1. Khái quát kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Trích một bài báo có tựa The Neuroscience of Emotion Regulation Development được đăng trên tạp chí NCBI- Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (Hoa Kỳ), “Kiểm soát cảm xúc là một kỹ năng sống quan trọng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và cải thiện kết quả giáo dục. Các nghiên cứu về sự phát triển cho thấy khả năng kiểm soát cảm xúc được cải thiện theo độ tuổi. Trong các nghiên cứu về thần kinh, khả năng kiểm soát cảm xúc có liên quan đến việc sử dụng một tổ hợp các vùng não trước trán liên quan đến chức năng điều hành và kiểm soát nhận thức được hình thành muộn trong quá trình phát triển.”

2. Tiến trình kiểm soát cảm xúc

Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu cũng như các phương pháp để con người có thể làm chủ chính cảm xúc của mình, bản thân người viết tìm thấy 2 nghiên cứu khá hay trên NCBI như sau:
-Nghiên cứu 1: Tìm ra mối liên hệ giữa khả năng kiểm soát cảm xúc và tình trạng sức khỏe.
Nghiên cứu này chỉ ra rằng tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng khá lớn đến tình trạng của cảm xúc, một người khỏe mạnh thường sẽ có xu hướng điều chỉnh cảm xúc tốt hơn những người có tình trạng kém hơn.
-Nghiên cứu 2: Định hướng của mối liên hệ giữa khả năng kiểm soát cảm xúc với thu nhập và tình trạng kinh tế trong xã hội.
Nghiên cứu này chỉ ra mối liên quan giữa khả năng tài chính, thu nhập với khả năng kiểm soát cảm xúc cực kì khác nhau ở mỗi nhóm ngành nghề, các chỉ số được đo đạc được cho thấy những người có khả năng kiểm soát tốt hơn thường là những người có thu nhập từ trung bình khá trở lên, họ là những người cân bằng được tốt nhất cảm xúc của mình.
Có lẽ vì thế những nhà đầu tư, những con cáo già của phố Wall luôn biết cách xuống tiền vào những lúc cả thị trường sợ hãi chăng ?
Không thể phủ nhận trong đời sống, đôi khi không thể tránh được những lúc ta cáu gắt, nổi điên với bản thân hay mọi người và sau đó không thể sửa chữa lỗi lầm của mình. Chính vì vậy, muốn làm chủ cảm xúc bản thân, mình nghĩ nên áp dụng theo quy trình theo 6 bước sau mà mình lụm nhặt trên TED :
Sáu bước cụ thể để kiểm soát cảm xúc:
Bước 1: Acknowledge Emotions ( Thừa nhận những cảm xúc )
Những nghiên cứu của Antonio Damasio (Antonio Damasio là một nhà thần kinh học người Mỹ, hiện là Chủ tịch David Dornsife về Khoa học Thần kinh, cũng như Giáo sư Tâm lý học, Triết học và Thần kinh học tại Đại học Nam California) chỉ ra rằng những người bị tổn thương phần não đảm nhiệm chức năng cảm xúc thậm chí còn khó khăn khi họ đưa ra bất kì một quyết định nào hợp lí, và đó chính là giá trị của chúng ta, những con người đang hơn hẳn toàn bộ mọi loại robot tiên tiến là chúng ta có cảm xúc, vậy tại sao ta lại phải che dấu nó nhỉ? Tại sao khi ta buồn, bạn bè và người thân đến hỏi han: “Bạn ổn không?” Thay vì nói: “Tôi ổn” hay “Tôi bình thường mà, không sao đâu” tại sao chúng ta không thành thật? Tại sao chúng ta lại dấu kín nó cho riêng mình? Thay vì phàn nàn về công việc hay bất kì điều gì như vậy, chúng ta hãy thật lòng, hãy xóa bỏ điều cấm kị mà chính bạn đặt ra, chia sẻ nó với mọi người xung quanh, vì đơn giản cảm xúc chỉ được giải tỏa khi bạn bộc lộ nó ra bên ngoài mà thôi. Đó cũng là những yếu tố quan trọng để các bạn đến với bước tiếp theo.
Bước 2: Differentiate and Analyze Emotions ( Phân biệt và phân tích cảm xúc)
Đôi khi khi chúng ta nói về một cảm xúc tiêu của bản thân, sau đó thay thế nó bằng một cảm xúc mà ta cho rằng nó sẽ tốt hơn cho mình, giống như ta hay nói đùa với mấy người bạn: “Mày đang buồn à, chỉ cần vui lên là được mà !” Nhưng thực sự trên thực tế có thể chia ra rất nhiều loại cảm xúc khác nhau à tất cả đều có chức năng của chúng và mỗi thứ cảm xúc đó bạn cần một cách xử lí khác nhau, chính vì vậy chúng ta hãy đến bước tiếp theo.
Bước 3: Accept and Appreciate Emotions ( Chấp nhận và trân trọng tất cả cảm xúc )
Cảm xúc đôi khi đến với không tốt cũng không xấu, mà còn tùy vào đánh giá của bạn hay xã hội về nó. Ví dụ như việc đau khổ hay buồn bã, có bao giờ bạn tự hỏi: “Tại sao chúng ta lại cố gắng loại bỏ nó ra khỏi cuộc sống ?” Đôi khi chỉ là cách nhìn của bạn chưa đúng về nó, nếu chúng ta không có cảm xúc buồn vậy thử hỏi sẽ lấy đâu ra những áng văn chương đi vào sử sách, những câu thơ chan chứa xúc động lòng người…Chính vì vậy, mọi cảm xúc ta đều nên trân trọng và đánh giá cao chúng. Nếu đã hoàn thành ba bước trên, bạn nên viết cảm xúc đó của mình nên một cuốn nhật kí, không nhất thiết bạn ngày nào cũng phải viết mà có thể vài ngày hay đôi khi là vài tuần một lần, việc đó sẽ giúp bạn hiểu chính bản thân mình cũng như có cái nhìn khác về cảm xúc tiêu cực đó.
Bước 4: Reflect on your Emotions and Their Origin ( Suy ngẫm về cảm xúc của bạn và nguồn gốc của chúng )
Đôi khi chỉ đơn giản chúng ta phải hiểu tại sao bạn lại bị như vậy. một lần nữa tôi phải đề cập đến việc đừng ngồi đó mà chịu đựng, hãy viết tất cả những thứ cảm xúc đang bám víu lấy bạn ra giấy vì như vậy sẽ giúp ta có thời gian suy ngẫm về chúng.
Bước 5: Handle your Emotions ( Xử lý những cảm xúc của bạn )
Xử lý cảm xúc, vì đó là tất cả những gì ta có thể làm, tất nhiên việc ta đi từ thủ đô Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều cách, bạn có thể đi máy bay, đi tàu, đi ô tô, xe máy… thậm chí có thể là đi bộ nếu bạn muốn, xử lý cảm xúc cũng vậy, tôi đã nói với bạn về cách viết nó ra, đơn giản vì nó phù hợp với tôi và giúp tôi tạo khoảng cách với cảm xúc, bạn cũng vậy, không nhất thiết phải viết nó ra, hãy xử lý theo cách của riêng mình, có thể là thiền, chạy bộ, tập yoga,… hay mọi cách mà bạn có thể thử, miễn là cách đó sẽ hiệu quả với bản thân bạn.
Bước 6: Handle the Emotions of Others ( Xử lý cảm xúc của người khác )
Tại sao nhỉ? Khi chúng ta đã dễ dàng trong việc kiểm soát cảm xúc của bản thân, tại sao ta không chia sẻ nó với mọi người, hãy chia sẻ cách chúng ta xử lý cảm xúc với bản thân mình, thậm chí hãy cùng họ tìm ra cách của chính bản thân họ để giúp cảm xúc trở nên tốt hơn, dần dần chúng ta sẽ ngày càng cảm thấy dễ dàng hơn trong việc kiểm soát cảm xúc chính mình, vừa lan tỏa được kiến thức tới mọi người.
Cuối cùng thì dù sao đi nữa, cảm xúc vẫn là thứ gì đó thật "crazy", đôi khi nó như một con quái thú điên loạn, có lúc lại như "lối nhỏ" của Đen Vâu, thật yên bình. Kiểm soát nó đôi khi thật khó nhưng nếu không kiểm soát được thì lại là một vấn đề thật lớn và ... mình mong các bạn sẽ kiểm soát thật tốt cảm xúc của mình, byeee.