Tình cảnh bạo loạn hiện này ở Hong Kong có thể lý giải được nguyên nhân dưới góc độ giai tầng. Đó là cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản: Tầng lớp tiểu tư sản muốn lật đổ giai cấp tư sản (sự lật đổ này có thể có nhiều mức độ) để tự mình vươn lên trở thành giai cấp tư sản mới.
Tôi gọi tầng lớp sinh viên tiểu tư sản Hong Kong là tầng lớp "hoàng tử bé" (chữ của Nguyễn Ái Quốc miêu tả Khải Định trong Vi hành). Nghĩa là một tầng lớp không lao động nhưng luôn tỏ ra cao sang và dè bỉu những người lao động, và bao giờ cũng muốn trở thành một "ông vua to" để được hưởng những thú vui xa xỉ.
"Ông vua to"? Đại để ở Hong Kong giai cấp tư sản nắm quyền và có ảnh hưởng to lớn đến chính quyền Hong Kong hiện tại, nhưng đó không phải là giai cấp tư sản có quyền lực như các nước tư sản phương Tây. Lịch sử của giai cấp tư sản này khá nhục nhã so với giai cấp "hàng xóm" Mỹ, Pháp vốn có lịch sử cách mạng hơn nhiều. Nếu giai cấp tư sản ở đây là một cô gái, thì cô ta từ khi sinh ra đã phải làm một con điếm rẻ tiền, nhỏ thì cho thực dân Anh, lớn thì bị Đảng Cộng sản Trung Quốc đè đầu. Nhưng dù sao, thực lực kinh tế của họ khá mạnh nên cũng có ảnh hưởng không thể xem thường. Và tôi đã dùng chữ "ông vua to" để mô tả giai cấp này.
Các sinh viên tiểu tư sản có cuộc sống ngày càng chật vật, khốn khổ vì những kẻ tư sản bạc nhược này: chúng bóc lột họ, và họ chẳng có tý quyền lực nào, vì quyền lực đã thuộc về chính quyền Hong Kong và "bọn cộng sản" Đại lục mất. Thế nên họ muốn đấu tranh, đấu tranh để làm gì? Nói thẳng thì các sinh viên tiểu tư sản này nuôi ảo mộng trở thành giai cấp tư sản mới với chế độ tư sản mới, thay thế cho giai cấp tư sản hiện nay. Chúng nó (tôi gọi bọn sinh viên này là chúng nó) chống chế độ tư bản ở Hong Kong và cả chế độ xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc, để giành lấy quyền lực cho riêng mình. Nếu có quyền lực thì chúng nó lại trở thành một bọn quái thai trở lại bóc lột nhân dân lao động, để lao vào cuộc sống ăn chơi xa xỉ, thi hành những chính sách tai quái. Đó là một sự chuyên chính tư sản phản động, vì vậy sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát vì đã đi ngược lại quy luật của nó: một cuộc đập phá, bạo loạn của một bọn thần kinh! Những kẻ tiểu tư sản này là bọn hung hăng, hiếu chiến nhất nhưng rất tiếc, chúng nó quá yếu để chống lại kẻ thù của chúng, do đó sẽ thất bại và mãi bị ăn đòn: một bên là giai cấp tu sản, một bên là quần chúng nhân dân lao động!
(Xin ghi nguồn khi sao chép! Xin cảm ơn! NoNutNovember!)
Không thể phủ nhận rằng bộ phận "hoàng tử bé" mà bạn nói chiếm một bộ phận tương đối trong quân nổi dậy. Nhưng không thể kết luận họ nổi lên để chiếm lợi ích về kinh tế. Thật ra họ không chiếm được nhiều lợi ích kinh tế gì nhiều trong cuộc nổi dậy lần này.
Song song với những người bị sức ép về kinh tế là những người mang ý thức hệ bài Trung Quốc, những người bài Cộng Sản, những người theo chủ nghĩa dân tộc (dân tộc ở đây là dân HongKong), những người thật sự cho rằng HongKong sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu rơi vào tay Trung Quốc,...
Nói chung tình hình rất phức tạp, không phải một hai câu nói là mô tả được ngay. Tôi thì không thích quân nổi dậy vì thực tế họ chỉ khiến HongKong bung bét hơn thôi. Nhưng không thể vì vậy mà cho rằng họ đứng lên hoàn toàn vì mục đích tư lợi xấu xa được. Đó là chụp mũ đấy, không tốt đâu.
Sự thật thì bài viết của tôi trừu tượng và mang tính chất dự đoán, nên dẫn chứng số liệu không có. Nếu bạn có số liệu phản bác thì xin cảm ơn!
Tôi không hề chụp mũ. Người ta không hề tuyên bố một cách trắng trợn mục đích kinh tế, mà sẽ lồng ghép trong đó các quan niệm "dân chủ", "tự do". Trong lịch sử, khẩu hiệu cách mạng Pháp, Mỹ đâu sặc mùi kinh tế: bình đẳng bác ái và độc lập tổ quốc. "Giai cấp tư sản" Hong Kong ảnh hưởng đến đời sống sinh viên chính là bọn môi giới nhà đất: trên mạng đầy những bình luận kêu ca của các nhà rận chủ "sinh viên ngày càng có cuộc sống khó khăn do giá nhà tăng, Trung Cộng đại lục muốn ăn cướp Hong Kong". Tâm lý xã hội trên phản ánh một thực tại của kinh tế - chính trị - xã hội mà tôi nói ở bài viết.
Về nguyên tắc bạn có nghĩa vụ phải cung cấp số liệu để chứng minh điều bạn nói chứ không phải người khác. Nhưng mà thôi bỏ đi. Cuộc tranh luận có sa da cũng chẳng giúp ích cho ai. Coi như chúng ta ai cũng nói được quan điểm của mình rồi. Kết thúc ở đây là đủ.
Trong lịch sử, chế độ phát xít cũng có cơ sở xã hội ở tầng lớp tiểu tư sản này Sự thất bại của cộng hòa Weimar CÓ MỘT PHẦN mang tính chất của cuộc đấu tranh giữa MỘT BỘ PHẬN giai cấp tư sản và tiểu tư sản. Hitler trước khi thành quốc trưởng cũng từng là một anh họa sĩ nghèo lang thang đấy thôi! (nhưng Hitler rất được các nhà tư bản yêu thích và được họ đưa lên cầm quyền, chứ không phải như chính quyền Hong Kong và bọn hoàng tử bé này đánh nhau)
Mọi tư tưởng bạn nói chỉ là cái cớ. Không có thứ "dân chủ, tự do" không gắn liền lợi ích nào ở đây đâu: mà nếu có, họ là những kẻ ngu ngốc không thấy được số phận của mình - những kẻ Đông Ki-sốt trái mùa!
Vấn đề là ở trang Spiderum này đa số hoặc cũng là thành phần sinh viên tiểu tư sản, hoặc chịu ảnh hưởng bởi nếp nghĩ của tầng lớp tiểu tư sản. Cho nên những ý kiến phê phán dân chủ tư sản phương tây, những ý nghĩ mang tính mác-xít sẽ không được yêu thích (tôi không dám vỗ ngực tự nhận mình là một người mác xít, vì trình độ của tôi có hạn; muốn là một người cộng sản thì người đó phải có những phẩm chất rất cao đẹp, mà tôi e rằng mình không có ).
Vì chủ nghĩa cộng sản quá cao đẹp, nhưng vấn đề là cao đẹp đến nỗi trở nên hoang đường và không thể thành sự thật. Có thể xem như xung đột lợi ích, trong nash equilibrium.
Bạn có lý tưởng hay, nhưng không thực tế. Giá như có một thế giới trong mơ, mọi người đều bình đẳng thì lý tưởng của bạn sẽ thật tuyệt vời. Nhưng ta đang sống trong cuộc sống khắc nghiệt, ai cũng phải nỗ lực vì bản thân mình.
Suy nghĩ kiểu tiểu tư sản thì đã làm sao? Có gì sai à? Thực ra thì đúng là phương Tây cũng chẳng có gì tốt đẹp nhưng mà bài viết của bạn muốn phê phán họ thì chẳng có một chút dẫn chứng hay lập luận đáng tin cậy nào cả. Nên là downvoted.
Đảng Cộng sản TQ có ảnh hưởng lớn đến Hong Kong: những năm 60 thế kỉ XX, người lao động Hong Kong nghe theo tiếng gọi của Cách mạng Văn hóa Trung Quốc (đừng nghĩ nó hoàn toàn xấu, mục đích ban đầu của nó là tiêu diệt văn hóa đồi trụy trước cách mạng 1949) đã nổi dậy chống lại Anh, nhưng đã thất bại.