính phủ thành phố mới gọi là "Ủy ban 50," được cho là có phản ứng thiên tai rất có tổ chức và hiệu quả. Về phần mình, Quốc hội chỉ dành 2,5 triệu đô la để cứu trợ cho San Francisco, tầm 50 triệu đô la Mỹ vào ngày nay.
Tổ chức liên bang chính ứng phó là Quân đội Hoa Kỳ, đã nhanh chóng kiểm soát thành phố, cung cấp nước, thức ăn, lều bạt và các vật phẩm cứu trợ khác. Trong vòng năm giờ sau trận động đất, quân đội đã có 1.500 quân trong thành phố. Một số hành động của Quân đội đã gây tranh cãi, nhưng phản ứng nhanh chóng của chỉ huy cơ sở Presidio gần đó là một ví dụ về các nguồn lực địa phương và ra quyết định ở địa phương sau thảm hoạ quan trọng như thế nào.
2. Trận lũ lớn vào Lễ Phục Sinh năm 1913
- Trận lũ lớn vào Phục Sinh vĩ đại năm 1913 đã tàn phá một khu vực khổng lồ là một trong những thảm họa phổ biến và gây thiệt hại lớn nhất từng xảy ra ở Hoa Kỳ. Gió mạnh và lũ lụt gây ra sự tàn phá và hơn 1.000 người tử vong trên khắp 14 tiểu bang từ Vermont đến Alabama. Quân đội Mỹ đã hỗ trợ các hoạt động cứu trợ, và Bộ Quốc phòng được huy động ở nhiều bang. Người Mỹ ứng phó bằng những đóng góp to lớn cho Hội Chữ thập đỏ và những tổ chức từ thiện khác cứu trợ các nạn nhân.
- Ohio là tiểu bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất, và Dayton có lẽ là thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Nó được xây dựng trên một vùng ngập, vì vậy khi hệ thống đê bao của thành phố sụp đổ nó đã dẫn đến lũ lụt thảm khốc. May mắn cho Dayton, nó là nhà của Công ty Tiền Mặt Quốc gia (NCR) dưới thời Tổng thống John Patterson. Nhìn thấy thảm họa lũ lụt sắp xảy ra, Patterson đã nắm lấy thế chủ động và NCR trở thành nhà tài trợ trung tâm và là người tổ chức cứu trợ trong thành phố.
- NCR đã xây dựng 300 tàu thuyền để cứu nạn nhân lũ lụt, tổ chức các đội tìm kiếm và cung cấp bữa ăn và nơi ẩn náu cho hàng ngàn người. Vào ngày cao điểm, nhà bếp của NCR đã cung cấp bữa ăn cho 83.000 nạn nhân lũ lụt. Trụ sở NCR cũng trở thành cơ sở của hoạt động cho Hội Chữ thập đỏ và Bảo vệ Quốc gia Ohio.
- John Patterson là một nhà lãnh đạo thú vị. Ông đã thiết lập các phòng khám quản lý sáng tạo và khai sáng, như cung cấp một loạt vùng rộng cho giải trí và tiện nghi y tế cho người lao động. Nhưng ông cũng là một doanh nhân hung hãn, ông và các giám đốc điều hành khác của NCR đã bị kết tội vi phạm luật chống độc quyền của liên bang chỉ vài tuần trước khi xảy ra trận lụt, mặc dù điều này đã bị bác bỏ. Các nhà lãnh đạo NCR dường như đã nhìn thấy cơ hội để cứu mình trước mắt cộng đồng, và những nỗ lực đáng ghi nhận của họ để cứu thành phố của họ trong suốt trận lụt đã làm họ nhận được sự khen ngợi trong cả nước.
- Nhà sử học Trudy Bell đã viết chi tiết về thiên tai năm 1913. Một trong những phát hiện của cô là có sự từ chối nhận viện trợ rộng rãi của các cá nhân và cộng đồng bị ảnh hưởng, rõ ràng là do các chuẩn mực văn hoá vào thời điểm đó về niềm tự hào của cá nhân và niềm tin vào việc tự đứng trên đôi chân của chính mình. Một số người và cộng đồng thậm chí đã trả lại số tiền không sử dụng viện trợ mà họ đã nhận được sau thảm hoạ. Những ngày này, thật đáng buồn, tình hình ngược lại: thông thường có rất nhiều dối trá trong các chương trình cứu trợ sau thiên tai.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
#Nguồn: https://fee.org/…/history-shows-we-dont-need-big-governme…/…
#Web: https://svdichthuat.wordpress.com/
#Web: https://svdichthuat.wordpress.com/
#Facebook: https://facebook.com/transocument/
#LW
#LW
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất