Ikigai: Mỗi sớm mai thức giấc, bạn biết mình đang sống vì điều gì.
Lâu rồi mình không nghĩ gì, không viết gì, cuộc đời cứ thế mà trôi theo một đường thẳng tắp. Vậy cũng hay, hơ? So với những ngày luôn...
Lâu rồi mình không nghĩ gì, không viết gì, cuộc đời cứ thế mà trôi theo một đường thẳng tắp. Vậy cũng hay, hơ?
So với những ngày luôn đụng phải mấy chuyện "ba cọc ba đồng" rơi xuống đầu, thì như thế này là tốt nhất đúng không?
Mình cũng chẳng biết nữa!
Sau rất nhiều năm, lâu lâu mình vẫn thấy mình ngáo ngơ y như thời mười mấy tuổi. Mặc dù đã được chính thức vứt bỏ cuộc sống công chúa trong lâu đài tráng lệ vài tháng, những khó khăn bắt đầu tìm mình làm bạn, mình vẫn chẳng có vẻ gì là bận tâm quá nhiều đến những thứ phù phiếm xa hoa như mọi người thường mong muốn. Một vài người nói tớ sướng không biết hưởng. Một vài người nói tớ sướng quá hóa điên. Một vài người tin tớ sẽ chẳng chịu cực khổ quá một vài ngày. Thật kỳ lạ!
Trong một buổi thổ lộ tâm tình mỏng với người chị Art Director mới vào công ty, chị hỏi tớ là "Ikigai của em là gì vậy?" Lúc đó tớ ngớ người một chút, và trả lời một cách cho qua, vì tớ cũng chẳng biết Ikigai của mình là gì. Mà hình như, có rất nhiều bạn đồng trang lứa tớ cũng thế. Thậm chí cả những người đã đi làm rất lâu, có chỗ đứng trong sự nghiệp, vẫn không thể trả lời lập tức điều họ mong muốn là gì.
Nhưng bây giờ thì tớ đã hiểu tại sao tớ luôn cảm thấy hạnh phúc, ngay cả trong những lúc đáng buồn nhất rồi.
Tớ hiểu về Ikigai của mình, về lý do tớ thức dậy mỗi sáng là gì.
Đọc thêm:
Tớ chẳng quan tâm gì đến quyền lực hoặc tiền bạc, đó không phải là mục tiêu hiện tại của tớ. Nhưng có một thứ mà tớ có thật, ấy là tò mò. Tớ muốn thấy mình có thể làm được gì trong cái thế giới khổng lồ khắc nghiệt ở ngoài kia.
Mình quên mất, các bạn đã biết Ikigai là gì chưa?
Trước khi nói về Ikigai, có một câu chuyện tớ muốn kể cùng bạn:
Ở một ngôi làng nhỏ bên ngoài Osaka, một người phụ nữ ở trong tình trạng hôn mê đã chết. Cô đột nhiên có một cảm giác là cô được đưa tới thiên đường và đứng trước một giọng nói của tổ tiên mình.
“Cô là ai?” Giọng nói kia hỏi cô.
“Tôi là vợ của thị trưởng”, cô đáp.
“Ta không hỏi cô là vợ của ai mà ta hỏi cô là ai”.
“Tôi là mẹ của 4 đứa trẻ”.
“Ta không hỏi cô là mẹ của ai, ta hỏi cô là ai”.
“Tôi là giáo viên”.
“Ta không hỏi cô làm nghề gì mà ta hỏi cô là ai”.
“Tôi là vợ của thị trưởng”, cô đáp.
“Ta không hỏi cô là vợ của ai mà ta hỏi cô là ai”.
“Tôi là mẹ của 4 đứa trẻ”.
“Ta không hỏi cô là mẹ của ai, ta hỏi cô là ai”.
“Tôi là giáo viên”.
“Ta không hỏi cô làm nghề gì mà ta hỏi cô là ai”.
Và cứ thế. Bất kể cô trả lời thế nào, có vẻ cô đều không nhận được sự hài lòng cho câu trả lời của câu hỏi, “cô là ai?”
“Tôi theo đạo Shinto (thần đạo)”.
Ta không hỏi tôn giáo của cô là gì, ta hỏi cô là ai.”
“Tôi là một người thức dậy mỗi sớm để chăm lo cho gia đình của tôi và nuôi dưỡng tâm hồn những đứa trẻ ở trường.”
Ta không hỏi tôn giáo của cô là gì, ta hỏi cô là ai.”
“Tôi là một người thức dậy mỗi sớm để chăm lo cho gia đình của tôi và nuôi dưỡng tâm hồn những đứa trẻ ở trường.”
Cô vượt qua bài thi, và được gửi lại trái đất. Sáng hôm sau, cô thức dậy lúc mặt trời mọc và cảm thấy ý nghĩa sâu sắc của ý nghĩa và mục đích sống. Cô dự định chuẩn bị bữa trưa cho lũ trẻ và chuẩn bị những bài học hay cho học sinh ngày hôm đấy. Người phụ nữ ấy đã khám phá ra IKIGAI của mình.
Ikigai được ghép lại từ 2 từ trong tiếng Nhật: ikiru (sống) và kai (nhìn thấy hy vọng). Ikigai được hiểu như công cuộc tìm thấy lẽ sống của mỗi người, hay có thể gọi là “lý do bạn thức dậy vào mỗi sáng”
Với người Nhật, việc tìm ra Ikigai cho mình là một việc mang tính tiên quyết cho mỗi con người, họ tin rằng khi tìm ra Ikigai bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và tận hưởng cuộc sống từng phút giây.
Hành trình đi tìm Ikigai: Khi câu chuyện bản thân bắt đầu
Nói đến đây, tớ lại nhớ đến thời tớ đi học về Emotional Intelligence (Thông minh cảm xúc). Cuối buổi học, giáo sư có hỏi tớ một câu là: "Cảm xúc hiện tại của em là gì?"
Lúc đó tớ lại ngớ người (cũng chả hiểu sao ai hỏi gì tớ cũng mất tận mười mấy giây để load não).
"Dạ, bình thường ạ"
"Không, tôi hỏi em về cảm xúc, cảm xúc không gọi tên hai chữ bình thường được"
Mà đúng là, mỗi khi chúng ta hỏi ai về một vấn đề hiện sinh nào đó, họ đều có thể trả lời ngay tức khắc. Nhưng khi bị hỏi về cảm xúc, chúng ta đều trả lời hai chữ "bình thường". Gọi tên được cảm xúc, suy nghĩ thật sự của bản thân đòi hỏi nhiều sự cố gắng hơn mình nghĩ. Và hành trình đi tìm Ikigai, còn khó hơn cả thế.
Đọc thêm:
Xác định Ikigai làm sao?
Mỗi người sẽ có cách xác định khác nhau, nhưng dưới đây sẽ là những gợi ý hữu ích để bạn tìm thấy Ikigai của chính mình:
Có nhiều kiểu người khác nhau trên đời, vậy bạn là ai?
Có những người yêu thích việc lên Facebook và biên những status dài ngoằn, cũng có người dành cả ngày để xem bóng đá, cày game,… Nếu bạn không biết bản thân mình là ai, thì nên dừng luôn việc tìm kiếm Ikigai, vì việc này phải làm đúng và trung thực với bản thân!
Có những người yêu thích việc lên Facebook và biên những status dài ngoằn, cũng có người dành cả ngày để xem bóng đá, cày game,… Nếu bạn không biết bản thân mình là ai, thì nên dừng luôn việc tìm kiếm Ikigai, vì việc này phải làm đúng và trung thực với bản thân!
Bạn mơ ước trở thành người như thế nào?
Đừng nghĩ về tiền lương, đừng nghĩ về ước mơ, kỳ vọng của cha mẹ, chỉ bạn mới biết mình muốn trở thành ai.
Đừng nghĩ về tiền lương, đừng nghĩ về ước mơ, kỳ vọng của cha mẹ, chỉ bạn mới biết mình muốn trở thành ai.
Khả năng, hiểu biết của bạn là gì?
Để trả lời câu hỏi này, hãy nghĩ xem lĩnh vực nào bạn có thể thảo luận và nói về nó suốt 1 ngày.
Để trả lời câu hỏi này, hãy nghĩ xem lĩnh vực nào bạn có thể thảo luận và nói về nó suốt 1 ngày.
Bạn được mọi người công nhận ở lĩnh vực nào?
Bạn hay được mọi người khen hát hay, nấu ăn giỏi, hài hước,… Hãy ghi chép về những lời khen, vì những người thành công hay có thói quen ghi chép.
Bạn hay được mọi người khen hát hay, nấu ăn giỏi, hài hước,… Hãy ghi chép về những lời khen, vì những người thành công hay có thói quen ghi chép.
Cảm nhận cuộc sống của mình
Tuy bạn hay được sếp khen, bạn làm được mức lương cao nhưng bạn không cảm thấy “đủ”? Vậy có thể Ikigai của bạn đang ở một lĩnh vực khác. Nhà vô địch cuộc đua công thức 1 – Eddie Irwin đã từng nói: “Công việc yêu thích – đó là sở thích được trả nhiều tiền!”
Tuy bạn hay được sếp khen, bạn làm được mức lương cao nhưng bạn không cảm thấy “đủ”? Vậy có thể Ikigai của bạn đang ở một lĩnh vực khác. Nhà vô địch cuộc đua công thức 1 – Eddie Irwin đã từng nói: “Công việc yêu thích – đó là sở thích được trả nhiều tiền!”
Bạn có thể hình dung qua những vòng tròn minh họa trên, tuy nhiên còn một việc bạn cần làm nữa là liệt kê những gì bạn ghét ra, sau đó kiểm tra chéo xem việc bạn thích và ghét có nhập nhằng với nhau hay không. Từ đó, Ikigai của bạn sẽ dần hoàn thiện hơn.
“Công việc chiếm phần rất lớn cuộc sống của bạn và cách duy nhất để hài lòng hoàn toàn với nó là làm những gì bạn coi là vĩ đại. Và cách duy nhất làm những điều vĩ đại – hãy yêu việc bạn làm!” – Steve Jobs.
Đọc thêm:
JobHopin Team
Thinking Out Loud
/thinking-out-loud
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất