LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẮT ĐẦU SỰ NGHIỆP CODER ??? [1]
Phần 1: Chọn ngôn ngữ Quyết định lĩnh vực bạn quan tâm. Bạn có thể tiến hành học bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào (mặc dù có một số được...
Phần 1: Chọn ngôn ngữ
Quyết định lĩnh vực bạn quan tâm. Bạn có thể tiến hành học bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào (mặc dù có một số được cho là "dễ" hơn những ngôn ngữ khác), bạn nên tự hỏi bản thân xem mục đích học ngôn ngữ lập trình là gì. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định theo học loại ngôn ngữ lập trình nào và cung cấp điểm khởi đầu tốt.
Nếu quan tâm đến phát triển web, bạn sẽ phải học loại ngôn ngữ khác hoàn toàn với loại dùng để tạo chương trình máy tính. Phát triển ứng dụng điện thoại yêu cầu nhiều kỹ năng khác với lập trình máy móc. Toàn bộ quyết định sẽ ảnh hưởng tới hướng đi của bạn.
Cân nhắc việc bắt đầu với một ngôn ngữ "đơn giản". Dựa trên quyết định của bản thân, bạn có bắt đầu học ngôn ngữ cấp cao, nhưng đơn giản hơn. Ngôn ngữ này đặc biệt hữu ích với người mới vì chúng cung cấp những khái niệm cơ bản và quá trình tư duy mà bạn có thể áp dụng vào bất kỳ ngôn ngữ nào.
Hai loại ngôn ngữ phổ biến nhất trong hạng mục này là Python và Ruby. Cả hai đều là ngôn ngữ hướng tới ứng dụng web, sử dụng cú pháp rất dễ đọc.
"Hướng đối tượng" nghĩa là ngôn ngữ được xây dựng từ các khái niệm của "đối tượng" đó, hoặc từ dữ liệu thu thập và thao tác của đối tượng. Đây là khái niệm được sử dụng trong nhiều ngôn ngữ lập trình nâng cao như C++, Java, Objective-C và PHP.
Đọc hướng dẫn cơ bản của nhiều ngôn ngữ khác nhau. Nếu bạn vẫn chưa biết mình nên bắt đầu học loại nào, hãy đọc qua hướng dẫn của một vài ngôn ngữ khác nhau. Nếu bạn thấy loại nào dễ hiểu hơn thì hãy thử học loại đó trước. Có vô số hướng dẫn ngôn ngữ lập trình từ các nguồn trên mạng :
Python - Một ngôn ngữ tuyệt vời để bắt đầu làm quen với lập trình, vô cùng mạnh mẽ khi bạn đã quen dùng. Được sử dụng cho nhiều ứng dụng web và trò chơi.
Java - Được sử dụng trên vô số chương trình từ trò chơi tới ứng dụng web, và cả phần mềm ATM.
HTML - Điểm khởi đầu quan trọng của bất kỳ nhà phát triển web nào. Thành thạo HTML là điều thiết yếu trước khi chuyển sang phát triển web.
C - Một trong những ngôn ngữ lâu đời, C là một công cụ mạnh mẽ, là nền tảng của các ngôn ngữ hiện đại như C++, C#, và Objective-C.
Phần 2: Khởi đầu Nhỏ
Học các khái niệm cốt lõi của ngôn ngữ. Mặc dù các phần của bước này sẽ thay đổi tùy theo ngôn ngữ bạn chọn, nhưng toàn bộ các ngôn ngữ lập trình đều có khái niệm cơ bản thiết yếu để tạo nên chương trình hữu ích. Học và làm chủ các khái niệm này giúp bạn giải quyết vấn đề dễ dàng và tạo ra loại mã mạnh và hiệu quả. Dưới đây là một số khái niệm cốt lõi của từng loại ngôn ngữ:
Biến - Một biến là nơi để lưu trữ và tham chiếu thay đổi dữ liệu. Các biến thường dùng để biểu thị "số nguyên", "chữ cái", v, v , quyết định kiểu dữ liệu được lưu. Khi mã hóa, các biến thường có tên mà ta có thể nhận ra. Điều này giúp ta hiểu được cách thức biến tương tác với phần còn lại của đoạn mã một cách dễ dàng hơn.
Câu lệnh có điều kiện - Câu lệnh có điều kiện là một hành động được thực hiện dựa trên tính chính xác của lệnh. Cấu trúc phổ biến nhất của câu lệnh có điều kiện là "If-Then" (Nếu-Thì). Nếu câu lệnh đúng (ví dụ x=5) thì có một điều xảy ra. Nếu câu lệnh sai (ví dụ x!=5) thì lại có một điều khác xảy ra.
Hàm (Functions) và Thủ tục (Subroutines) - Tên chính xác của khái niệm này trong từng loại ngôn ngữ sẽ hơi khác nhau. Nó có thể được gọi là "Procedure" (Thủ tục), "Method" (Phương pháp), hoặc "Callable Unit" (Đơn vị có thể gọi tên). Đây thực chất là một chương trình nhỏ trong một chương trình lớn. Một hàm có thể được chương trình "gọi" nhiều lần, cho phép lập trình viên tạo ra một chương trình phức tạp hơn.
Dữ liệu đầu vào - Đây là khái niệm rộng, được sử dụng hầu hết trên các ngôn ngữ. Nó liên quan đến việc sử lý đầu vào của người dùng khi lưu trữ dữ liệu. Cách tập trung dữ liệu lại phụ thuộc vào kiểu chương trình và dữ liệu (bàn phím, tập tin, v, v). Nó có liên kết mật thiết với Đầu ra, phần kết quả được trả lại người dùng, thường hiển thị trên màn hình hoặc chuyển thành tập tin.
Cài đặt phần mềm cần thiết. Nhiều ngôn ngữ lập trình yêu cầu trình biên dịch, chương trình được thiết kế để dịch đoạn mã sang một ngôn ngữ mà máy có thể hiểu được. Một số ngôn ngữ khác như Python sử dụng thông dịch viên có thể thực hiện chương trình ngay lập tức mà không cần biên dịch.
Một số ngôn ngữ có IDE (Môi trường Phát triển Tích hợp) bao gồm trình soạn thảo mã, trình biên dịch/hoặc thông dịch viên, và trình sửa lỗi. Chúng cho phép lập trình viên chạy bất kỳ chức năng cần thiết nào tại một địa điểm. IDE có thể chứa hình ảnh đại diện của phân cấp đối tượng và thư mục.
Có nhiều trình soạn thảo mã từ các nguồn trên mạng. Những chương trình này cung cấp nhiều cách khác nhau để đánh dấu cú pháp và nhiều công cụ phát triển thân thiện khác.
Phần 3: Tạo Chương trình Đầu tiên
Mỗi lần chỉ tập trung vào một khái niệm. Một trong những chương trình đầu tiên được dạy cho bất kỳ loại ngôn ngữ lập trình nào chính là "Hello World". Đây là một chương trình đơn giản, hiển thị dòng chữ "Hello, World" (hoặc một vài biến) trên màn hình. Chương trình này sẽ dạy các lập trình viên mới viết cú pháp để tạo nền tảng, chức năng của chương trình, cũng như cách xử lý hiển thị đầu ra. Bằng cách thay đổi dòng chữ, bạn có thể tìm hiểu cách chương trình xử lý dữ liệu cơ bản. Bạn có thể tìm trên mạng một số bài hướng dẫn tạo chương trình "Hello World" trên một số ngôn ngữ lập trình:
Hello World trên Python
Hello World trên C
Hello World trên Java
Tìm hiểu thông qua giải mã cấu trúc các ví dụ trực tuyến. Có hàng ngàn mã ví dụ trực tuyến cho mỗi ngôn ngữ lập trình. Sử dụng ví dụ đó để kiểm tra cách thức hoạt động của từng khía cạnh của ngôn ngữ và cách chúng tương tác với nhau. Dựa trên nhiều ví dụ và tạo chương trình của riêng bạn.
Kiểm tra cú pháp. Cú pháp là cách sử dụng ngôn ngữ sao cho trình biên dịch hoặc thông dịch viên có thể hiểu được. Mỗi ngôn ngữ lại có cú pháp đặc biệt, mặc dù có thể có vài yếu tố giống nhau. Học viết cú pháp là điều thiết yếu khi học lập trình ngôn ngữ, và thường là điều mọi người nghĩ tới khi nói về lập trình máy tính. Trên thực tế, nó đơn giản chỉ là phần nền tảng để từ đó phát triển các khái niệm nâng cao.
Thử nghiệm với những thay đổi. Thay đổi chương trình mẫu, sau đó kiểm tra kết quả. Bằng cách thử nghiệm trực tiếp, bạn có thể tìm hiểu cách thức hoạt động nhanh hơn nhiều so với đọc sách hoặc hướng dẫn. Đừng sợ phá hỏng chương trình, học cách sửa lỗi cũng là một phần chính trong quá trình phát triển, và những thứ mới không bao giờ hoạt động ngay lần đầu tiên.[2]
Bắt đầu thực hành sửa lỗi. Khi lập trình, bạn sẽ luôn gặp lỗi. Đây là các lỗi trong chương trình và có biểu hiện ở mọi nơi. Lỗi có thể vô hại với chương trình, nhưng cũg có thể là lỗi chính khiến chương trình không thể hoạt động. Tìm kiếm và sửa lỗi là quá trình quan trọng trong chu trình phát triển phần mềm, vì vậy hãy làm quen với nó từ sớm.
Khi bạn thử nghiệm thay đổi chương trình cơ bản, bạn sẽ gặp nhiều thứ không hoạt động. Chỉ ra cách tiếp cận khác là một trong những kỹ năng đắt giá khi trở thành lập trình viên.
Cuối cùng, hãy bình luận tất cả đoạn mã. Hầu hết các ngôn ngữ lập trình đều có chức năng "bình luận" cho phép bạn thêm chữ không cần thông dịch viên hoặc trình biên dịch xử lý. Thao tác này cho phép bạn viết một đoạn giải thích ngắn gọn, rõ ràng về chức năng của đoạn mã. Tuy nhiên khi mới bắt đầu làm quen với viết mã, bạn hãy cứ viết những giải thích, mạch suy nghĩ của mình vào đó. Khi đã thành thục rồi hãy cố gắng hạn chế và để "code tự giải thích" nó đang làm gì - Clean Code. Hãy "bình luận" khi chương trình của bạn quá phức tạp và khó hiểu. Chúc bạn thành công!
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất