“Kẻ khôn đi lối khác” của Alex Banayan, lối đi đến thành công nhờ tư duy phá cách và sự tinh quái.
Cuốn sách là hành trình khác biệt khám phá bản thân của tác giả từ khi còn là một chàng sinh viên cho tới khi đã chạm đến những thành công nhất định. Giống như bao người trẻ khác, cảm thấy chán nản, mệt mỏi khi phải gồng mình gánh kỳ vọng của gia đình, tác giả mong muốn làm gì đó để thay đổi cuộc đời mình.
Cái gì đó ấy bắt đầu từ một ý tưởng tưởng chừng như rất điên rồ, tìm kiếm sự thành công từ chính phương thức mà những người thành công đã đi, đã sử dụng để đạt đến được những vị trí hôm nay. Cuộc hành trình ấy khác biệt bởi nó cũng chứa đầy rủi ro, mạo hiểm và cạm bẫy. Tôi dám chắc Alex Banayan có thể thành công, nhưng nếu tôi làm như tác giả, tôi không dám chắc bí kíp ấy có thể giúp tôi có được một sự khác biệt gần như đột phá như tác giả không. Dù giá trị chúng ta đạt được có thể khác nhau, nhưng ít nhất bạn sẽ lượm nhặt được vài lời hướng dẫn có giá trị trong cuốn sách, như cách viết email, cách nói chuyện, cách tạo ấn tượng hay đặc biệt hơn là cách tìm kiếm người hậu thuẫn. Tìm kiếm người hậu thuẫn, nghe thì đơn giản, nhưng nó thực sự là một thứ gì đó gần như vô tình kiếm pháp, và gần như ngoài việc gật gù tâm đắc với tác giả thì về cơ bản bạn sẽ chẳng biết làm gì hơn.
Giống như rất nhiều sách self-help khác, lời khuyên có một tư duy tích cực, giữ tinh thần lạc quan và nhiệt huyết lúc nào cũng như thưở ban đầu luôn là kim chỉ nam xuyên suốt toàn bộ hành trình của tác giả.
Nếu chỉ đơn giản như thế thì cuốn sách này cũng không thể là bestseller giữa rừng sách self-help được. Điểm độc đáo mà tác giả đã phát hiện ra đó là, những người thành công họ luôn có tư duy rất khác biệt, và họ có thể tìm ra sự khác biệt nhỏ bé ấy giữa muôn vàn những ý tưởng đã lặp lại đến mòn.
Người thành công họ không được sinh ra bởi một phép màu nào cả, nhưng chính việc dám chấp nhận cuộc chơi và dám tạo ra luật riêng cho cuộc chơi đã tạo ra phép màu. Tôi dám chắc con đường ấy đầy chông gai, đầy thăng trầm, quá nhiều cám dỗ và cần phải chờ đợi. Tuy nhiên, chỉ riêng việc dám nghĩ, dám làm, dám từ bỏ những giới hạn của bản thân đã là một khác biệt.
Những quyết định sẽ không bao giờ rõ ràng vào thời điểm mà bạn đưa ra quyết định, chúng chỉ rõ ràng khi bạn đã đi qua và quay đầu nhìn lại. Việc tốt nhất bạn có thể làm là đi từng bước một cách chậm rãi và thận trọng.
Hy vọng bạn tìm thấy những thông điệp có giá trị và những thông điệp ấy mang lại cho bạn những phương thức hóa giải một phần thế giới vuca đầy biến động, đầy kẻ giống như bạn dám khác biệt.
P/s: Tôi rất thích qui tắc 25/5 mà Warren Buffett chia sẻ. Nội dung của qui tắc như sau:
Bước 1: Viết một danh sách gồm 25 điều mà bạn muốn đạt được;
Bước 2: Đánh dấu 5 mục tiêu quan trọng nhất, cấp bách nhất và cần được ưu tiên thực hiện;
Bước 3: Gạch bỏ hết 20 điều còn lại trong danh sách.
Dám nói không, ai cũng hiểu là như thế, nhưng nếu chỉ là thế thì không có Warren Buffett, đối với WB, hãy hạn chế sự tập trung tới 20 mục tiêu còn lại bằng mọi giá, vì đây cũng là những mục tiêu dễ dàng làm phân tâm 5 mục tiêu hàng đầu của bạn.
Tôi có lẽ là không thích nhất nguyên lý về thời gian Qi, quá khắc nghiệt, quá khổ hạnh. Nội dung của nguyên lý là, thượng đế công bằng tặng cho tất cả mọi người 24h/ngày, muốn có nhiều thời gian hơn người khác, chúng ta chỉ cần dành thời gian tối thiểu cho các hoạt động sinh học của cơ thể vật lý này.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất