Học dược ra làm gì? 14 công việc học ngành dược học xong bạn có thể làm.
Học dược ra làm gì luôn là vấn đề được các bạn sinh viên dược và các bậc phụ huynh quan tâm. Bài này, mình sẽ trình bày một cách khái quát 14 công việc mà học ngành dược xong có thể làm, nơi làm việc, và công việc của dược sĩ trong mỗi vị trí.
Nếu các bạn đã đọc bài về các môn học trong trường Dược, chắc hẳn các bạn sẽ thấy rằng học Dược sẽ học rất nhiều về Hóa học và Bào chế, có thể có nhiều bạn sẽ băn khoăn nếu mình không giỏi hóa, không thích hóa thì sau này ra trường không biết nên làm gì nhỉ. Và như mình cũng đã từng chia sẻ, thực tế là học dược xong, các bạn có cơ hội được làm việc trong tất cả các vị trí liên quan đến vòng đời nghiên cứu và lưu hành sản phẩm y tế (bao gồm thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và một phần thiết bị y tế). Hoặc bạn có thể làm giảng viên giảng dạy một bộ môn nào đó ở ngành Dược. Do đó, bạn không nhất thiết phải giỏi tất cả các môn trên để có thể làm việc trong lĩnh vực Dược.
Để tiện trình bày trong bài này, mình có thể sẽ gọi các sản phẩm y tế là thuốc, nhưng mọi người có thể hiểu là sản phẩm này có thẻ bao gồm thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm hay thiết bị y tế.Bài này, mình sẽ trình bày một cách khái quát 14 công việc mà học ngành dược xong có thể làm, nơi làm việc, vai trò và nhiệm vụ chính của dược sĩ trong mỗi công việc.Ngày xưa, đến tận lúc tốt nghiệp mình vẫn chưa hình dung được các công việc mà ra trường thì sẽ làm.
Sau này mình mới hiểu ra rằng, đơn giản mà nói, ngoài làm giảng viên dược, khi tốt nghiệp ngành Dược học, dược sĩ có thể làm tất cả các công việc liên quan đến vòng đời của sản phẩm dược phẩm như ở dưới đây:
Tương ứng với mỗi bước là các công việc như sau:
Để tìm hiểu cụ thể về vai trò và nhiệm vụ chính của dược sĩ trong mỗi vị trí công việc, bạn hãy xem thêm ở dưới comment nhé.
Bước 1: Nghiên cứu và phát triển
- Nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm
- Dược sĩ lâm sàng
Bước 2: Đăng kí lưu hành
- Nhân viên đăng ký thuốc
- Dược sĩ quản lý dược phẩm ở cơ quan nhà nước
Bước 3: Sản xuất
- Nhân viên cung ứng
- Nhân viên đảm bảo chất lượng
- Nhân viên kiểm tra chất lượng
- Nhân viên sản xuất
Bước 4: Lưu hành thuốc trên thị trường
- Dược sĩ bán thuốc
- Trình dược viên
- Marketing dược
- Nhân viên thầu thuốc
- Dược sĩ bệnh viện
Bước 5: Theo dõi và kiểm soát chất lượng sau lưu hành
- Dược sĩ trong các trung tâm, viện kiểm nghiệm (Nhân viên phòng kiểm tra chất lượng)
- Dược sĩ phụ trách đảm bảo chất lượng thuốc trong các công ty nhập khẩu, phân phối, hãng. (Nhân viên phòng đảm bảo chất lượng)
Để tìm hiểu cụ thể về vai trò và nhiệm vụ chính của dược sĩ trong mỗi vị trí công việc, bạn hãy xem thêm ở ĐÂY nhé
Người trong muôn nghề
/nguoi-trong-muon-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất