1. Tác giả
- Là một trong những cây bút tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ trong những năm chống Mĩ
- Phong cách thơ: Giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận.
2. Trường Ca Mặt đường khát vọng:
a. Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1971, ở giữa chiến khu Trị - Thiên, hướng về tuổi trẻ VN trong những ngày sôi sục đánh Mĩ, Nguyễn Khoa Điềm viết "Mặt đường khát vọng"
b. Nội dung: Viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến ở miền Nam trước 1975
3. Đoạn trích
- Phần đầu chương V của trường ca "'Mặt đường khát vọng''
- Được xem là đoạn thơ hay về đề tài quê hương đất nước của thơ ca VN hiện đại.
- Thể loại: Trường ca (có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình)
- Bố cục: Gồm 2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến "...làm nên đất nước muôn đời": Những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước
+ Phần 2: Còn lại: Tư tưởng ''Đất nước của Nhân dân''
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Phần 1: Những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước:
a. ''Đất nước'' có từ bao giờ? ( Từ đầu đến ''Đất nước có từ ngày đó'')
- ''Ta'': Đại diện cho cả thế hệ trẻ nói lên ý thức tìm hiểu cội nguồn của đất nước
- ''Đã có rồi'': Khẳng định sự hiện hữu lâu đời của Đất nước (ĐN có từ trước khi con người sinh ra)
- NKĐ giải mã bằng nhận thức lắng sâu:
+ Đất Nước có từ..''ngày xửa ngày xưa..'': Thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích => Đất nước có từ rất lâu, rất xa trong sâu thẳm của thời gian lịch sử.
+ Đất Nước có trong câu chuyện cổ tích "ngày xửa ngày xưa'' mẹ thường hay kể => Khắc sâu những hình ảnh về cuộc sống của cha ông trong quá khứ.
+ Đất nước hình thành và phát triển từ:
* "Miếng trầu bây giờ bà ăn": Từ phong tục tập quán giao tiếp của người Việt, "Miếng trầu là đầu câu chuyện", từ tâm hồn dân tộc giàu tình yêu thương. thủy chung, gắn bó (sự tích Trầu Cau, Ca dao,..)
* Đất nước phát triển từ lịch sử đấu tranh của dân tộc: Truyền thuyết "Thánh Gióng'' => cho biết sự vươn mình, đánh dấu về sức mạnh quật cường của dân tộc trong sự nghiệp hi sinh bảo vệ bờ cõi.
+ Đất nước còn gắn với phong tục, tập quán quen thuộc (Tóc mẹ thì bới sau đầu) và đạo lí tốt đẹp lâu đời của dân tộc - tình nghĩa thủy chung vợ chồng (Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn)
+ Đất nước còn phát triển cùng với quá trình phát triển cần cù, lam lũ và sự sáng tạo không ngừng nghỉ của con người:
* Mỗi vật dụng đều có một cái tên riêng "Cái kèo cái cột thành tên" => những cái tên có từ rất lâu, từ khi con người biết ''dựng nhà, dựng cửa''.
- Quá trình lao động để làm ra hạt gạo cũng rất gian truân: thành ngữ ''một nắng hai sương'' + động từ "xay, giã, giần, sàn''
==> Tác giả đã dùng một loạt hình ảnh và ngôn ngữ đậm màu sắc dân gian: miếng trầu, các truyện kể dân gian, thành ngữ ''gừng cay muối mặn'', ''một nắng hai sương''
======>> Đất nước được cảm nhận từ chiều sâu văn hóa và lịch sử
- Về phương diện không gian - địa lí: Tác giả chia tách khái niệm Đất Nước thành hai yếu tố Đất và Nước để cảm nhận và suy tư về đất nước một cách sâu sắc:
+ Là nơi gắn với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày: "Đất là nơi.. em tắm''
+ Là nơi gắn với kỉ niệm tình yêu đôi lứa: "Đất Nước.. nhớ thầm''
+ Đất nước còn là núi sông, rừng bể: Đất là nơi ''con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc'', nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi''
=> Không gian mênh mông rộng lớn
=> Là niềm tự hào về đất nước trù phú giàu đẹp, tài nguyên vô tận.
+ Đất nước là không gian sinh tồn của cộng đồng người Việt qua biết bao thế hệ: Từ quá khứ (những ai đã khuất), hiện tại (những ai bây giờ), đến các thế hệ tương lai (dặn dò con cháu chuyện mai sau).
+ Tất cả đều không quên nguồn cội:
- Về phương diện thời gian lịch sử: Đất Nước gắn liền với huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết các vua Hùng dựng nước => Niềm tự hào về bề dày lịch sử đất nước, về cội nguồn thiêng liêng của dân tộc.
- Đất Nước trong mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng:
+ Đất nước không ở đâu xa mà có mặt trong mỗi con người: ''Trong anh và em.. Đất Nước''
=> Mỗi người VN đều thừa hưởng một phần vật chất của đất nước
+ Đất nước hài hòa trong nhiều mối quan hệ:
* Đất nước hóa thân trong tình yêu lứa đôi: ''Khi hai đứa.. nồng thắm''
* Lớn mạnh trong tình đoàn kết dân tộc: "Khi chúng ta.. to lớn''
=> Đất nước được xây dựng trên cơ sở của tình yêu thương và tình đoàn kết của dân tộc
- Lời nhắn nhủ của tác giả: "Em ơi em.. muôn đời..''
=> Điệp ngữ, những từ ngữ ''máu xương'', ''gắn bó'', ''san sẻ'', ''hóa thân'', cách xưng hô thân mật ''em ơi em'', giọng thơ ngọt ngào =
2. Phần 2: Tư tưởng ''Đất Nước của nhân dân'':
a. Ai đã làm ra bức tranh địa lí muôn màu của đất nước?
''Những người vợ.. Trống mái''
+ Bao thế hệ con người VN đã tạc vào núi sông vẻ đẹp tâm hồn yêu thương, thủy chung để ta có: ''Núi Vọng Phu'', ''Hòn Trống Mái''
+ Ca ngợi vẻ đẹp của Đất Nước về mặt lịch sử và truyền thống:
''Gót ngựa.. Hùng Vương''
=> Lẽ sống anh hùng và truyền thống đánh giặc giữ nước để ta có ''ao đầm'' hôm nay
+ "Chín mươi chín'' núi con Voi đã quần tụ, chung sức chung lòng ''góp mình dựng đất tổ Hùng Vương''
+ Đất Nước ta còn có những dòng sông thơ mộng: Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
=> Rồng ''nằm im'' từ bao đời nay mà quê hương có ''dòng sông xanh thẳm'' cho nước ngọt phù sa, nhiều tôm cá, mênh mông biển lúa bốn mùa
+ Truyền thống hiếu học của nhân dân để ta có những ''Núi Bút, non Nghiên'': Người học trò..
=> ''Nghèo'' mà vẫn góp cho đất nước ta núi Bút non Nghiên, làm rạng rỡ nền văn hiến Đại Việt, văn hiến Việt Nam.
+ Những cái tên giản dị, mộc mạc cùng những con vật gần gũi, thân quen với nhân dân cũng góp phần tạo nên:
''..Hạ Long... Bà Điểm''
=> Những tên làng, tên núi, tên sông như "Ông Đốc, Ông Trang, bà Đen, Bà Điểm'' do những con người vô danh, bình dị làm nên
- Qua cái nhìn của nhà thơ, mỗi danh thắng cảnh còn ẩn chứa nét đẹp tâm hồn của nhân dân:
+ Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái biểu tượng cho sự thủy chung, tình nghĩa vợ chồng thắm thiết.
+ Những ''ao đầm'' mà ''gót ngựa Thánh Gióng đi qua'' tượng trưng cho truyền thống yêu nước và sức mạnh bất khuất của dân tộc.
+ Núi Bút non Nghiên tượng trưng truyền thống hiếu học, vượt khó vươn lên của nhân dân
+ Những địa danh ở vùng cực Nam đất nước xa xôi tượng trưng cho tinh thần xả thân vì cộng đồng, đức tính cần cù, siêng năng, dũng cảm trong lao động sáng tạo của nhân dân ta.
- Từ đó, tác giả đi đến một kết luận mang tính khái quát: ''Và ở đâu.. sông ta..''
+ Những tên núi, tên sông, tên làng, tên bản, tên ruộng đồng, gò bãi,.. bất cứ đâu trên đất nước đều mang theo ''một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha''
+ Tất cả đều do nhân dân tạo ra, đều kết tinh từ công sức và khát vọng nhân dân - những con người bình thường, vô danh.
+ Tầm vóc của Đất Nước và nhân dân không chỉ trên bình diện địa lí "mênh mông'' mà còn ở dòng chảy thời gian lịch sử ''bốn nghìn năm'', ''đằng đẵng''
Comics
/comics
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất