Tác giả: Edward D. Hess

Bài viết này có ý nghĩa như thế nào với tôi? Trở thành một người không ngừng học hỏi để chuẩn bị cho tương lai.

Cách đây hàng nghìn năm, khi loài người di chuyển từ rừng nhiệt đới châu Phi đến thảo nguyên mênh mông, họ phải học cách thích nghi nhanh chóng. Sự sống còn của loài chúng ta người phụ thuộc vào bước đại nhảy vọt trong việc học hỏi.
Ngày nay chúng ta phải đối mặt với một thử thách rất khác, dù không kém phần kịch tính. Chúng ta đang phải đối mặt với sự thay đổi to lớn về công nghệ và mối đe dọa mất việc do máy móc làm thay con người. Để tiếp tục phát triển, chúng ta phải trở thành cái mà tác giả gọi là “những người không ngừng/siêu học hỏi.”
Trong bài viết, bạn sẽ học được điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với bạn - cái tôi và tâm trí bận rộn ảnh hưởng như thế nào đến khả năng học hỏi của bạn. Bạn cũng sẽ thấy cách một doanh nghiệp hiện đại triển khai tư duy siêu học hỏi, về thực chất là bằng sự hợp tác và tâm lý an toàn, thoải mái.
Thông qua bài viết này, bạn sẽ rút ra:
• Tập trung nhận thức (chánh niệm) là điều quan trọng đối với việc học;
• Tại sao việc làm rõ chi tiết có thể giúp bạn làm việc hiệu quả hơn;
• Cách một công ty bảo hiểm lâu đời chuyển mình.

Để trở thành một người không ngừng học hỏi, trước tiên bạn cần xoa dịu cái tôi của mình.

Hình dung bạn sẽ tham gia vào buổi thuyết trình về công việc vào giữa buổi sáng. Bạn đang nghe đồng nghiệp giải thích ý tưởng mới khi đứng trước bảng trắng. Một lúc sau, cô ấy quay lại và hỏi xem có ai có thắc mắc gì không.
Bạn đặt ra một câu hỏi, thách thức ý tưởng của cô ấy. Sau đó, một cách lịch sự và cẩn thận, đồng nghiệp của bạn giải thích lý do tại sao bạn nhầm lẫn. Nhưng thay vì lắng nghe câu trả lời của cô ấy, tất cả những gì bạn nghe là cô ấy không đồng ý với bạn. Trong lòng, bạn cảm thấy xấu hổ - thậm chí là một chút tức giận khi bị chỉ ra trước mặt các đồng nghiệp của mình.
Điều gì đang xảy ra ở đây? Thay vì tham gia vào cuộc tranh luận một cách khách quan và chấp nhận rằng bạn có thể sai, bạn đã để cho cái tôi của mình phát huy hết khả năng của nó. Đó không phải là cách để học.
Cái tôi của chúng ta thường cản trở bất kỳ quá trình học tập thực sự nào. Nó thuyết phục chúng ta rằng chúng ta luôn đúng - rằng cách chúng ta nhìn thế giới là đúng. Khi cái tôi của chúng ta bị tổn thương, chúng ta phản ứng một cách tiêu cực. Chúng ta đóng cửa và hành động phi lý trí - ngay cả khi trong sâu thẳm, chúng ta biết mình có thể sai.
Vì vậy, bước đầu tiên để trở thành một người học giỏi là dẹp yên bản ngã. Chỉ khi nào chúng ta có thể khiêm tốn nhìn ra thế giới, không muốn cái tôi của mình thu hút sự chú ý, thì chúng ta mới có thể nhìn thấy mọi thứ một cách rõ ràng.
Hãy quay lại ví dụ về buổi họp trình bày công việc và thử một cách tiếp cận khác. Thay vì cảm thấy khó chịu khi quan điểm của bạn bị thách thức, hãy dành chút thời gian để lắng nghe quan điểm của người khác và suy ngẫm về quan điểm đó. Hỏi cô ấy xem cô ấy đã đưa ra kết luận như thế nào và so sánh nó với suy luận của riêng bạn. Sau đó, trên tinh thần cộng tác, hãy bình tĩnh đồng ý hoặc không đồng ý. Nhưng bất cứ điều gì bạn làm, đừng đánh đồng nó với ý tưởng của bạn. Bạn không phải là ý tưởng của bạn. Toàn bộ mấu chốt của cuộc tranh luận chân thành là cùng nhau tìm ra một ý tưởng tốt hơn.
Giải phóng bản thân khỏi bản ngã của bạn đòi hỏi bạn phải xác định lại mình là ai. Có thể bạn đã lấy được bằng tiến sĩ, hoặc những người khác gán cho bạn là "thông minh". Mặc dù bạn có thể tự hào về thành tích của mình, nhưng việc xem bản thân là người giỏi nhất sẽ không giúp bạn nhìn thế giới từ một góc nhìn mới mẻ hoặc khác đi. Thay vì dựa vào những thành tựu trong quá khứ, bạn nên học cách xác định bản thân bằng chất lượng suy nghĩ, lắng nghe, liên hệ và hợp tác. Chỉ khi đó bạn mới thực sự có thể học được.

Thiền chánh niệm giúp bạn chuẩn bị cho việc học tốt hơn.

Giống như một cái tôi lớn có thể cản trở việc học thì một tâm trí bận rộn cũng vậy.
Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi nghe một bài giảng. Nhưng thay vì nghe những lời của giảng viên, bạn đang nghĩ về thời điểm bài giảng kết thúc. Nghĩ tới bài đăng trên mạng xã hội mà bạn đã đọc vào sáng sớm nay. Và bạn cũng đang thắc mắc những sinh viên khác nghĩ gì về mình. Rõ ràng là bạn sẽ không tiếp thu được những nội dung bài giảng. Để lĩnh hội được những kiến thức đó, bạn cần để cho đầu óc tỉnh táo, tập trung, sáng suốt.
Đây là lúc mà thiền chánh niệm dần dần đi vào.
Thiền chánh niệm là một công cụ mạnh mẽ giúp bạn tập trung. Bằng cách hướng sự chú ý của mình vào thời điểm hiện tại một cách bình tĩnh và có chủ đích, bạn sẽ làm dịu tâm trí bận rộn của mình và sẵn sàng cởi mở để học hỏi.
William James, người biết đến là cha đẻ của tâm lý học tại Hoa Kỳ, đã nói rằng “Sự tự giác kéo những dòng suy nghĩ miên man quay trở lại, lặp đi lặp lại như thế, nó trở thành gốc rễ của sự nhận định, tính cách và ý chí”. Tóm lại, đó là những gì chánh niệm thực hiện - nó dạy bạn cách kiểm soát tâm trí của mình, sống có mục đích rõ ràng trong thời khắc hiện tại.
Vậy chính xác thì bạn thiền định như thế nào? Bắt đầu bằng cách tập trung vào hơi thở của bạn trong hai hoặc 3 phút/lần. Lúc đầu, bạn có thể gặp khó khăn. Giọng nói bên trong của bạn sẽ huyên thuyên trở lại và bạn sẽ phải tập trung lại vào hơi thở của mình. Nhưng sau một tuần, bạn có thể tập trung trong 5 phút /lần. Và sau một vài tháng, bạn có thể đạt tới 20 phút/lần.
Bây giờ, hãy tưởng tượng bạn có thể tham gia vào một cuộc họp hoặc buổi nói chuyện chiến lược với một tâm trí bình tĩnh, trống rỗng và chỉ lắng nghe. Không còn điều gì nữa ư?
Thiền định cũng có những lợi ích khác. Trên thực tế, nó có thể giúp bạn điều chỉnh cảm xúc của mình, giúp bạn ít phòng thủ hơn và thậm chí cải thiện ngôn ngữ cơ thể của bạn bằng cách giúp bạn nhận thức về những chuyển động tinh tế của cơ thể. Tất cả những điều này rất quan trọng đối với giao tiếp cởi mở mà việc không ngừng học tập đòi hỏi.

Có hai tư duy chính không thể thiếu đối với việc không ngừng học hỏi.

Để trở thành một người không ngừng học hỏi, có khả năng bạn sẽ phải điều chỉnh hành vi của mình. Điều đó có nghĩa là học để trở thành một người lắng nghe tốt hơn, có phản xạ tốt hơn hoặc cải thiện kỹ năng tập trung của bạn. Nhưng trước khi thay đổi hành vi của mình, bạn cần phải thay đổi suy nghĩ của mình. Tư duy của bạn là thứ đã ăn sâu - nó quyết định cách bạn hành động và suy nghĩ về bất kỳ thứ gì. Để trở thành một người không ngừng học hỏi, bạn sẽ không những cần phải áp dụng một mà là hai kiểu tư duy.
Tư duy đầu tiên được áp dụng là tư duy phát triển. Khái niệm này bắt nguồn từ công trình của nhà tâm lý học người Mỹ và giáo sư Carol Dweck của Stanford.
Theo Dweck, nếu bạn tin rằng trí thông minh là bẩm sinh và cố định ngay từ khi bạn sinh ra, thì bạn có một tư duy cố định. Loại tư duy này hạn chế động lực và khả năng học hỏi của bạn. Khi bạn nghĩ rằng bạn không thể cải thiện và phát triển vượt quá khả năng mà bạn được sinh ra, tại sao bạn lại phải cố gắng?
Trái lại, những người có tư duy phát triển tin rằng khả năng không cố định khi mới sinh ra. Dweck tuyên bố rằng có một tư duy phát triển thúc đẩy bạn tiếp tục học hỏi và kiên trì, vì bạn biết rằng bạn luôn có thể tiến bộ.
Ý tưởng về tư duy phát triển này cũng được khoa học hiện đại ủng hộ. Bộ não con người có tính dẻo - nói cách khác, nó có thể được định hình lại bởi những gì chúng ta làm. Và điều này có nghĩa là chúng ta có thể tiếp tục phát triển và học hỏi các kỹ năng và hành vi mới.
Tư duy thứ hai được tác giả gọi là tư duy NewSmart. Nghĩa là bạn phải suy nghĩ lại về ý nghĩa của sự thông minh. Kết quả kỳ thi chỉ là một cách để bạn biết mình nắm bắt kiến ​​thức tốt như thế nào. Nhưng khi có tư duy NewSmart có nghĩa là bạn đang tập trung vào đổi mới và sáng tạo.
Những người có tư duy NewSmart không sợ mắc sai lầm - trên thực tế, họ coi chúng là yếu tố then chốt để học hỏi. Họ cũng rất cởi mở và lắng nghe, gạt bỏ cái tôi sang một bên để hợp tác với người khác. Những người có tư duy NewSmart tự tin rằng những ý tưởng tốt nhất đến từ tinh thần đồng đội, không phải từ những người suy nghĩ đơn độc.
Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ chuyển từ tư duy sang hành vi, khi chúng ta tìm hiểu ý nghĩa thực sự của việc trở thành một người không ngừng học hỏi.

Trở thành một người không ngừng học hỏi là hành vi.

Sau khi bạn đã xem xét loại tư duy cần thiết để trở thành một người không ngừng học hỏi, bạn sẽ cần phải thay đổi hành vi của mình. Chỉ đơn giản là tin rằng bạn muốn thay đổi là chưa đủ; bạn cũng cần phải chứng minh điều đó. Đó là cách bạn biến tham vọng trừu tượng thành hành động - và nó bao gồm mọi thứ, từ những cử chỉ nhỏ đến loại ngôn ngữ bạn sử dụng.
Điều đầu tiên cần làm là xác định các hành vi của một người không ngừng học hỏi. Tiếp tục những gì chúng ta đã biết, danh sách những hành vi này còn có thể bao gồm tư duy cởi mở, chấp nhận sự không chắc chắn, khiêm tốn và hợp tác hiệu quả. Tất cả những đặc điểm hành vi này là nền tảng để nắm bắt các khái niệm phức tạp, công nghệ mới và cơ hội trong tương lai.
Hành vi là những gì chúng ta làm, giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác. Để hình thành một hành vi, thói quen mới, bạn cần nghĩ về những gì nó đòi hỏi và cách bạn có thể thực hiện nó. Không dễ dàng như nói, "Tôi sẽ là một cộng sự tuyệt vời." Bạn cần phải thực sự hiểu được điều đó có nghĩa là gì; cần phải nắm được chi tiết.
Hãy lấy ví dụ về “hợp tác hiệu quả”. Điều đó có nghĩa là gì ở mức độ chi tiết? Chúng ta có thể nói rằng những người hợp tác hiệu quả là những người biết lắng nghe. Nhưng chính xác thì điều gì tạo nên một người biết lắng nghe?
Chúng ta biết rằng những người giỏi lắng nghe sẽ không ngắt lời người khác và họ đặt những câu hỏi liên quan để làm rõ những gì họ vừa nghe. Đây là những đặc điểm cụ thể mà một người siêu học hỏi có thể áp dụng để trở thành một cộng sự tuyệt vời.
Sau đó, để bắt đầu sự hợp tác hiệu quả hơn nữa, chúng ta có thể xem xét sự hợp tác không hiệu quả có thể dẫn đến những gì. Ở mức độ chi tiết, chúng ta có thể nói rằng việc ngắt lời mọi người trước khi họ nói xong là một dấu hiệu chắc chắn cho thấy sự hợp tác không hiệu quả.
Việc xác định những đặc điểm chi tiết này không chỉ quan trọng khi làm rõ các hành vi của người học siêu học mà còn rất quan trọng để đo lường sự tiến bộ và sự tự chịu trách nhiệm của bạn. Nếu không có xác nhận khách quan về hành vi của mình, bạn sẽ không biết mình đang tiến nhanh hay đang tụt lại phía sau.

Câu chuyện của W. R. Berkley cho thấy cách một công ty có thể áp dụng việc học hỏi không ngừng vào giá trị cốt lõi của mình.

Tập đoàn bảo hiểm W. R. Berkley có một lịch sử lâu đời và đáng kính. Nó được thành lập vào năm 1967 bởi William R. Berkley khi ông còn là sinh viên tại trường kinh doanh Harvard; ngày nay, William là chủ tịch điều hành, trong khi con trai của ông, Rob, là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành. Trong suốt quá trình tồn tại, công ty luôn tự hào về văn hóa lấy con người làm trung tâm, mà công ty tin rằng đó là chìa khóa thành công.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nhà lãnh đạo của công ty nhận ra rằng để duy trì sự phù hợp và phát triển trong tương lai, họ cần áp dụng tư duy không ngừng học hỏi.
Vậy chính xác thì W. R. Berkley đã thực hiện văn hóa không ngừng học hỏi như thế nào? Đầu tiên, các thành viên của ban lãnh đạo nhận ra rằng mọi nhân viên phải đóng một vai trò quan trọng trong tương lai của doanh nghiệp. Họ nắm được một trong những trụ cột quan trọng của việc không ngừng học hỏi đó là: những ý tưởng tốt nhất đến từ sự hợp tác cởi mở, lành mạnh, không phải từ một nhà lãnh đạo duy nhất ra lệnh cho công ty.
Các nhà lãnh đạo của R. Berkley cũng biết rằng môi trường tốt nhất để học hỏi liên tục, trong toàn bộ công ty là môi trường mà mọi người đều cảm thấy an toàn về mặt tâm lý. Điều này có nghĩa là loại bỏ cách tiếp cận từ trên xuống thường được sử dụng ở nơi làm việc. Nhân viên được khuyến khích đặt câu hỏi và phê bình các ý tưởng, ngay cả từ người quản lý của họ.
Đội ngũ lãnh đạo cũng hiểu rằng việc chấp nhận thay đổi và đổi mới bao gồm những sai lầm, vì vậy họ đã khuyến khích nền văn hóa này mở rộng toàn công ty, có thể làm rối tung lên (cũng chẳng sao). Họ nuôi dưỡng một môi trường trong đó thử một điều gì đó mới mẻ và sáng tạo, sau đó có thể thất bại, luôn tốt hơn là không cố gắng gì cả. Theo lời của Giám đốc điều hành Rob Berkley, “Không có sáng kiến ​​nào thất bại, không có thí nghiệm nào thất bại”.
Việc củng cố nền văn hóa không ngừng học hỏi này là một điều cần thiết. Công ty biết rằng nếu họ không thực hiện những thay đổi này thì họ sẽ bị bỏ lại phía sau. Trong một thế giới mà máy móc đang vận hành tốt hơn, thực sự sẽ thay thế nhiều kỹ năng của chúng ta thì những người không khai thác sự đổi mới và không ngừng học hỏi sẽ bị đào thải. Ngay cả một công ty lâu đời như W. R. Berkley cũng sẽ trở thành một chú thích trong lịch sử doanh nghiệp Mỹ.
Nhưng thay vì để điều này xảy ra, công ty đã chuyển mình. Thông qua các cuộc tham vấn và hội thảo có sự tham gia của nhân viên ở tất cả các cấp của công ty, W. R. Berkley đã đưa yếu tố không ngừng học hỏi vào cốt lõi của công ty và cùng nhau đối mặt với tương lai.

Các tổ chức trong tương lai nên áp dụng bốn ý tưởng chính sau đây.

Rất đơn giản: các doanh nghiệp bám vào cách làm cũ sẽ không thành công trong tương lai. Những người nuôi dưỡng văn hóa cạnh tranh theo chủ nghĩa cá nhân, lãnh đạo từ trên xuống và sợ thất bại thì tương lai sẽ chỉ trở nên mờ mịt.
Tương tự như những nơi làm việc khó chịu và vô hồn - những loại tổ chức đó không khuyến khích học tập và đổi mới. Nếu bạn sợ sếp hoặc sợ mất việc, bạn sẽ không bao giờ chấp nhận những rủi ro cần thiết để suy nghĩ khác đi.
Một cách làm việc mới là cần thiết. Và điều đó bắt đầu với bốn khái niệm chính.
Khái niệm đầu tiên trong số những khái niệm này là "chế độ nêu ra ý tưởng." Đây là mô hình mà Google sử dụng - và còn đề xuất nào tốt hơn thế? Trong chế độ nêu ra ý tưởng, những ý tưởng hoặc nhận định tốt nhất luôn được hoan nghênh và chiến thắng. Không quan trọng ý tưởng đến từ đâu - từ người đi làm tuần đầu tiên hay giám đốc điều hành. Cấp bậc hoặc quyền lực, vị trí không có ý nghĩa gì trong hệ thống này.
Khái niệm thứ hai là tính tích cực. Nghiên cứu của các nhà tâm lý học hàng đầu như Alice Isen và Barbara Fredrickson đã chỉ ra rằng những cảm xúc tích cực giúp nâng cao năng lực tinh thần của chúng ta. Cho dù chúng ta đang xử lý quá trình nhận thức, tư duy đổi mới, ra quyết định hay sáng tạo, cảm xúc tích cực có thể giúp chúng ta hoạt động tốt hơn. Cảm xúc tiêu cực hoàn toàn ngược lại. Sợ hãi và lo lắng có thể tự nó ngăn chặn hiệu suất làm việc của bạn. Vì vậy, những nơi làm việc trong tương lai nên tạo ra những nền văn hóa tích cực, lấy con người làm trung tâm.
Khái niệm thứ ba ở đây là tâm lý an toàn. Theo giáo sư trường kinh doanh Harvard và chuyên gia tâm lý Amy Edmondson, đó là một phần thiết yếu của việc học trong bất kỳ tổ chức nào. Nhân viên có thể thể hiện bản thân mà không phải sợ hãi. Họ sẽ cảm thấy an toàn trước những điều như bị tẩy chay, được giao cho những nhiệm vụ tốt, hoặc bị sa thải với lý do không có thật. Không có tâm lý an toàn, người ta thường quá sợ hãi nên không thể can đảm quyết định và thử nghiệm.
Và cuối cùng, đó là quyền tự quyết. Sự tự quyết định - tức là xu hướng tìm kiếm những thử thách mới và tự mình mở rộng khả năng của mình - đây là một mảnh ghép rất quan trọng khác trong bức tranh này. Nếu nhân viên cảm thấy họ có quyền tự chủ trong công việc, họ có nhiều khả năng sẽ gắn bó và làm việc ở mức cao nhất. Mặt khác, nếu quyền tự quyết không phải là một phần của tổ chức, thì nhân viên sẽ ít có động lực hơn và có nhiều khả năng làm việc kém hiệu quả hơn.

Các khái niệm chính của việc không ngừng học hỏi đã trở thành trọng tâm của nhiều nhà tư tưởng, nhà khoa học và nhà lãnh đạo vĩ đại.

Khi các phong cách thời trang qua đi, một số ý tưởng nhất định vẫn tồn tại. Những gì tồn tại sau cùng chính là trí khôn, là chân lý. Cho dù đó là có một cái tôi trầm lặng hay một tâm hồn cởi mở, những ý tưởng phù hợp với những người không ngừng học hỏi đã là nền tảng cho tư duy của nhiều bộ óc lỗi lạc.
Lấy ví dụ như Albert Einstein. Ông tin rằng trí tưởng tượng quan trọng hơn sự hiểu biết. Nói cách khác, để tạo ra những khám phá mới, bạn không thể dựa vào những gì bạn đã biết; bạn phải có trí tưởng tượng và suy nghĩ táo bạo. Bạn phải tiếp tục bắt đầu lại từ đầu. Einstein coi trí thông minh được xác định bởi khả năng thay đổi liên tục của một người.
Sau đó là William James, cha đẻ của tâm lý học người Mỹ đã đề cập trước đó. Ông ấy coi những người khôn ngoan nhất trong chúng ta là những người suy nghĩ với tư duy cởi mở, buông bỏ những niềm tin và kinh nghiệm trong quá khứ. Nghe có vẻ quen đúng không?
Ông cũng đưa ra nhận xét rằng chúng ta khó xử lý bất cứ điều gì mâu thuẫn với quan điểm đã được thiết lập trước đó của chúng ta về thế giới. Theo cách nói của ông, "các đối tượng vi phạm thói quen nhận thức đã được thiết lập của chúng ta sẽ hoàn toàn không được tính đến.” Khi nói đến không ngừng học, điều quan trọng là chúng ta phải học cách làm ngược lại.
Tiếp theo là Warren Bennis, người đi tiên phong trong các nghiên cứu về lãnh đạo. Bennis hiểu rằng những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất coi mọi người như những người cộng sự có giá trị, chứ không phải như những người dưới quyền. Ông cũng tin rằng năng lực duy nhất cần thiết cho lãnh đạo là “năng lực thích ứng” - một thành phần quan trọng của không ngừng học. Một điều khác: ông nói rằng việc học thực sự bắt đầu từ việc không học. Để nhìn thế giới từ một góc nhìn mới mẻ, chúng ta cần xóa đi giới hạn những gì chúng ta biết về nó.
Cuối cùng là Charlie Munger, phó chủ tịch Berkshire Hathaway và là một nhà đầu tư thành công. Triết lý cá nhân của ông ấy là trở nên khôn ngoan hơn từng chút mỗi ngày, bằng cách nuôi dưỡng sự tò mò và liên tục đọc về nhiều đối tượng. Ông chưa bao giờ biết một người khôn ngoan mà không đọc sách mọi lúc - “không đọc, chả có gì cả.”
Từ những người đoạt giải Nobel đến các nhà đầu tư hàng đầu, tất cả những người này đều đưa ra kết luận tương tự về những gì truyền cảm hứng cho tư duy đổi mới. Và tất cả bọn họ, theo cách riêng của họ, đều là những người chưa một ngày nào ngừng học hỏi.
Tóm tắt cuối cùng

Thông điệp chính trong bài viết này:

Để trở thành một người học hiệu quả, bạn cần dẹp bỏ cái tôi của mình và đạt được trạng thái tâm hồn bình yên, thanh thản. Thiền chánh niệm có thể giúp bạn đạt được điều đó. Áp dụng tư duy phát triển sẽ khuyến khích bạn tiến bộ liên tục. Và tư duy NewSmart sẽ giúp bạn suy nghĩ lại về “thông minh” thực sự có nghĩa là gì. Cuối cùng, để thích ứng với một tương lai thay đổi nhưng vẫn phù hợp, các tổ chức hiện đại phải học cách coi trọng hợp tác trong toàn công ty.
Lời khuyên hữu ích:
Giữ sức khỏe để trở thành một người học hỏi tốt hơn.
Cơ thể và tâm trí của chúng ta có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu sự mất cân bằng sức khỏe thể chất diễn ra thì khả năng tinh thần của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng theo. Vì vậy, hãy dành thời gian cho thói quen đi bộ, chạy bộ hoặc thể dục nhịp điệu hàng ngày của bạn nhé!
Lan Anh Tran