Vào chiều ngày 11/04/2019 tại khách sạn Sheraton Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã tổ chức Tọa đàm "Công bố Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý I năm 2019". Chuỗi Báo cáo Kinh tế vĩ mô hàng quý được VEPR thực hiện dưới sự hỗ trợ của Viện Konrad-Adenauer (KAS).

Phần 1: Tọa đàm "Công bố Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý I năm 2019".

Phần 2: Tóm tắt Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý I năm 2019
Phần 3: Toàn cảnh kinh tế Việt Nam quý 1 năm 2019
Phần 4: Triển vọng Kinh tế 2019 (Phần cuối của Báo cáo)





Tải tài liệu hội thảo TẠI ĐÂY. Ảnh sự kiện được cập nhật liên tục TẠI ĐÂY.


Kể từ năm 2016, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã bắt đầu công bố rộng rãi, định kỳ Báo cáo Kinh tế Vĩ mô hàng Quý nhằm cập nhật và thảo luận kịp thời những vấn đề đang đặt ra cho kinh tế Việt Nam. Các buổi tọa đàm này được đóng góp ý kiến, chia sẻ từ rất nhiều chuyên gia và thu hút sự quan tâm của báo chí.
Buổi tọa đàm có sự tham gia của PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, PGS.TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế Trưởng VEPR, Trưởng Bộ môn Kinh tế Vĩ mô, Khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội  cùng các chuyên gia gồm: TS. Nguyễn Trí Hiếu; TS. Phạm Văn Đại và đại diện các cơ quan báo chí.

PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách phát biểu khai mạc sự kiện
Mở đầu toạ đàm, PGS.TS. Nguyễn Đức Thành đã có bài phát biểu chào đón các khách mời tham dự tọa đàm. Ông đánh giá cao những nỗ lực mà đội ngũ VEPR đã dành để xây dựng các số báo cáo Kinh tế Quý trong thời gian qua, cũng như bày tỏ hi vọng vào một tình hình kinh tế Việt Nam tiếp tục khởi sắc trong các quý tiếp theo của năm 2019.
PGS. TS. Phạm Thế Anh trình bày nội dung báo cáo
 Trong báo cáo chỉ rõ, sau tuyên bố đình chiến thương mại Mỹ - Trung và Fed quyết định không nâng lãi suất, giá bán USD của các ngân hàng gần như ổn định. Tỷ giá trung tâm của NHNN tiếp tục đà tăng nhẹ từ đầu Quý 4/2018 cho đến hết Quý 1/2019. Cụ thể, tỷ giá ngày 31.3.2019 đạt 22.976 VND/USD, tăng gần 1% so với cùng kỳ năm 2018.
Về tình hình các DN, trong khi số DN thành lập mới và số việc làm tạo mới không tăng nhiều so với quý 4/2018, số tạm ngừng hoạt động trong quý lại cao bất thường nhất là trong tháng 1/2019 với 23.082 DN, cao nhất trong 10 năm trở lại đây.
Về lạm phát, PGS.TS Phạm Thế Anh, đại diện nhóm nghiên cứu của VEPR cho hay, lạm phát bình quân quý 1/2019 tăng 2,63% chủ yếu do sự gia tăng của giá năng lượng. “Trong bối cảnh giá hàng hóa thế giới lên xuống thất thường, cùng với việc áp kịch trần thuế bảo vệ môi trường lên xăng dầu từ 1/1/2019, Ngân hàng Nhà nước vẫn cần theo dõi rủi ro lạm phát trong thời gian tới để có những biện pháp ứng phó phù hợp”, PGS.TS Phạm Thế Anh khuyến nghị.
TS. Phạm Văn Đại trong phiên thảo luận
TS. Nguyễn Trí Hiếu trong phiên thảo luận
Bản báo cáo cũng cho biết, đầu quý 1/2019, Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu mua ròng ngoại hối, linh hoạt giải quyết được nhu cầu VND trong đợt Tết và gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Nguyên nhân là nhờ tỷ giá thị trường ngoại tệ trong quý 1 ổn định, nguồn cung ngoại tệ đầu năm dồi dào, thanh khoản trên thị trường tốt. Báo cáo cũng chỉ ra, so với cùng kỳ năm 2018, lãi suất liên ngân hàng quý 1/2019 có xu hướng cao, biên độ dao động hẹp hơn trong khoảng 3,38% (giữa tháng 1) cho tới 5,6% (cuối tháng 2 – trước Tết Nguyên đán). Tương tự như quý 1/2018, lãi suất liên ngân hàng đạt ngưỡng cao nhất quý tại thời điểm cận Tết do nhu cầu vốn vay ngắn hạn tăng cao.Sau mùa cao điểm tới cuối quý 1/2019, lãi suất chỉ còn 3,32%. Nguyên nhân của sự gia tăng lãi suất liên ngân hàng là do đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc và biến động nguồn tiền gửi từ các ngân hàng lớn. 
Bình luận về vấn đề này, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng nhận định, việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm mất đi một phần thanh khoản cho các ngân hàng, khi đó các ngân hàng phải đẩy lãi suất lên để thu hút tiền gửi. Đây là điểm góp phần tăng lãi suất, tuy nhiên việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc có nghĩa các ngân hàng phải gửi một khoản tiền với Ngân hàng Nhà nước và khi các ngân hàng cần tiền có thể lấy ra. Về sinh lời thì điều này không tốt nhưng để duy trì ổn định cho ngân hàng thì đây là điều tích cực. 

PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách trong phiên thảo luận
PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR khuyến nghị, chính sách tiền tệ cần thích ứng kịp thời với các biến động kinh tế. Ưu tiên hàng đầu là điều hành tỷ giá linh hoạt, nhằm hấp thụ bớt tác động từ các cú sốc bên ngoài.
Lãi suất nên được giữ mức ổn định tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường vốn, đặc biệt đối với các ngành đang trên đà tăng tưởng và tiềm năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Ngoài ra, việc hạ thấp đòn bẩy và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng cũng cần được tiếp tục tiến hành. 
Lạm phát quý 1/2019 mặc dù ở mức vừa phải nhưng có xu hướng tăng trước những điều chỉnh giá điện và xăng dầu gần đây. Tác động của các cú sốc này tới giá cả trong nước có thể kéo dài tới nhiều tháng tiếp theo nên đòi hỏi sự điều hành thận trọng từ phía Ngân hàng Nhà nước đối với tăng trưởng cung tiền và tín dụng trong thời gian tới.

Phần 2: Tóm tắt Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý I năm 2019





TÓM TẮT  
Kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều nguy cơ bất ổn trong năm 2019. Các tổ chức quốc tế liên tục điều chỉnh dự báo của mình theo chiều hướng kém tích cực, IMF dự báo mức tăng trưởng chỉ đạt khoảng 3,3% cho 2019. Giá dầu đang có xu hướng đi lên nhưng khó dự đoán do những quyết định trái chiều của OPEC và Mỹ.  
Những quan ngại về kinh tế Trung Quốc ngày một cao khi tăng trưởng công nghiệp và đầu tư tư nhân dự kiến tiếp tục sụt giảm. Chỉ số PMI của Trung Quốc tiếp tục giảm xuống dưới mốc 50 trong ba tháng liên tiếp. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tiếp tục thực hiện nới lỏng tiền tệ để kích thích kinh tế trong nước.  
Bên cạnh đó, các quốc gia như Mỹ và châu Âu tạm dừng tiến trình “bình thường hóa” tiền tệ trong năm 2019 do lo lắng về tăng trưởng của kinh tế. Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản đang cố gắng tạo một loạt các điều kiện thuận lợi để thu hút lao động nước ngoài nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng.  
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 6,79% (yoy) trong Quý 1/2019, thấp hơn so với con số kỷ lục của năm 2018 (7,45%) nhưng vẫn cao hơn nhiều so với các năm trước đó. Tăng trưởng của các khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ mặc dù thấp hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn đang ở mức khá. FDI tiếp tục là khu vực đóng góp chính vào tăng trưởng thông qua xuất khẩu. Khu vực này xuất khẩu khoảng 41,46 tỷ USD trong Quý .  
Về tình hình các doanh nghiệp, trong khi số doanh nghiệp thành lập mới và số việc làm tạo mới không tăng nhiều so với Quý 4/2018, số tạm ngừng hoạt động trong Quý lại cao bất thường nhất là trong tháng Một với 23.082 doanh nghiệp, cao nhất trong mười năm trở lại đây.  
Lạm phát bình quân Quý 1/2019 tăng 2,63% chủ yếu do sự gia tăng của giá năng lượng. Trong bối cảnh giá hàng hóa thế giới lên xuống thất thường, cùng với việc áp kịch trần thuế bảo vệ môi trường lên xăng dầu từ 01/01/2019, NHNN vẫn cần theo dõi rủi ro lạm phát trong thời gian tới để có những biện pháp ứng phó phù hợp.  
Thanh khoản hệ thống tiền tệ trước Tết có phần eo hẹp do nhu cầu thanh toán tăng cao. Lãi suất liên ngân hàng vì thế tăng rất mạnh, trước khi giảm dần sau Tết Nguyên đán nhưng vẫn đang ở mức cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Tính đến ngày 20/03, tổng phương tiện thanh toán tăng 2,54%(yoy), tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 1,9% (yoy).  
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng hứa hẹn những cơ hội tích cực nếu như Việt Nam có thể nắm bắt. Về tác động lâu dài khi chuỗi cung ứng sản xuất dịch chuyển từ Trung Quốc tới các nước láng giềng, Việt Nam cần cải thiện môi trường thể chế, kinh doanh và chất lượng lao động để đón đầu cơ hội này. Thách thức cho Việt Nam cũng không nhỏ khi cơ sở hạ tầng chưa sẵn sàng tiếp nhận làn sóng chuyển dịch sản xuất, cũng như bất lợi khi không có lợi thế quy mô như Trung Quốc hay Ấn Độ.

Phần 3: Toàn cảnh kinh tế Việt Nam quý 1 năm 2019

Toàn cảnh kinh tế Việt Nam quý 1 năm 2019
Nhờ những thuận lợi từ kết quả ấn tượng đạt được trong năm 2018, nền kinh tế những tháng đầu năm tiếp tục chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp nhưng cũng đối mặt nhiều khó khăn, thách thức.


Một số điểm nổi bật trong bức tranh kinh tế vĩ mô 3 tháng đầu năm 2019:

Nhìn chung, Q1 2019 nhiều chỉ tiêu vẫn tăng trưởng; tuy nhiên, dấu hiệu giảm tốc dần rõ hơn.

-   GDP Q1 2019 đạt 6.79% < mức 7.45% của Q1 2018; và < mức 6.93% kế hoạch Q1 2019 của Chính phủ.
 -   Mặc dù tốc độ tăng IIP toàn ngành công nghiệp vẫn đạt mức (9.2%) cao hơn mức tăng của Q1 2016 (7.4%) và Q1 2017 (4.8%), nhưng giảm mạnh so với mức 12.7% của Q1 2018, và có dấu hiệu giảm tốc dần
 -   Diễn biến giá tiêu dùng mặc dù đang ở mức 2.63%; nhưng nhiều nhóm hàng tăng giảm giá trái chiều phức tạp, nên dự kiến sẽ có nhiều thách thức trong những tháng tới
 -   Xuất khẩu hàng hóa Q1 2019 tuy vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ nhưng tăng thấp (4.7% < mức 24.5% của Q1 2018); trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 9.7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2.7%. Đáng chú ý, nhiều mặt hàng nông sản, thủy sản chủ lực có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa Q1 2019 ước tính thặng dư 536 triệu USD nhưng thấp hơn nhiều so với mức 2.7 tỷ USD của cùng kỳ năm 2018.
 -   Trong xu hướng kinh tế thế giới đang có dấu hiệu giảm tốc rõ, sẽ là thách thức cho xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng tới, bên cạnh những cơ hội mới mở ra nhờ CPTPP và các FTA
 -   Tiến độ giải ngân đầu tư công vẫn đạt mức thấp
 -   Vốn đầu tư FII đạt 5.69 tỷ USD (> 1.89 tỷ USD của Q1 2018); nhưng nguyên nhân tăng chủ yếu là do khoản chuyển nợ thành vốn cổ phần 3.85 tỷ USD của Beerco Limited (Công ty con của ThaiBev tại Hong Kong) vào công ty TNHH Vietnam Beverage, chứ không phải dòng tiền mới vào.

Vietdata, tình hình kinh tế xã hội Hà Nội tháng 3 năm 2019, chỉ số giá tiêu dùng, cpi, thu ngân sách, chi ngân sách, đầu tư nước ngoài, fdi, xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư công, chỉ số sản xuất công nghiệp, sản lượng sản xuất, tình hình đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, lượt khách quốc tế

Vietdata, tình hình kinh tế xã hội Hà Nội tháng 3 năm 2019, chỉ số giá tiêu dùng, cpi, thu ngân sách, chi ngân sách, đầu tư nước ngoài, fdi, xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư công, chỉ số sản xuất công nghiệp, sản lượng sản xuất, tình hình đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, lượt khách quốc tế

Vietdata, tình hình kinh tế xã hội Hà Nội tháng 3 năm 2019, chỉ số giá tiêu dùng, cpi, thu ngân sách, chi ngân sách, đầu tư nước ngoài, fdi, xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư công, chỉ số sản xuất công nghiệp, sản lượng sản xuất, tình hình đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, lượt khách quốc tế

Vietdata, tình hình kinh tế xã hội Hà Nội tháng 3 năm 2019, chỉ số giá tiêu dùng, cpi, thu ngân sách, chi ngân sách, đầu tư nước ngoài, fdi, xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư công, chỉ số sản xuất công nghiệp, sản lượng sản xuất, tình hình đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, lượt khách quốc tế

Vietdata, tình hình kinh tế xã hội Hà Nội tháng 3 năm 2019, chỉ số giá tiêu dùng, cpi, thu ngân sách, chi ngân sách, đầu tư nước ngoài, fdi, xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư công, chỉ số sản xuất công nghiệp, sản lượng sản xuất, tình hình đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, lượt khách quốc tế

Vietdata, tình hình kinh tế xã hội Hà Nội tháng 3 năm 2019, chỉ số giá tiêu dùng, cpi, thu ngân sách, chi ngân sách, đầu tư nước ngoài, fdi, xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư công, chỉ số sản xuất công nghiệp, sản lượng sản xuất, tình hình đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, lượt khách quốc tế

Vietdata, tình hình kinh tế xã hội Hà Nội tháng 3 năm 2019, chỉ số giá tiêu dùng, cpi, thu ngân sách, chi ngân sách, đầu tư nước ngoài, fdi, xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư công, chỉ số sản xuất công nghiệp, sản lượng sản xuất, tình hình đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, lượt khách quốc tế

Vietdata, tình hình kinh tế xã hội Hà Nội tháng 3 năm 2019, chỉ số giá tiêu dùng, cpi, thu ngân sách, chi ngân sách, đầu tư nước ngoài, fdi, xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư công, chỉ số sản xuất công nghiệp, sản lượng sản xuất, tình hình đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, lượt khách quốc tế

Vietdata, tình hình kinh tế xã hội Hà Nội tháng 3 năm 2019, chỉ số giá tiêu dùng, cpi, thu ngân sách, chi ngân sách, đầu tư nước ngoài, fdi, xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư công, chỉ số sản xuất công nghiệp, sản lượng sản xuất, tình hình đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, lượt khách quốc tế

Vietdata, tình hình kinh tế xã hội Hà Nội tháng 3 năm 2019, chỉ số giá tiêu dùng, cpi, thu ngân sách, chi ngân sách, đầu tư nước ngoài, fdi, xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư công, chỉ số sản xuất công nghiệp, sản lượng sản xuất, tình hình đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, lượt khách quốc tế

Vietdata, tình hình kinh tế xã hội Hà Nội tháng 3 năm 2019, chỉ số giá tiêu dùng, cpi, thu ngân sách, chi ngân sách, đầu tư nước ngoài, fdi, xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư công, chỉ số sản xuất công nghiệp, sản lượng sản xuất, tình hình đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, lượt khách quốc tế

Vietdata, tình hình kinh tế xã hội Hà Nội tháng 3 năm 2019, chỉ số giá tiêu dùng, cpi, thu ngân sách, chi ngân sách, đầu tư nước ngoài, fdi, xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư công, chỉ số sản xuất công nghiệp, sản lượng sản xuất, tình hình đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, lượt khách quốc tế



Phần 4: Triển vọng Kinh tế 2019 (Phần cuối của Báo cáo)