KIẾN THỨC DÙ CÓ LỖI THỜI VẪN PHẢI HỌC CHO TỐT
Kiến thức trên trường đang bị coi là "lỗi thời", liệu việc HỌC GIỎI đồng nghĩa với việc LÀM VIỆC GIỎI?
Anh Nguyễn Đức Trung hiện đang là CTO của Nami Foundation - tổ chức tiên phong trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số và công nghệ, kinh tế - tài chính tại Việt Nam, tập trung xây dựng các sản phẩm đột phá, tạo giá trị cho người dùng và thặng dư xã hội.
Với xuất phát điểm là một sinh viên xuất sắc, đạt học bổng mỗi kỳ của trường Bách Khoa, anh Trung đã tận dụng thành công những kiến thức thu nạp được trên trường lớp vào trong công việc. Điều này vô cùng quan trọng với anh Trung khi làm việc trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là công nghệ mới như blockchain, việc có kiến thức nền tảng vững vàng và phương pháp học hiệu quả đã giúp anh nắm bắt thông tin mới, bồi dưỡng kiến thức không ngừng nghỉ để có thể đáp ứng tốc độ phát triển trong kỷ nguyên công nghệ.
Theo anh, kiến thức căn bản là một trong những nền móng vững chắc nhất để có thể làm tốt các công việc. Một sinh viên học giỏi không có nghĩa chỉ biết học, mà còn phải áp dụng được những kiến thức vào trong công việc của mình.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, đã xuất hiện nhiều quan điểm phủ định vai trò của bằng Đại học và giá trị học tập trong trường lớp nói chung. Các ý kiến này cho rằng việc có bằng cấp cao không quan trọng, và chỉ cần có khả năng tự tìm kiếm kiến thức, ai cũng có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mình muốn.
Vậy anh Trung - một người với thành tích học tập vô cùng “đáng nể” sẽ có những suy nghĩ và quan điểm về vấn đề này thế nào? Cùng Spiderum tìm hiểu qua số podcast Người Trong Muôn Nghề SS2 được host bởi CEO Spiderum - Việt Anh Trần nhé!
Host: “Anh khá thắc mắc về việc liệu những kiến thức em học được trên lớp có thật sự áp dụng được và hữu ích trong công việc không?”
Khách mời: “Em nghĩ những kiến thức học được từ hồi cấp 3 hay Đại học thường sẽ rất rộng. Nó thường mang tính lý thuyết và nền tảng nhiều hơn. Nên để thực sự ứng dụng thì sẽ phải làm các công việc liên quan đến nghiên cứu.
Còn đối với công việc liên quan đến phát triển sản phẩm hay quản lý con người thì những KIẾN THỨC đó mang lại cho em một tư duy vững vàng.
Ví dụ như khi vận hành một hệ thống thì không tránh khỏi những sự cố đúng không? Lúc đối mặt với một sự cố thì em sẽ dự đoán sự cố này có thể xảy ra do vấn đề gì, có thể có những tác nhân nào mà gây ra? Những lúc đó thì những người không vững về nền tảng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Cũng nhờ có kiến thức vững vàng nên thường thì mình sẽ là người đầu tiên phát hiện ra sự cố, cũng như tìm ra nguyên nhân để mà khắc phục nhanh nhất có thể.”
Host: “Điều gì đã khiến em lựa chọn làm startup thay vì đi du học hay vào làm ở Viettel hay FPT?”
Khách mời: “Em nhớ hồi đó anh CEO đã hứa với mình sẽ mời một anh Senior về để “training” mình. Cá nhân em rất thích việc khi vào một công ty thì sẽ có mentor để hướng dẫn.
Em nghĩ là các bạn cũng nên tìm một người thầy cho bản thân, không chỉ về chuyên môn mà còn về các kỹ năng sống, cũng như là bất kỳ một cái kiến thức gì mình cần học thì mình cũng nên tìm một người thầy.
Thời điểm đấy anh CEO có mời một anh senior rất xịn sò về. Em nghĩ là ở đây sẽ được học nhanh nhất và nhiều nhất nên là em chọn Nami Foundation.”
Host: “Công việc liên quan đến lĩnh vực blockchain có những khó khăn gì?”
Khách mời: “Luôn có những thông tin cho rằng công nghệ này không được tốt lắm. Nên nhiều khi mọi người có một cái nhìn chưa tích cực về cái công nghệ này. Nhưng mà thực tế thì blockchain chỉ là một nền tảng. Người ta có thể xây dựng rất nhiều ứng dụng trên đó. Có thể là ứng dụng tốt hoặc ứng dụng xấu. Nên việc của em là làm sao những cái dự án mà mình tham gia có thể đem lại lợi ích cho người dùng là được.”
Host: “Em có mong muốn làm điều gì để thay đổi cái hoặc tạo ra ảnh hưởng khiến mọi người có cái nhìn công bằng hơn về thị trường blockchain không?”
Guest: “Một trong những sứ mệnh mà Nami Foundation được tạo ra là hỗ trợ và xây dựng những dự án thực sự đem lại giá trị cho người dùng và tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội. Đó sẽ không phải là những dự án theo trend, mà phải thực sự có mục đích tốt và có tính cách mạng.
Để làm được việc đó thì tụi em đã thành lập những quỹ có thể hỗ trợ các bạn sinh viên không chỉ vì về mặt về mặt tài chính mà còn về mặt kiến thức. Đó có thể là những cuộc cuộc thi khởi nghiệp, hoặc là những cái buổi chia sẻ kiến thức cho các bạn. Hiện tại Nami Foundation cũng có liên kết với hai trường đại học là RMIT Hồ Chí Minh và Đại học Ngoại Thương Hồ Chí Minh để có thể chia sẻ những cái kiến thức liên quan đến lĩnh vực này đối với các bạn sinh viên.”
Vừa rồi chỉ là một trong rất nhiều trích đoạn ý nghĩa từ buổi nói chuyện của anh Trung với Người Trong Muôn Nghề. Không chỉ mang lại những chia sẻ thú vị liên quan đến việc học tập, khởi nghiệp, anh Trung còn mang tới những góc nhìn mới mẻ về thị trường blockchain. Vẫn còn rất nhiều chia sẻ chất lượng khác của anh đang chờ bạn lắng nghe, Bạn có thể xem podcast cùng anh Nguyễn Đức Trung tại ĐÂY nhé:
Bạn cũng có thể lắng nghe phiên bản audio của chuỗi podcast Người Trong Muôn Nghề, cũng như cập nhật những nội dung mới nhất tại:
● Spotify
● Youtube
______________
Kết nối với các mạng xã hội của Người Trong Muôn Nghề tại:
● Facebook
● Tiktok
Người trong muôn nghề
/nguoi-trong-muon-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất