Phe cánh tả ở nước Đức cũng có cho riêng mình những câu chuyện lạm dụng đạo đức, một trong số đó là việc đòi quyền tự do tình dục cho trẻ em – một trong nhiều mục tiêu của phong trào sinh viên năm 1968 ở quốc gia này.
Mùa xuân năm 1970, Ursula Besser tìm thấy một tập tài liệu đáng ngờ ngay trước cửa căn hộ của minh. Tuy vậy những sự việc như thế này không còn lạ lẫm gì nữa bởi thời điểm đó người ta rất hay bỏ đồ trước cửa nhà hoặc trong hòm thư của cô. Dù sao đi nữa thì Besser cũng là một đại biểu quốc hội bang Berlin đại diện cho đảng Dân chủ Ki-tô giáo bảo thủ. Đôi khi cô cũng báo cáo cho cảnh sát để khám xét những gói hàng có vẻ đáng ngờ; không quên cẩn thận xin lỗi những người hang xóm của mình vì những sự huyên náo bất tiện này.
Các sinh viên đã tuyên bố dấy lên một cuộc cách mạng, và Besser thuộc về nhóm những người phản đối gay gắt những yêu sách thay đổi triệt để của họ. Ba năm trước đó, khi cô vừa được bầu vào quốc hội bang Berlin, Liên minh Dân chủ Ki-tô giáo CDU đã chỉ định cô – một tiến sĩ Bác ngữ học – vào ủy ban giáo dục. Chỉ trong thời gian ngắn, Besser đã nhanh chóng được biết đến với thái độ thẳng thắn, trực diện và quyết liệt của mình trong công tác chuyên môn.
Quay lại với tập tài liệu ngày hôm đó, nó bao gồm một xấp báo cáo hàng ngày về các hoạt động giáo dục ở một trung tâm sau giờ học khu Kreuzberg ở Berlin, nơi chăm sóc mười lăm trẻ em từ 8 cho đến 14 tuổi vào các buổi chiều. Báo cáo đầu tiên được ghi nhận đến vào ngày 13 tháng Tám năm 1969, còn báo cáo cuối cùng là vào ngày 14 tháng Một năm 1970.
Trẻ em chơi đùa trong một trường phản độc tài toàn trị Kinderladen ở Bochum năm 1971. Ngày đó, rất nhiều trung tâm chăm sóc trẻ như thế này nhằm mục đích dạy cho trẻ em vượt qua các cấm đoán tình dục. Những nơi này bị đặt ra rất nhiều nghi vấn xoay quanh quá trình giảng dạy bao gồm cả việc tiếp xúc thể xác với người lớn.
Ngay cả khi xem xét qua loa, người ta cũng có thể dễ dàng nhận ra hoạt động giáo dục ở trung tâm Rote Freiheit (Tự do Đỏ) là hoàn toàn không chính thống. Mục tiêu của trung tâm này là rèn giũa những đứa trẻ trở thành những “chiến binh xã hội”, và hoạt động của nó đã vượt quá tầm giám sát của chính quyền. Chương trình nghị sự của trung tâm này bao gồm cả những “tuyên truyền” cho trẻ em về tình hình ở Việt Nam hay các diễn tập bạo loạn đường phố, trong đó các đứa trẻ sẽ được chia ra thành 2 phe gồm “sinh viên” và “cớm”.

Mô phỏng giao cấu

Những ghi chép của các giáo viên ở trung tâm này cho thấy họ đặc biệt chú trọng vào giáo dục tình dục. Hàng ngày, những đứa trẻ ở đây sẽ chơi những trò chơi liên quan đến việc cởi quần áo, đọc những tạp chí khiêu dâm và trên hết là mô phỏng việc giao cấu.
Dựa trên các báo cáo, một “bài tập tình dục” đã được tiến hành vào ngày 11 tháng Mười Hai và một “giờ giao cấu” diễn ra vào ngày 14 tháng Một. Một mục ngày 26 tháng Mười Một viết: “Chúng tôi bảo hai đứa trẻ nằm đó, liên tục khiêu khích trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua những ẩn ý tình dục nhằm mô phỏng lại hoạt động giao cấu, khuyến khích Kurt và Rita cùng nhau làm theo trên một chiếc bàn thấp trước mặt để chúng tôi quan sát hướng dẫn”.
Các tài liệu đã lần đầu tiên mang đến cho đại chúng góc nhìn về một “sản phẩm phụ” của phong trào sinh viên: giải phóng tự do tình dục cho trẻ em. Besser đã chuyển các báo cáo cho một biên tập viên của Der Abend, tờ báo đã công bố các trích đoạn lấy từ tài liệu này. Ngày 7 tháng Tư năm 1970, quốc hội bang Berlin đã có buổi họp để bàn về các vấn đề của trung tâm Rote Freiheit. Mọi thứ mới vỡ lẽ ra rằng kẻ đứng đằng sau trung tâm này chính là Viện Tâm lý học thuộc Đại học Tự do Berlin. Thực tế, chính viện này đã thành lập nên trung tâm Rote Freiheit, xây dựng cơ sở vật chất và cung cấp giáo viên cho nó. Besser tin rằng người để lại tập báo cáo trước cửa nhà cô chính là một nhân viên có liên quan đến viện này.
Vài ngày sau đó, Besser đã có một chuyến ghé thăm Viện Tâm lý học này ở khu Dahlem của Tây Berlin, để “tham quan cơ sở nghiên cứu này” theo lời của cô. Trong tầng hầm ở đấy, Besser tìm thấy hai căn phòng được chia cắt nhau hoàn toàn bởi một tấm kính một chiều. Một trong hai căn phòng có một tấm nệm, một bồn rửa gắn tường và một hang khăn lau sặc sỡ đủ màu treo bên cạnh nó. Khi được hỏi, một nhân viên của viện đã nói với Besser rằng tầng hầm đấy được sử dụng như là “trạm quan sát” để nghiên cứu về các hành vi tình dục ở trẻ em.
Dần dần phong trào sinh viên này lắng lại và trở thành một vệt mờ nhạt trong lịch sử, nhưng những thành viên của phong trào 1968 và những kẻ kế thừa họ đã để lộ một thứ ám ảnh kỳ quái về chủ đề tình dục thời thơ ấu – thứ mà không bao giờ được đề cập đến khi nhắc lại về thời kỳ sôi sục của phong trào này. Khi được hỏi về vấn đề này, những cựu thành viên tham gia phong trào đều có vẻ như trở nên bị mất trí nhớ cấp tính; vậy nên những nỗ lực để phân tích về góc khuất này của cuộc cách mạng sinh viên những năm cuối thập kỷ 60 là cực kỳ giá trị.

Khả năng hợp thức hóa quan hệ tình dục với trẻ em

Trong một cuộc tranh luận về lạm dụng tình dục, một trong những vấn đề nổi trội chính là những bối rối trong việc kẻ ra vạch giới hạn trong những hành vi tương tác của người lớn đối với trẻ em. Vấn đề này không chỉ đem lại những bối rối trong phạm vi Giáo hội, thực chất nó còn nhức nhối hơn trong cộng đồng tự nhận là “cấp tiến” khi mà họ đang bắt đầu nhồi nhét tình dục vào đầu óc những đứa trẻ và dần hạ thấp các ngưỡng cấm kị. Kế hoạch thay đổi nhận thức này, nếu với mục đích xấu, có thể dẫn đến mối nguy về việc hợp thức hóa quan hệ tình dục với trẻ em.
Những sự cố xảy ra ở trường Odenwald phía tây bang Hessen – một trường nội trú không có liên kết với tôn giáo – đã cho thấy mối liên kết giữa những lời kêu gọi cải cách với việc loại bỏ các rào cản cấm đoán. Trường hợp của Klaus Rainer Röhl, cựu tổng biên tập của tờ tạp chí thiên tả Konkret, hẳn sẽ có ý nghĩa tác động lớn hơn nhiều nếu được đặt vào trong bối cảnh thời đại của nó. Những bài báo của tờ Konkret công khai ủng hộ giao cấu với trẻ em cũng ghê tởm không kém gì những cáo buộc của hai cô con gái Anja và Bettina của lão rằng đã bị quấy rối bởi chính cha ruột của họ. Hẳn nhiên là Röhl đã phủ nhận và chối bỏ tất cả những cáo buộc đấy.
Cánh tả luôn nhân danh đạo đức, nhưng vấn đề thực sự lại phức tạp hơn nhiều bề nổi trong những ý định có vẻ tốt đẹp của họ. Khi những lãnh đạo của phong trào sinh viên 1968 được hỏi về vấn đề cổ vũ tình dục ở trẻ em, họ thường ngập ngừng và tìm cách tránh né trả lời người hỏi. “Truy đến tận cùng căn nguyên của phong trào 1968, thực tế đã có một sự thiếu tôn trọng nghiêm trọng ranh giới giữa người lớn và trẻ em. Mức độ leo thang của vấn đề dẫn đến những trường hợp lạm dụng là không rõ ràng”, Wolfgang Kraushaar – một nhà khoa học chính trị kiêm người ghi chép lại về phong trào này – đã viết trong hồi ký của mình.
Một sự thiếu tôn trọng ranh giới nghiêm trọng đã đặt nó vào tình trạng đáng cảnh báo. Một số người còn cho rằng thậm chí những ranh giới này đã bị xé toạc một cách tàn nhẫn.
Cách mạng giải phóng tình dục được xếp vào hàng ưu tiên trong chương trình nghị sự của những nhà cách mạng trẻ, những người đã bắt đầu đảo lộn các giá trị xã hội vào năm 1967. Sự kiểm soát các ham muốn tình dục bị xem như là công cụ của giới cầm quyền, thứ mà giai cấp tư sản dùng để duy trì quyền lực của mình. Phe cấp tiến cho rằng kìm hãm tình dục chính là nguồn gốc của tất cả những thứ sai trái và gây hại như: sự hung hăng, lòng tham lam và ham muốn sở hữu, cũng như là sự sẵn lòng phục tùng chính quyền để đạt được những thứ đó. Các sinh viên cấp tiến tin rằng chỉ khi họ đã hoàn toàn giải phóng bản thân khỏi các cấm đoán tình dục, lúc đấy họ mới có thể tự do đúng nghĩa.

Đọc thêm:

‘Thái độ phản kháng với các khoái cảm tình dục’

Đối với họ thì hiển nhiên là giải phóng tình dục nên được bắt đầu ở độ tuổi càng sớm càng tốt. Lý luận của họ rằng một khi những cấm đoán tình dục đã bén rễ trong đầu, những gì còn có thể làm chỉ là điều trị thuyên giảm triệu chứng chứ không thể giải phóng được nữa. Họ bị thuyết phục rằng cách tốt nhất là ngăn cản sự nảy mầm của những ý tưởng cấm đoán tình dục ngay từ đầu. Rất khó khăn để tìm được một văn bản nào của phe cánh tả thời bấy giờ mà không đề cập đến chủ đề tình dục.
Ví dụ như, “Cách mạng giáo dục” (Revolution der Erziehung), một ấn phẩm được xuất bản bởi Rowohlt vào năm 1971 và nhanh chóng cháy hàng trên các kệ sách, đề cập đến tình dục như sau: "Đời sống hình thái gia đình đã góp phần vào công cuộc khử tình dục, từ sự cấm đoán các hoạt động tình dục giữa trẻ em cho đến cấm đoán các vấn đề loạn luân đều đóng vai trò chuẩn bị cho sự đồng hóa hoàn toàn – gieo vào đầu trẻ em thái độ phản kháng với các khoái cảm tình dục ở trường học cũng như sự tự nguyện khuất phục trước hệ thống lao động phi nhân tính.
Số 17 của tạp chí văn hóa Kursbuch xuất bản tháng Sáu năm 1969 đã thuật lại các nỗ lực thực tế của những người tham gia làm cách mạng tình dục. Tác giả người Đức Hans Magnus Enzensberger đã xuất bản một báo cáo bởi những thành viên của Công xã 2 ở Berlin, tựa đề là "Giáo dục trẻ em trong Công xã". Vào mùa hè năm 1967, ba phụ nữ và bốn người đàn ông cùng đến sống chung với nhau trong một căn hộ ở tòa nhà cũ trên đường Giesebrechtstrasse. Cùng với họ còn có hai đứa trẻ gồm một bé gái 3 tuổi tên Grischa và một bé trai 4 tuổi tên Nessim. Đối với những người tham gia, thí nghiệm sống thử này là một nỗ lực vượt qua những ràng buộc của giai cấp tư sản. Rất nhiều thử thách họ phải vượt qua từ việc dùng chung tài khoản ngân hàng, đi tắm không cần đóng cửa cho đến dẹp bỏ sự chung thủy giữa các cặp đôi cũng như chiến thắng cảm giác xấu hổ. Hai đứa trẻ được nuôi dưỡng riêng biệt bởi nhóm người này, có nghĩa là sẽ không có ai khác để ý đến chúng ngoài họ. Bởi vì mục đích của những người này là không chỉ làm những người quan sát, họ còn muốn can thiệp vào nhận thức về tình dục của hai đứa trẻ theo chiều hướng mong muốn.
Những thành viên của Công xã này cũng cảm thấy bắt buộc phải ghi chép lại trải nghiệm của họ, điều này giải thích tại sao những sự cố được lưu giữ trong tài liệu này lại có một mức độ tin cậy nhất định. Eberhard Schultz đã kể lại rằng vào ngày 4 tháng Tư năm 1968, khi đang nằm trên giường với Grischa bé nhỏ thì cô bé bắt đầu vuốt ve anh ta, ban đầu là ở mặt, sau đó là đến bụng và mông. Cuối cùng cô bé chơi đùa với dương vật của người đàn ông này. Đến khi anh ta cảm thấy “cực kỳ phấn khích” và dương vật trở nên cương cứng, bé gái kéo quần tất xuống và đòi Schultz “nhét nó vào trong” của mình. Schultz trả lời rằng dương vật của mình “rõ ràng là quá to” rồi bắt đầu vuốt ve kích thích âm vật của cô bé.

‘Nhìn xem bươm bướm của cháu này’

Kursbuch số 17 có chứa một loạt hình ảnh khổ tranh dán tường. Ngay bên dưới tiêu đề chủ đạo “Trò chơi tình yêu trong phòng lũ trẻ” là một hình ảnh mô tả cả Nessim và Grischa đều đang trong tình trạng trần truồng. Bức hình này xứng đáng lên trang bìa của một tạp chí ấu dâm hơn là của một tạp chí dành cho giới cấp tiến của cánh tả. Lời tựa của bức ảnh ghi rằng: “Grischa bước tới trước gương, nhìn ngắm cơ thể trần truồng của mình, khom người tới trước, vòng tay ra sau để vén cặp mông sang hai bên và nói: ‘Nhìn xem bươm bướm của cháu này’”.
Ulrich Enzensberger, cựu thành viên của Công xã, sau này đã kể lại rằng Nessim, dù thế nào đi nữa, luôn giữ cho mình thái độ “kinh hãi” mỗi khi hồi tưởng lại những ngày ông ta còn là cậu bé ở trong công xã. Nessim giờ đây đã là một nhà khoa học chính trị ở Bremen, trong khi Grischa sống ở Berlin và làm việc cho một công ty xuất bản. Nessim và Grischa đã sống với đời tư rất kín đáo kể từ khi họ có đủ khả năng nhận thức để tự mình đưa ra quyết định. Mỗi khi được hỏi, Nessim đều trả lời rất lịch sự rằng ông ta chỉ thảo luận về thời thơ ấu của mình với những cá nhân mà bản thân tin cậy. Grischa, giờ đây đã 46 tuổi, cũng sống một cách kín tiếng tương tự như vậy.
Chúng ta có thể dễ dàng bỏ qua trường hợp “trò chơi tình yêu” trên như là một ngoại lệ vượt tầm kiểm soát của những người cấp tiến nếu như không có một số lượng lớn các phụ huynh thiên tả cũng áp dụng theo mô hình của thí nghiệm tại đường Giesebrechtstrasse. Đối với những người cấp tiến thời bấy giờ, Công xã 2 chính là dự án thí điểm trong phong trào giáo dục phản độc tài toàn trị và nó đã nhanh chóng được các trường mẫu giáo tư thục học theo trong sự ủng hộ của các bậc phụ huynh cấp tiến. Đầu tiên là Frankfurt, Berlin, Hamburg sau đó là đến Stuttgart hay thậm chí cả những thành phố nhỏ như Giessen và Nuremberg.
Ban đầu, các bậc phụ huynh chỉ suy nghĩ về những vấn đề thực tế kiểu như có nên đưa lũ trẻ theo tham gia vào những đoàn biểu tình hay không. Nhưng rồi chương trình nghị sự cuối cùng lại chuyển hướng mục tiêu trọng tâm thành giáo dục tình dục. Trong những trường mẫu giáo phản độc tài toàn trị – có tên là Kinderladen – này, không có môn học nào có thời lượng giảng dạy lớn như những môn về tình dục, theo lời của Alexander Schuller, một trong những người đi đầu trong phong trào 1968.

Những quan điểm trái chiều

Alexander Schuller

Đọc thêm:

Năm 1969, nhà xã hội học Schuller trở thành nhà sáng lập của một trường Kinderladen trong khu Wilmersdorf của Berlin. Tương tự như Schuller, các bậc phụ huynh cấp tiến gửi con tại đây cũng là những học giả, phóng viên hoặc nhân viên thuộc các trường đại học – những người thuộc tầng lớp trung-thượng lưu. Hai người con trai của Schuller, lần lượt 4 và 5 tuổi tại thời điểm đó, đã lớn lên trong sự giáo dục không hề có những quy tắc và hình phạt của những trường học công lập.
Nhưng rồi những người lớn bắt đầu chia rẽ quan điểm quanh vấn đề giáo dục tình dục. Một bên thì kiên quyết khuyến khích con cái mình phô bày và đụng chạm vào bộ phận sinh dục của nhau, trong khi bên còn lại cảm thấy ý tưởng này hết sức bệnh hoạn.
“Việc này chưa bao giờ được đề cập đến một cách trực tiếp, nhưng hôm nay cuối cùng mọi thứ đã rõ ràng, tôi không thể nào ngó lơ vụ việc học sinh quan hệ tình dục với hai nữ giáo viên được nữa”, Schuller. “Tôi cảm thấy thật khó để chọn lấy một lập trường vào lúc này. Tôi nghĩ rằng những gì chúng ta đang cố gắng làm về cơ bản đều đúng đắn, nhưng khi vụ việc này vỡ lở ra tôi đã nghĩ rằng: Điều này thật điên rồ hết sức. Nhưng rồi tôi chợt cảm thấy xấu hổ khi suy nghĩ như vậy, và tôi nghĩ cũng sẽ có nhiều người hiểu được cảm giác của tôi lúc này”.
Sau một năm thảo luận không ngừng nghỉ, nhóm bảo thủ đã chiếm ưu thế. Các bậc phụ huynh đều nhất trí rằng tình dục sẽ không xuất hiện trong những bài dạy ở các Kinderladen.
Ngày nay, những người trưởng thành có hành vi kích thích cơ quan sinh dục của trẻ em rõ ràng sẽ được xếp vào nhóm tội phạm tấn công tình dục. Nhưng đối với những người cách mạng ở thời điểm những năm 1968, hành vi đó là một công cụ giáo dục giúp “tạo nên con người thời đại mới”, dựa trên cuốn “Cẩm nang truyền cảm hứng tích cực cho trẻ em” xuất bản năm 1971. “Trẻ em có thể học cách đón nhận những hành động gợi tình và nhuần nhuyễn cách thức giao hợp từ rất lâu trước khi chúng nhận thức được rằng em bé được tạo ra như thế nào. Việc người lớn âu yếm trẻ em được đánh giá cao, tương tự thì việc người lớn tiện thể giao cấu với trẻ em trong khi âu yếm cũng được đánh giá cao không kém”.

Khai sáng liên tục

Sự tự huyễn của những bậc phụ huynh “đã được khai sáng” đó bắt đầu từ khi họ cố gắng áp đặt thái độ cởi mở với tình dục lên con cái của mình. Về lý thuyết, mục tiêu của họ là giúp cho trẻ em cởi mở hơn với những nhu cầu về tình dục; thế nhưng trẻ em thường không có xu hướng thể hiện các hành vi tình dục một cách tự nhiên trước mặt người lớn, vậy nên họ bắt đầu phải tìm cách để khơi gợi những suy nghĩ và hành vi đó ở trẻ em. Các bậc phụ huynh liên tục kể những câu chuyện cười về tình dục và sử dụng những từ ngữ như ‘chim’, ‘mông’, hay ‘bướm’. “Thật ra các con trai của tôi rất thích đến Kinderladen”, Schuller nói, “nhưng chúng nghĩ rằng những cuộc trò chuyện liên tục về tình dục thật sự kinh khủng”.
Trong cuốn tiểu thuyết “Trái tim tái nhợt của Cách mạng” (Das bleiche Herz der Revolution), Sophie Dannenberg đã mô tả một cách ấn tượng về sự đau đớn của những đứa trẻ khi những ranh giới riêng tư của chúng bị xâm phạm thô bạo. Dannenberg cũng chính là một nhân chứng của phong trào khi còn bé, cha mẹ của cô được thôi thúc bởi những ý tưởng của Đảng Cộng sản Đức và họ đã gửi cô đến một Kinderladen ở thành phố phía Tây của Giessen vào những năm 1970. Cô đã sử dụng chính lời kể của mẹ mình và các nhân chứng khác để cho ra đời cuốn tiểu thuyết về một thời đại khai sáng liên tục mang màu sắc quái đản này.
Sophie Dannenberg
Tài liệu Dannenberg sử dụng cũng bao gồm cả lời tường thuật về một buổi tối tụ họp trao đổi của các bậc phụ huynh, trong đó một bà mẹ đã kể rằng bà cởi hết đồ và hoàn toàn trần truồng để cậu con trai trước mặt có thể “khám phá” cơ thể của bà ta. Trong quá trình “giáo dục” đó, người phụ nữ này còn mở rộng chân ra để cậu con trai có thể quan sát cận cảnh cơ quan sinh dục của mình. Mọi thứ kết thúc khi cậu con trai lỡ tay làm mắc kẹt cây bút chì vào âm hộ của bà mẹ. Các bậc phụ huynh cấp tiến còn dành ra rất nhiều thời gian để thảo luận rằng liệu dạy dỗ lũ trẻ bằng cách đích thân quan hệ tình dục với chúng liệu có phải là một ý kiến tốt hay không, bởi vì có người cho rằng đó là cách “tự nhiên nhất” để dạy trẻ em biết cách giao hợp.
Mặc dù những nhân chứng được Dannenberg phỏng vấn đều không nhắc đến những trường hợp tiếp xúc thể xác, tất cả bọn họ đều kể ra những “hình thức tấn công tình dục nhẹ nhàng hơn” chẳng hạn yêu cầu thúc ép trẻ em phải phô bày cơ thể trần truồng của bản thân. Trong cuốn tiểu thuyết, một nhân vật bé trai 8 tuổi tên Simone kể rằng ông ta từng bị yêu cầu phải lột sạch quần áo trước cặp mắt của một rừng khan giả bao gồm cả người lớn và trẻ em. “Tại sao con lại muốn che giấu bản thân?”, mẹ của ông ta nói khi thấy Simone ôm một cái gối để che đi cơ quan sinh dục của mình, xung quanh là sự phấn khích có phần thích thú của mọi người. “Cơ quan sinh dục của con là một thứ tuyệt vời! Hãy cho mọi người ở đây chiêm ngưỡng nó đi!”

Những bê bối tình dục

Không có một chi tiết nào khác trong cuốn sách gây ra những phản ứng giận dữ dội bằng chi tiết này. Dannenberg kể rằng cô luôn gần như phải la hét để có thể trình bày cuốn sách mỗi khi chi tiết này được đề cập đến. Khán giả ở dưới liên tục la lối phản đối “dối trá, dối trá,” mỗi khi cô trao đổi với Ulrich Enzensberger trên bục thuyết trình và nhắc đến vụ bê bối liên quan đến tình dục ngày trước.
Trong cuốn tự truyện ‘Phiên chợ kỳ vĩ’ (Der grosse Basar) ra mắt năm 1975 của mình, chính trị gia Đảng Xanh Daniel Cohn-Bendit đã kể lại trải nghiệm của mình khi còn là một giáo viên ở trường Kinderladen ở Frankfurt. Khi những đứa trẻ con anh ấy được giao cho chăm sóc mở khóa quần người thầy của chúng và bắt đầu sóc dương vật của anh ta lên. Cohn-Bendit viết: “Tôi thường cảm thấy khá sốc. Phản ứng của tôi với những vụ việc này chủ yếu dựa trên tình hình lúc đó như thế nào”.
Daniel Cohn-Bendit

Đọc thêm:

‘Đau đấy!’

Trong khi đó những người khác cảm thấy có một sự khó khăn đáng kể khi phải đương đầu với tình hình này. Bản ghi chép của một Kinderladen ở Stuttgart từ tháng Mười Hai năm 1969 bao gồm lời kể của một bà mẹ về một lần nọ bà bỗng dưng thấy nhiều đứa trẻ tóm lấy chân váy của mình. Khi một trong những thằng nhóc bắt đầu rứt lông vùng kín của bà ta, người phụ nữ này không biết phải phản ứng như thế nào. Một mặt bà ấy không muốn ra vẻ cấm đoán, mặt khác việc này làm cho bà cảm thấy không thoải mái. “Đau đấy, cô không thích điều này!”, cuối cùng bà ta cũng phải cản bọn trẻ lại.
Theo lời kể của nhà xã hội học Monika Seifert, người đã từng chia sẻ trải nghiệm của mình thời còn hoạt động trong Hội Phụ huynh của Trường Thiếu nhi Frankfurt với tờ tạp chí Vorgänge (sau này cũng xuất hiện trên tờ Spiegel mùa thu năm 1970), đã cho thấy sự khó khăn của những bậc phụ huynh gửi con ở các trường Kinderladen khi phải đưa ra quyết định rằng nên tin vào lý tưởng kỳ vọng cấp tiến hay tin vào cảm giác đúng/sai thường thức để giải quyết những vấn đề phát sinh với con trẻ.
Trong lời tự thuật, Seifert nghiêm khắc tự hỏi bản thân rằng tại sao, trong dự án của mình, “không có báo cáo nào về các hoạt động liên quan đến tình dục có chủ đích giữa người lớn và trẻ em được ghi chép lại”. Đối với bà thì đây là một thiếu sót chứ không phải là một thành công. Với vai trò của một người mẹ, Seifert cho rằng “những cấm đoán cũng như sự nguy hiểm của người lớn” là lý do cho sự thụ động khám phá tình dục của bọn trẻ, và rằng trẻ em thường “kìm nén sự tò mò về giới tính bởi vì e ngại những phản ứng không tốt đẹp mang tính tiềm thức của người lớn”.

‘Một trò chơi cực kỳ gợi tình’

Những thứ xảy ra ở các trường Kinderladen có nên bị xem là lạm dụng tình dục trẻ em hay không? Nếu dựa trên những quy định của các giáo sĩ Công giáo đề ra, Alexander Schuller cho rằng rõ ràng nó chính là lạm dụng. "Khách quan mà nói thì đó là lạm dụng trẻ em, nhưng chủ quan mà nói thì không hẳn như vậy", theo lời Dannenberg. Thật ra các bậc phụ huynh bị ảnh hưởng của phong trào vì họ cho rằng sẽ đem lại cho con cái những lợi ích, chứ không phải cho bản thân họ. Đối với những người hoạt động trong phong trào, trẻ em không bị đối xử như những công cụ thỏa mãn tình dục cho người lớn. Cần phải nhìn nhận phân biệt rõ động cơ của phong trào này với những động cơ tác động chính trị thay đổi nhận thức xã hội để phục vụ lợi ích riêng của bọn ấu dâm.
Lúc này, các ranh giới đã bắt đầu bị mờ nhạt. Trong một lần xuất hiện trên sóng truyề hình Pháp vào ngày 23 tháng Tư năm 1982, Cohn-Bendit, khi đó là một thành viên của Nghị viện Châu Âu, đã phát biểu như sau:
“Vào lúc 9 giờ sáng, tôi bắt đầu ngày làm việc của mình với tám em bé trong độ tuổi từ 16 tháng đến 2 tuổi. Tôi rửa ráy, cù lét và âu yếm chúng. Bạn biết đấy, chúng ta thường không bị hấp dẫn tình dục bởi những em bé chỉ mới chập chững biết đi. Tuy vậy mọi chuyện không giống như đối với những đứa bé từ 4 đến 6 tuổi nữa. Khi một bé gái 5 tuổi bắt đầu cởi đồ, trò chơi giữa lằn ranh đạo đức mới thực sự bắt đầu. Và đó là một trò chơi cực kỳ gợi tình”.
Cohn-Bendit sau này tuyên bố rằng những miêu tả của ông trong cuốn sách chỉ nhằm mục đích bông đùa. Cho dù có tin vào lời khẳng định của Cohn-Bendit hay không, sự phát triển của Đảng Xanh vào những năm 1980 cũng chỉ ra rằng những phát ngôn thiếu ý tứ của họ về tình dục với trẻ em cuối cùng cũng đã thu hút những kẻ ấu dâm thực sự.

Không giới hạn độ tuổi

Trong sự trỗi dậy quyết liệt của phong trào đồng tính, những nhóm người được gọi là Pedo đã bắt đầu xuất hiện. Với nguồn cảm hứng từ những người đồng tính, họ cũng tuyên bố rằng sẽ đòi một số quyền nhất định bất chấp chỉ là nhóm thiểu số. Nổi tiếng nhất trong số đó là “Công xã Anh-điêng” ở Nuremberg. Những “người Anh-điêng”, nổi bật với những hình vẽ sặc sỡ trên cơ thể cùng với sự ồn ào ở những nơi họ xuất hiện, đã có mặt ở hội nghị đầu tiên của Đảng Xanh ở thành phố Karlsruhe vào năm 1980 để gióng lên hồi trống cổ vũ cho sự đấu tranh của họ, để yêu cầu “tự do tình dục cho cả người lớn và trẻ em”.
Đảng Xanh nhanh chóng ngả theo lập luận của họ. Tại hội nghị ở Lüdenscheid năm 1985, Đảng Xanh ở bang North Rhine-Westphalia cho rằng “những hoạt động tình dục phi bạo lực” giữa người lớn và trẻ em nên được chấp nhận rộng rãi và không giới hạn độ tuổi. “Quan hệ tình dục đồng thuận giữa người lớn và trẻ em cần phải được hợp pháp hóa”. Tuy nhiên những cuộc biểu tình công khai đã nổ ra buộc đảng này phải hủy bỏ dự định đó.
Trong suốt thời gian này, không có tờ báo nào khác nói về ‘ái nhi’ nhiều như một tờ báo thiên tả tên Tageszeitung, nó thường xuyên dẫn ra rằng những người cánh tả càng ngày càng chấp nhận và nhìn nhận những hành động cấm kị đó là điều bình thường. Trong các chuỗi bài viết – bao gồm một bài với tiêu đề ‘Tôi yêu những bé trai’ – và phỏng vấn, nhiều người đàn ông trưởng thành được trao cơ hội để thể hiện rằng quan hệ tình dục với các bé trai chưa đến vị thành niên thì đem lại nhiều mỹ cảm và thống khoái đến dường nào. “Chúng ta gần như không thể biết chắc rằng liệu họ sẽ còn đẩy mọi chuyện đi xa đến đâu nữa” – theo lời Gitti Hentschel, người sáng lập kiêm biên tập viên của tờ Tageszeitung trong khoảng thời gian từ năm 1979 đến 1985. Những người như Hentschel đã công khai phản đối việc thúc đẩy hợp thức hóa ấu dâm dưới vỏ bọc ‘ái nhi’ và bị gắn nhãn là ‘bảo thủ’ – bởi vì phe ‘cấp tiến’ cho rằng họ đang đàn áp tự do ngôn luận. Những người kế thừa sau này đã đáp trả Hentschel rằng: “Ở Tageszeitung không có thứ gì đáng bị cấm đoán che đậy cả”.

Những người ‘cấp tiến’ bảo thủ

Một trong những nhà lãnh đạo cánh tả đã phản đối quyết liệt phong trào hợp thức hóa ấu dâm ngay từ lúc nó vừa nhen nhóm đó là nhà khoa học xã hội Günter Amendt. “Không có thứ gọi là hòa hợp trong tình dục giữa trẻ em và người lớn”, Amendt đã bày tỏ sự phẫn nộ đối với phong trào này. Alice Schwarzer, người sáng lập của tờ tạp chí phụ nữ Emma, cũng lên tiếng phản đối việc hạ thấp tầm quan trọng của hành vi ấu dâm và nhìn nhận phong trào này đúng như bản chất của nó: ngang nhiên lạm dụng tình dục trẻ em.
Amendt hồi tưởng lại việc ông ta đã bị phỉ báng và gắn nhãn ‘phản động’ trong các tờ rơi và trên mặt báo: “Họ có cả một chiến dịch công khai chống lại cả tôi và Alice tại thời điểm đó”. Phải đến tận những năm giữa thập niên 1990 thì chương thảm họa này trong ‘công cuộc khai phóng’ của phe cánh tả mới khép lại. Năm 1994, các Pedo xuất hiện lần cuối cùng trên tờ Tageszeitung, và ấn phẩm đó thậm chí còn cho rằng quan hệ với bé trai hay bé gái – đối tượng được bảo vệ nhờ phong trào nữ quyền – gì thì cũng đều không có gì xấu xa cả.
Những ‘nhà cách mạng’ của những năm cuối thập niên 1960 vẫn còn khá cứng đầu khi đối diện với giai đoạn lịch sử đen tối do họ tạo ra này. Khi được hỏi rằng liệu hoạt động của các thành viên trong phong trào 1968 có liên hệ nào đến những vụ lạm dụng ở trường Odenwald hay không, những người biện hộ cho phong trào này vẫn khăng khăn rằng:
“Những lời cáo buộc như thế này cũng là một phần trong nỗ lực bài bác tiến trình khai phóng xã hội”, nhà tình dục học cũng như cựu thành viên phong trào Gunter Schmidt đã viết trong tờ nhật báo Frankfurter Rundschau. “Nhìn chung, những thay đổi xã hội nhờ phong trào 1968 có nhiều khả năng sẽ mang đến những rào cản cho việc lạm dụng tình dục trẻ em”.
Đây chỉ là một chút hồi tưởng sơ lược về quá khứ. Dù sao thì rõ ràng là còn rất nhiều câu chuyện sẽ không bao giờ được chia sẻ bởi những nhân chứng đã từng là một phần của những thí nghiệm giáo dục thiên tả ngày đó.
(5700 chữ)