MT bảo mình: mày là một phần khiến tao căng thẳng trong những năm đen tối nhất cuộc đời, là nguyên nhân khiến bệnh tình của tao nặng hơn. Nó bảo mình hay khuyên quá, còn tai nó lúc đó, nghe được câu nào thì tự động chối đẩy câu đấy ra. Nó đã rối lắm rồi, mình còn xối xả đổ xăng vào cái búi rơm đang cháy âm ỉ bên trong nó. Ngày đó, mình nghe xong mà sững người, nghĩ nó là đồ hèn nhát, không dám đối diện sự thật, không dám chấp nhận lỗi sai. Mình nghỉ chơi với nó luôn! Đầu mình nghĩ: M*, trẻ trâu thế còn lâu mới trưởng thành! (giờ nghĩ lại mới thấy mình mới là đứa trẻ trâu).
hế?
Bài toán với người khác có thể dễ nhưng bạn hoàn toàn có thể cảm thấy khó. Khó khăn mà người khác thấy đơn giản cũng có thể làm bạn kiệt sức. Cùng là một vấn đề, cách tiếp nhận của mình và của bạn sẽ khác nhau rất nhiều, kể cả thoạt nhìn nó giống hệt nhưng trải nghiệm bên trong, biểu hiện lên từng tế bào, rõ ràng chẳng thể so sánh nổi. Background lớn lên của chúng ta khác nhau, trải nghiệm của chúng ta khác nhau, tổn thương cũng khác nhau kể cả nó là một loại nên với cùng một tác nhân, phản ứng của mình với bạn cũng khác hẳn. 
Chúng ta vẫn hay bảo nhau gọi tên cảm xúc. Chúng ta bảo:
- Tao đang phát điên.
- Tao sợ, tao lo, tao hoảng hốt
- Tao buồn, tao chán
....
Nhưng đã bao giờ chúng ta mô tả hình hài chuẩn xác nhất của cảm xúc đó biểu hiện như thế nào trên cơ thể? Khi bực tức, bụng có nóng không? mặt có đỏ lên không? tay có cứng không? hay với một số người trống ngực có đập, tay có chảy mồ hôi không?
Cơn tức là cơn tức. Cơn tức không phân biệt quốc tịch, tôn giáo nhưng nó sẽ biểu hiện trên mỗi người khác nhau và từng trường hợp khác nhau. Khi mình gặp bác sĩ tâm lý, mình thấy những câu như: "Tôi hiểu được cảm giác của bạn!" rất vô vị. Có thể cùng một trải nghiệm nhưng bạn không thể hiểu chính xác nguyên nhân cảm giác đó, tại sao mình phản ứng với tình huống như vậy. Bạn chỉ có thể nói: "Tôi cảm nhận được điều đó trong bạn". Thấu cảm khác với đồng cảm mà.
Sau này, hiểu được điều đó, mình mới nhận ra rằng: lời khuyên thật ra không có nhiều giá trị lắm. Hiểu được điều đó, mình cũng ít khi xin lời khuyên, cẩn thận hơn với những người tư vấn theo hướng khuyên bảo. Hiểu được điều đó mình cũng hạn chế đưa ra lời khuyên với bất cứ ai tìm đến mình. Khi mình đi học các lớp phát triển bản thân, mình thấy giáo viên có dạy về việc thực hành sự tò mò thuần khiết, đặt những câu hỏi gợi mở để người kia quay vào bên trong, để người đó tự gỡ rối, tự trả lời. Vì vậy, với mình so với việc đưa lời khuyên (cho con cá) thì việc đặt đúng câu hỏi (cho cần câu) có tác dụng nhiều hơn và lâu hơn. 
Nhưng anh mình bảo: Haizz, người ta lại muốn có câu trả lời sẵn, nhanh gọn nhẹ, cầm tay chỉ việc mày ạ! :< *sad ghê*
Đấy, nhân dịp gặp nhiều người xin lời khuyên quá nên lảm nhảm khùm điên tí =(((((((((((((((((((((((((((((((((((((