KIẾN THỨC NỀN LÀ GÌ?
Kiến thức nền là gì? Tại sao người tây lại dạy học sinh kiến thức nền từ rất sớm?...
Kiến thức nền là gì? Tại sao người tây lại dạy học sinh kiến thức nền từ rất sớm?
Khi nói chuyện với nhiều người, mình nhận ra một số người có nền tảng kiến thức rất thấp. Thậm chí là con số 0. Tức là người ta chỉ biết nói những điều mà họ trải qua trong cuộc sống hoàn toàn bằng phương pháp tự sự, tức là kể chuyện. Không có một chút chính kiến, đánh giá hay giải thích sự kiện một cách mạch lạc và làm thế nào đó cho nó có ý nghĩa.
Từ khi bước chân vào trường học. Trẻ em chúng ta được học các môn khoa học như văn, toán, vật lý, địa lý, sinh học... Nhưng điều thú vị mà mình nhận thấy không ai dạy học sinh của chúng ta rằng, các môn học ấy bắt nguồn từ đâu? Tại sao ta phải học và nó giúp gì được cho cuộc sống của chúng ta sau này? Khi thầy cô giáo không dạy học sinh được các câu hỏi ấy thì chính các thầy cô giáo lượng kiến thức nền của họ cũng rất thấp. Đó là lý do tại sao chúng ta (ở Việt Nam) không có một triết lý giáo dục. Và khi hỏi đến triết lý giáo dục của một quốc gia là gì? Từ ông bộ trưởng đến các chuyên gia đều hết sức lúng túng, mỗi người trả lời một kiểu và máy móc. Đó là do chính họ cũng thiếu thốn trầm trọng kiến thức nền.
Khi loài người bắt đầu có nhận thức, người ta đã nghĩ ngay đến việc trả lời các câu hỏi: ta là ai? Ta đến từ đâu? Sau khi chết đi ta về đâu? Ta sinh ra để làm gì cho cuộc đời này? Chính sự suy tư mang tính triết học này là tiền đề tạo ra các bộ môn khoa học, tôn giáo, quyền lực, phân hoá đẳng cấp xã hội. Và từ đó mới có Chúa, triết học, toán học, thiên văn, địa lý, vật lý.... Đều nhằm phục vụ mục đích trả lời các câu hỏi về sự tồn tại của con người.
Kiến thức nền không phải là kiến thức khoa học biểu hiện bên ngoài các con chữ và con số như người ta dạy trẻ em trong trường học. Mà nó là kiến thức mang tính tổng quát, lý luận đi sâu vào tìm hiểu bản chất của con người.
Như môn toán học, người ta tạo ra các con số dựa trên các đầu ngón tay con người hoặc tính theo chu kỳ của mặt trăng, mặt trời để đưa ra các dự báo mang tính quy luật của tự nhiên. Người ta lắp ghép các con số lại với nhau để tạo nên các ý nghĩa nào đó phục vụ đời sống con người.
Môn vật lý ra đời để kiểm nghiệm các con số toán học có phù hợp với vận động của tự nhiên hay không? Môn thiên văn học cả đông và tây phương đều nhằm giải thích quy luật của đời người.
Cái đẹp, mỹ học, nghệ thuật đều bắt nguồn từ sự đo lường mẫu người đẹp nhất trong xã hội. Và ngay cả đến âm nhạc, hình học, địa lý, bói toán cũng không ngoại lệ cho việc áp dụng tự nhiên cho việc khám phá bản thể con người. Con người mới là đối tượng duy nhất của giáo dục ở bất kỳ thời đại nào.
Vậy kiến thức nền chính là việc khám phá con người thông qua các hiện tượng tự nhiên một cách có quy luật và tạo thành một lý luận chung nhất mà người ta gọi là triết học.
Do đó, các nhà triết học thời cổ đại đều được người đời tôn sùng gọi chung là nhà thông thái. Họ biết và thành thạo tất cả các môn khoa học. Họ có khả năng lý luận và dự báo. Mỗi lời nói của họ thực sự là một triết lý, là một quy luật mà cho đến ngày nay khó ai có thể phản biện được. Vì nó chỉ có mục đích duy nhất là phụng sự con người. Những kẻ làm trái với mục đích cao cả này là kẻ chống lại loài người.
Ngày nay, rất nhiều trường học của chúng ta mở lớp dạy kiến thức nền mang tính tự phát. Nhưng tôi thấy thực chất đó chỉ là các kỹ năng sống cơ bản. Đó là dạy nấu ăn, tự vệ, phát triển bản thân, kỹ năng đội nhóm, kỹ năng tư duy... Tất cả đều cần phải học nhưng câu hỏi quan trọng bậc nhất là tại sao phải học? Họ đã hoàn toàn hiểu sai về kiến thức nền. Lẽ ra họ phải dạy trẻ em các kiến thức ấy kèm theo những giải đáp về ý nghĩa con người, phải trả lời được câu hỏi học để phụng sự điều gì cho nhân loại? Câu hỏi cao nhất trong tháp câu hỏi của cuộc sống.
Nhiều người nói chuyện với tôi, thường thấy tôi hỏi rất nhiều. Có lẽ nhiều người khó chịu vì việc tôi hay đặt vấn đề và hỏi gì mà nhiều thế. Hỏi ngu vl. Ai cũng biết mày hỏi làm gì. Thực sự tôi chỉ muốn biết người trả lời có thực sự hiểu vấn đề họ đang nói hay không? Họ thích trả lời loại câu hỏi nào? Vì họ trả lời được câu hỏi nào thể hiện đẳng cấp của họ ở vị trí nào. Tức là tôi có thể đọc vị họ chỉ cần thông qua các câu hỏi.
Bên cạnh đó cách đặt câu hỏi chính là một cách để xác định rằng anh ta đang ở tầng bậc nào của xã hội thông qua tư duy của họ.
Có các đẳng cấp thế này theo thứ tự:
Nhà lãnh tụ: Who esle (tôi làm vậy để phục vụ ai?) Who? Tôi là ai
Nhà lãnh đạo:why? Tại sao
Nhà quản lý: how? Làm thế nào
Nhân viên: when? Where?
Khi trả lời được các câu hỏi phía trên thì tự động trả lời được các câu hỏi phía dưới. Còn những người chỉ loay hoay câu hỏi phía dưới thì sẽ không thể nào trả lời được câu hỏi phía trên.
Chỉ những người trả lời được câu hỏi (why? Who? Who esle?) Mới là những người có kiến thức nền thực sự vững chắc. Nói chuyện với những người ấy mới thực sự thú vị.
Bằng trải nghiệm cá nhân của mình, tôi thực sự mong muốn rằng các bạn hãy tư duy và xác định rõ cho mình thuộc loại người nào bằng cách thông qua các câu hỏi mình hay thường hỏi. Hoặc nếu không tôi cũng sẽ biết bạn tương lai thế nào chỉ bằng cách thông qua mấy câu hỏi. Nếu chúng ta không làm được điều đó chúng ta mãi mãi chỉ là ở tầng thấp của xã hội mà thôi.
Giáo dục
/giao-duc
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất