Khoảng hơn 85% lịch sử 4.5 tỷ năm của trái đất, hành tinh đã duy trì một lượng khí nhà kính toàn cầu cùng với khí hậu nóng và ẩm trải dài từ vùng xích đạo cho tới vùng cực. 
Nhưng nhiều lần Trái Đất của chúng ta không phải lúc nào cũng xanh tươi và đa dạng các kiểu khí hậu như hiện nay, mà nó đã rất nhiều lần hóa thân thành quả cầu tuyết đúng nghĩa. Nhiệt độ toàn cầu giảm và những sông băng vươn ra để kết chặt vỏ trái đất với băng tuyết. Đây được gọi là Ice Ages hay Kỷ Băng Hà.
Nhưng những thay đổi đột ngột và thảm khốc như vậy đối với khí hậu không tự nhiên xuất hiện mà không có lý do. Tất cả đều có nguyên do của nó.
img_0
TÁC ĐỘNG CỦA KỶ BĂNG HÀ
Kỷ Băng Hà, một thời kỳ khi băng phủ lớn trên toàn bộ hành tinh, đã tạo ra những thay đổi sâu sắc không chỉ đối với môi trường tự nhiên mà còn cả đối với sự sống trên Trái Đất.
Về mặt khí hậu, Kỷ Băng Hà đã làm giảm mức độ nhiệt độ toàn cầu, tạo ra một môi trường lạnh giá. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới chu kỳ thời tiết và môi trường sống của nhiều loài. Vùng nhiệt đới thu hẹp lại, trong khi vùng ôn đới mở rộng. Sự biến đổi khí hậu này đã làm thay đổi lớp phủ sinh thái trên toàn thế giới.
Các tầng băng di chuyển đã tạo ra những thay đổi lớn về địa hình. Băng hà có thể đào sâu vào mặt đất, tạo ra các hồ, hốc, và thung lũng. Khi băng tan chảy, nó tạo ra dòng chảy lớn, đôi khi tạo ra những hồ nước lớn. Các đỉnh núi, thung lũng và các địa hình khác chúng ta nhìn thấy hôm nay đều có thể đã bị hình thành hoặc thay đổi bởi Kỷ Băng Hà.
Cuối cùng, Kỷ Băng Hà đã tạo ra một thách thức lớn cho sự sống. Sự thay đổi môi trường đã yêu cầu các loài phải thích nghi hoặc di cư để sống sót. Những loài không thể thích nghi với điều kiện lạnh giá sẽ dẫn đến tuyệt chủng. Nhưng cũng trong thời gian khó khăn này, sự sáng tạo của tự nhiên đã thể hiện, khi nhiều loài mới đã vươn lên và thích nghi với môi trường khắc nghiệt mới - những sinh vật này rồi sẽ thống trị hành tinh.
Đấy là loài người, những tổ tiên của nhân loại đã sống qua thời kỳ băng hà cuối cùng. Kể từ khi loài Homo sapiens chúng ta xuất hiện cách đây khoảng 300.000 năm ở Châu Phi, từ đó chúng ta đã lan rộng ra khắp thế giới.
Trong thời kỳ băng hà cuối cùng này vào 115.000 năm trước, một số quần thể Homo sapiens vẫn sống ở châu Phi và không chịu ảnh hưởng của toàn bộ cái lạnh của thời kỳ đó như những vùng đất khác. Sau đó, khi thời tiết ấm hơn, họ di chuyển đến những nơi khác trên thế giới, bao gồm cả môi trường băng giá, lạnh giá của châu Âu.
Và họ không đơn độc. Vào đầu kỷ băng hà, có những loài khác trong chi người - một nhóm bao gồm tổ tiên và họ hàng gần gũi nhất của chúng ta trên khắp lục địa Á-Âu, như người Neanderthal ở châu Âu và người Denisovan bí ẩn ở châu Á. Cả hai chủng người này dường như đã tuyệt chủng trước khi kết thúc kỷ băng hà.
Những phát hiện khảo cổ học gần đây cho thấy thực tế đã từng tồn tại rất nhiều các chủng người khác; cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa dám chắc là có bao nhiêu loài người sơ khai từng tồn tại trên Trái đất.
Có thể thấy kỷ băng hà tác động to lớn thế nào đến Trái đất, vậy nguyên nhân từ đâu mà kỷ băng hà xuất hiện trên hành tinh của chúng ta ?
NGUYÊN NHÂN SINH RA KỶ BĂNG HÀ
Vào cuối thế kỷ 19, các nhà khoa học đã đặt tên cho bốn kỷ băng hà xảy ra trong , tồn tại từ khoảng 2,6 triệu năm trước cho đến khoảng 11.700 năm trước. Tuy nhiên, phải đến hàng thập kỷ sau, các nhà nghiên cứu mới nhận ra rằng những thời kỳ lạnh giá này diễn ra đều đặn hơn nhiều.
Một bước đột phá lớn trong việc tìm hiểu về chu kỳ kỷ băng hà xuất hiện vào những năm 1940, khi nhà vật lý thiên văn người Serbia Milutin Milankovitch đề xuất cái gọi là chu kỳ Milankovitch, một nghiên cứu về chuyển động của Trái đất vẫn được sử dụng để giải thích sự biến đổi khí hậu ngày nay.
Milankovitch đã phác thảo ba con đường chính mà qua đó, quỹ đạo của Trái đất thay đổi so với mặt trời. Những yếu tố nào quyết định lượng bức xạ mặt trời đến hành tinh của chúng ta.
Đầu tiên, là sự lệch tâm của quỹ đạo Trái đất quanh mặt trời, thay đổi từ gần tròn đến elip theo chu kỳ 96.000 năm. Nguyên nhân quỹ đạo có độ biến dạng là vì các hành tinh khác trong hệ mặt trời vẫn có lực hấp dẫn mạnh mẽ, làm dịch chuyển quỹ đạo Trái đất ra ngoài và sau đó quay trở lại.
Thứ hai, là độ nghiêng của Trái đất, cũng là lý do chúng ta có các mùa. Trục quay của Trái đất cho phép một bán cầu luôn nghiêng xa mặt trời sinh ra mùa đông, trong khi bên kia nghiêng về phía nó hình thành mùa hè. Góc nghiêng này sẽ thay đổi theo chu kỳ khoảng 41.000 năm, làm biến đổi mức độ khắc nghiệt của các mùa. Nếu trục thẳng đứng hơn thì dĩ nhiên mùa hè sẽ bớt nóng hơn và mùa đông sẽ bớt lạnh hơn một chút.
Thứ ba, là sự chao đảo trục nghiêng của Trái đất, chuyển động giống như cái gụ. Điều xảy ra là, động lượng góc của Trái đất quay vòng rất nhanh mỗi ngày một lần khiến trục cũng chao đảo theo, Sự chao đảo đó xảy ra theo chu kỳ 20.000 năm.
Milankovitch xác định rằng điều kiện quỹ đạo tạo ra mùa hè mát mẻ là tiền thân đặc biệt quan trọng đối với kỷ băng hà.  Sẽ luôn luôn có băng vào mùa đông. Để xây dựng một kỷ băng hà, một phần băng phải tồn tại suốt mùa hè."
Nhưng, để chuyển sang thời kỳ băng hà, một mình hiện tượng quỹ đạo là không đủ. Nguyên nhân thực sự của một kỷ băng hà là phản ứng cơ bản của hệ thống khí hậu. Các nhà khoa học vẫn đang tranh luận làm thế nào mà các yếu tố môi trường khác nhau ảnh hưởng đến sự đóng băng và tan chảy của băng, nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy mức độ khí nhà kính trong khí quyển đóng một vai trò quan trọng.
Các tác nhân của thời kỳ băng hà trước đây được kích hoạt chủ yếu bởi sự giảm đáng kể lượng khí CO2 trong khí quyển và chính tốc độ tăng chóng mặt khí CO2 trong khí quyển do khí thải từ các hoạt động của con người gây ra có khả năng sẽ ngăn chặn sự khởi đầu của kỷ băng hà tiếp theo trong vòng 100.000 năm tới.
Không giống bất cứ thế lực nào khác trên hành tinh, kỷ băng hà đã định hình môi trường toàn cầu và từ đó quyết định sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Chúng ta có được những mảnh đất màu mỡ cũng như cảnh quan ngày nay là nhờ vào kỷ băng hà cuối cùng, kỷ băng hà đã để lại cho chúng ta các dòng sông, băng tích, vịnh và các hồ. Tuy nhiên, ngày nay, loài người với khí thải phát ra từ nhiên liệu hóa thạch mới là yếu tố quyết định sự phát triển trong tương lai của hành tinh. 
KỶ BĂNG HÀ TIẾP THEO SẼ DO CON NGƯỜI GÂY RA ?
Khí hậu Trái Đất luôn là một chu trình xoay vòng, từ dần dần nóng lên đến lạnh đi và ngược lại. Việc này diễn ra khoảng vài thập niên một lần, thế nên Trái Đất nhiều khả năng sẽ lạnh đi trong thời gian tới. 
Khi nhìn lại các mốc nhiệt độ lịch sử ghi nhận lại, và nó không liên quan gì đến nồng độ khí thải nhà kính hay hoạt động của con người.
Con người chịu trách nhiệm chính trong việc phát tán khí thải vào môi trường, nhưng đó không phải nguyên nhân chính dẫn đến việc Trái Đất nóng lên, bất chấp việc lượng khí thải nhà kính ngày một tăng lên theo thời gian, nhiệt độ trung bình của Trái Đất luôn có xu hướng tăng giảm bất thường theo từng thời kỳ nhất định.
Một trong những điểm đáng chú ý nhất là trong thế kỷ XX, nhiệt độ Trái Đất đã giảm đều ở giai đoạn từ thập niên 1940 đến 1970. Đây là một tín hiệu cho thấy Kỷ Băng hà có thể tái diễn một lần nữa, bởi sự kiện này có chu kỳ khoảng 100 ngàn năm. Và con người có thể sẽ không phải lo đến tình trạng nước biển dâng hay băng ở 2 cực tan ra nữa.
Tuy nhiên, kết thúc giai đoạn lạnh đi, nhiệt độ trung bình trên thế giới dần tăng trở lại từ thập niên 1970 đến nay. Nó trùng với thời điểm các hoạt động kinh tế bùng nổ ở phạm vi toàn cầu, thế nên tư duy "hoạt động kinh tế gây phát thải nhà kính làm Trái Đất nóng lên" bắt đầu hình thành.
Con người có thể tác động ở một chừng mực nào đó nhưng không thể trực tiếp như thiên thể đang chi phối 8 hành tinh xung quanh nó: Mặt Trời. Chính việc nhận nhiều hay ít ánh nắng từ Mặt Trời sẽ quyết định liệu Trái Đất sẽ nóng lên hay lạnh đi theo từng mốc thời gian.
Trong lịch sử, Trái Đất đã trải qua nhiều giai đoạn lạnh lẽo vì nhận ít bức xạ nhiệt từ ánh nắng Mặt Trời. Tiêu biểu là thời kỳ 1645-1715, các nhà khoa học ghi nhận lượng ánh nắng trên Trái Đất chỉ bằng khoảng một phần nghìn so với hiện tại. Nó trùng hợp với thời điểm Trái Đất bước vào một thời kỳ băng hà ngắn với vô vàn người chết vì dịch bệnh và sản lượng nông nghiệp sụt giảm.
Tác động của con người là làm gia tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính trong không khí, chủ yếu là carbon dioxide và methane. Các khí này góp phần làm tăng nhiệt độ toàn cầu, có thể làm trì hoãn hoặc thậm chí ngăn chặn sự bắt đầu của một Kỷ Băng Hà mới.
Nhưng việc làm một hành tinh ấm lên không phải là một giải pháp tốt cho vấn đề này. Sự ấm lên toàn cầu có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm, bao gồm nước biển dâng, tan băng ở cực, thay đổi môi trường sống và mất mát đa dạng sinh học.
Mặt khác, con người cũng có khả năng ứng phó với một Kỷ Băng Hà, nếu nó xảy ra. Các biện pháp có thể bao gồm việc thay đổi mô hình sử dụng đất, di dân để tránh các khu vực lạnh, và sử dụng công nghệ để thích nghi với môi trường mới. Cuối cùng, con người cũng có khả năng học hỏi từ quá khứ. Bằng cách nghiên cứu Kỷ Băng Hà trước đó, chúng ta có thể tìm hiểu về cách thức mà Trái Đất phản ứng với những thay đổi khí hậu lớn, và từ đó chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất mà chúng ta cần nhớ là hành động của chúng ta ngày nay đang có ảnh hưởng sâu rộng tới khí hậu của Trái Đất. Việc quản lý và giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ không chỉ giúp tránh được những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, mà còn giữ cho Trái Đất ổn định và phù hợp cho sự sống trong tương lai.
...
Và đó là kết thúc video đầu tiên trên kênh của chúng mình, nói về câu chuyện về Kỷ Băng Hà, từ những tác động đến những nguyên nhân vì sao thời kỳ này xuất hiện trên Trái Đất.