Kí ức kinh hoàng sau đêm Giáng Sinh
Chiều hôm trước mình đạp xe dạo quanh công viên có hàng hoa sữa làm nhớ tới mấy câu hát trong bài "Em ơi Hà Nội phố" của cố nhạc sĩ...
Chiều hôm trước mình đạp xe dạo quanh công viên có hàng hoa sữa làm nhớ tới mấy câu hát trong bài "Em ơi Hà Nội phố" của cố nhạc sĩ Phú Quang.
"Ta còn em mùi hoàng lan
Ta còn em mùi hoa sữa..."
Bài hát đó trong phim điện ảnh Cyclo của bác Trần Anh Hùng. Phân đoạn Thanh Lam hát trong quán bar. Phim điện ảnh nức tiếng một thời. Được giới điện ảnh quốc tế đánh giá rất cao.
Phải nói thì từng lời hát, câu thoại, từng cử chỉ của nhân vật trong phim đều mang đến cho mình cảm giác mới. Khó có thể kéo ra từng mảng hình ảnh hay âm thanh đó ra khỏi tâm trí ngay lúc này.
Nghe cố nhạc sĩ Phú Quang kể lại kí ức kinh hoàng mùa đông năm đó, người mất chồng, kẻ mất vợ, mẹ mất con. Có người thân xác chẳng toàn thây, những bàn tay bàn chân treo lủng liểng trên dây điện, đọc mà không khỏi rùng mình, thấy nhói lên vì hoàn cảnh đau thương đến thế.
Ông kể nhà ông là một trong bốn căn chịu bom Mỹ tàn phá nặng nề nhất, chẳng còn gì ngoài đống đổ nát của gạch vụn và hố bom to bằng cái ao.
Có câu chuyện này mà làm người nghệ sĩ nhớ mãi. Theo lời kể của nhạc sĩ, câu chuyện về bà cụ cầm "viên gạch vỡ" trên nền đất của căn nhà đổ nát phố Khâm Thiên khiến ông nhớ mãi trong lòng. Hình ảnh cụ bà cầm hòn gạch đứng như trời trồng ám ảnh ông đến nỗi ông đã sáng tác ra bản giao hưởng từ kí ức đau thương ấy. Cụ có tất cả 26 người con lẫn cháu. Tất cả họ đều chết duy chỉ còn cụ là người sống sót. Người ta lần lượt khiêng 26 xác ra. Người ta chỉ thấy cụ đứng yên, không xúc động cũng chẳng nói lời nào. Cụ đứng như một bức tượng và trên tay chỉ cầm mỗi viên gạch vỡ . Tất cả người con cháu đều lần lượt ra đi, chỉ còn cụ trên cuộc đời lạc lõng. Sau này trên đống hoang tàn đổ nát ấy người ta dựng lên tượng đài tưởng niệm với một tấm bia mang dòng chữ “Khâm Thiên khắc sâu căm thù giặc Mỹ” và một bức tượng bằng đồng tạc hình một phụ nữ bế trên tay một đứa trẻ đã chết vì bom Mỹ.
Sau này khi nhạc sĩ có dịp vào Sài Gòn. Ông gặp nhà thơ Phan Vũ. Nhà thơ có đọc cho nhạc sĩ nghe bài "Em ơi Hà Nội phố" gồm 30 đoạn. Đọc tới đâu ông xúc động tới đó. Vì quá ám ảnh với kí ức thương đau mà ông đã nói với nhà thơ là ông linh cảm sẽ có bài hát hay. Và bài hát "Em ơi Hà Nội phố" đã ra đời trên kí ức đau thương như thế.
HCM. 25/06/2022
Phim
/phim
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất