Hiểu hơn về Nhà tạo lập (Market Maker)
Tạo lập thị trường là gì? Tạo lập thị trường (Market maker – MM) cũng có tên gọi khác là “Lái, Big boy, Cá mập, Nhà cái, Tay to”...
Tạo lập thị trường là gì?
Tạo lập thị trường (Market maker – MM) cũng có tên gọi khác là “Lái, Big boy, Cá mập, Nhà cái, Tay to” trong đó “Lái” là từ quen thuộc nhất. Thực ra Market maker là tên gọi “thượng tầng” nhất, các tên gọi còn lại không hẳn dùng để miêu tả Market maker mà chỉ là những “tay chân” cấp dưới của họ mà thôi.
Tuy vậy, định nghĩa tạo lập thị trường theo quy chuẩn sẽ không giống với “Lái”.
MM có thể là một (hoặc một vài) cá nhân/ tổ chức. Vai trò của MM là tạo thanh khoản, giải quyết các vấn đề khớp lệnh bằng cách tự định ra mức giá mua vào và bán ra của những loại tài sản/hàng hóa trong danh mục kinh doanh của họ và bảo đảm giao dịch hai chiều (Mua-Bán) trong giờ giao dịch. Trong quá trình tạo thanh khoản MM sẽ có lợi nhuận thu về là chênh lệch giá Mua-Bán chứng khoán. Mức “spread” này không cần quá lớn, chỉ cần vài line nhỏ cũng đủ để MM kiếm được số tiền khổng lồ bởi họ giao dịch cả triệu cổ phiếu.
Một trong các ví dụ về MM chẳng hạn với cổ phiếu lớn như VNM, chúng ta bán 1000 cổ phiếu Vinamilk thì MM sẽ mua những cổ phiếu đó lại sau đó bán lại cho những người đang có nhu cầu mua, MM làm điều này để luôn đảm bảo tính thanh khoản cho cổ phiếu Vinamilk, khiến cho việc mua bán cổ phiếu Vinamilk trở nên dễ dàng và nhanh chóng.
Như vậy nói trắng ra, nếu không có MM thì thị trường sẽ giao dịch ảm đạm, nhỏ giọt không thể thu hút dòng tiền thông minh, dòng tiền đầu tư vào nền kinh tế.
MM có ở tất cả các thị trường, từ Forex, vàng cho đến TTCK và các loại công cụ tài chính/hàng hóa khác. Chính vì vai trò đó, hoạt động MM là hoạt động hợp pháp và được đề cập trong Luật chứng khoán.
Các tổ chức MM ở đây bao gồm các CTCK, quỹ đầu tư chuyên nghiệp (chúng ta hay gọi là “Tây lông”), họ cung ứng thanh khoản, thực hiện nghiệp vụ tạo lập theo nhu cầu của doanh nghiệp ví dụ như VNDIRECT là một trong những nhà tạo lập chính của Chứng quyền có bảo đảm (CW), hay các chứng chỉ quỹ ETF của quỹ VFM, E1VFVN30 cũng có các CTCK làm tạo lập thị trường để tạo thanh khoản cho NĐT đầu tư thụ động.
Nhà đầu tư cũng có thể nhìn vào tỷ lệ free-float và cơ cấu cổ đông nắm giữ để thấy được ai đang sở hữu phần nhiều cổ phiếu đó, khối lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng còn lại trên thị trường là bao nhiêu cũng như mức độ chi phối của MM đối với các cổ phiếu đó. Các MM khi tạo thanh khoản chắc chắn sẽ không thể bỏ qua yếu tố này.
Ngoài ra, các lãnh đạo doanh nghiệp có tâm cũng liên tục có những hành động đỡ giá cổ phiếu, tạo cuộc đua Win-Win cho các thành phần tham gia như ông Trần Đình Long (HPG), ông Lê Bá Dương (DHC), bà Mai Kiều Liên (VNM)… Chính họ là người đồng hành cùng doanh nghiệp, “tạo dựng cuộc chơi” cho dòng tiền thông minh của NĐT tham gia.
MM “ra đòn” trong các trường hợp sau:
1) Khi giá cổ phiếu bị giảm dưới giá trị hoặc vượt quá giá trị: Tùy theo cách định giá của các tổ chức, họ sẽ mua vào hoặc bán ra tương ứng, đặc biệt là với các cổ phiếu Bluechip. Ở khía cạnh Phân tích kỹ thuật, qua việc mua bán đó, các vùng kháng cự/ hỗ trợ của giá cổ phiếu sẽ được thiết lập, điển hình như HPG, MWG, PNJ… Các đợt “sóng” tăng của cổ phiếu có thể cũng từ đây mà ra. Tâm lý NĐT cũng chịu sự dẫn dắt rất nhiều bởi các MM này (đặc biệt là những người đầu cơ theo tin tức, thiếu nguyên tắc trong sử dụng đòn bẩy, thiếu hiểu biết về nội tại của doanh nghiệp…). Nếu như người tư vấn của bạn chỉ sử dụng Phân tích kỹ thuật làm công cụ khuyến nghị cổ phiếu mà thiếu đi cái nhìn sâu sắc yếu tố dòng tiền, tiêu chí ban lãnh đạo hay lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thì sẽ rất rủi ro.
2) Khi được doanh nghiệp yêu cầu: Hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) của các doanh nghiệp đang ngày càng được quan tâm, tính thanh khoản và giá cổ phiếu có tầm quan trọng với các doanh nghiệp niêm yết. Vì vậy, khi có nhu cầu tác động tới giá cỏ phiếu, các DN sẽ làm việc với MM (thường là các CTCK) nhằm tạo thanh khoản hay duy trì biên độ giá nhất định để NĐT cảm thấy giá cổ phiếu của DN không biến động quá lớn. Đôi khi, điều này cũng tạo ra những vấn đề liên quan đến sự minh bạch.
Như vậy, thế nào thì gọi là “Lái”? – Đó là khi mà MM trở nên biến chất, vượt quá khuôn khổ của lòng tham và đạo đức.
Thay vì chỉ thuần giao dịch quanh vùng định giá, “Lái” đẩy giá lên cao một cách vô lý, sau đó bán số lượng lớn cổ phiếu cho NĐT nhỏ lẻ (úp bô) bằng những thủ thuật giao dịch (vẽ chart cho đẹp để lừa anh em chẳng hạn, cách khác nữa là tung tin, hô hào, thổi phồng…). Để có thể làm được điều này, chắc chắn phải có các chủ doanh nghiệp đứng sau. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho TTCK mang tiếng xấu, là cờ bạc, lừa đảo.
Có rất nhiều người tỏ ra sành sỏi, hiểu đội “Lái”, chơi với “Lái”. Nhưng thậm chí, ngay cả “Lái” cũng có lúc “chết” vì không thể chống lại quy luật chu kỳ của thị trường, do bản thân họ là những người sở hữu nhiều cổ phiếu “rác”, dùng đòn bẩy cao. Ai cũng nghĩ mình sẽ là người bán xong cổ phiếu trước khi “Lái” xả ra, nhưng không biết rằng mình lại là người cuối cùng cầm quả bom nổ.
Có thể ví dụ một số cổ phiếu có dấu hiệu “làm giá”, “bưng bít thông tin” trong nhiều năm, “giúp” không ít nhà đầu tư “lâm vào bước đường cùng” có thể kể đến như:
(1) Hùng Vương (HVG) giai đoạn 2013 – 2015;
(2) Gỗ Trường Thành (TTF) giai đoạn 2015 – 2016;
(3) Tân Tạo (ITA) giai đoạn 2013 – 2015;
(4) Nông Dược HAI (HAI) giai đoạn 2013 – 2017;
(5) FLC giai đoạn 2014 đến nay;
(6) Hoàng Huy (HHS) giai đoạn 2014 – 2016;
(7) ROS giai đoạn 2017 – 2018;
Và rất rất nhiều trường hợp tương tự khác.
(2) Gỗ Trường Thành (TTF) giai đoạn 2015 – 2016;
(3) Tân Tạo (ITA) giai đoạn 2013 – 2015;
(4) Nông Dược HAI (HAI) giai đoạn 2013 – 2017;
(5) FLC giai đoạn 2014 đến nay;
(6) Hoàng Huy (HHS) giai đoạn 2014 – 2016;
(7) ROS giai đoạn 2017 – 2018;
Và rất rất nhiều trường hợp tương tự khác.
Cơ quan chức năng hoàn toàn có thể phát hiện ra những trường hợp này, nhưng vấn đề là rất khó để xử lý triệt để bởi dù sao MM cũng hoạt động với tư cách một Nhà đầu tư, có quyền giao dịch theo quy luật cung – cầu của thị trường như mọi thành phần khác, thứ hai là do sự ham cổ phiếu “ăn bằng lần” của nhiều NĐT nhỏ lẻ. Chính vì lẽ đó, với với trò là một NĐT cá nhân, chúng ta nhất định phải trang bị cho mình bộ tiêu chí phù hợp để sàng lọc và tìm kiếm cơ hội đầu tư sinh lời bền vững.
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất