Với cuộc sống tràn ngập thông tin trên internet thì ta sẽ rất dễ dàng bị sao lãng, bản thân mình cũng vậy, thay vì dành thời gian cho Calculus và Physics thì mình liên tục kiểm tra Facebook, mail, tin tức, thông báo,... Chính những thứ này làm cho việc học và những công việc khác tốn thời gian hơn và không còn vui vẻ nữa (╬▔皿▔)╯. Dù vậy, mình rất thích công nghệ và sử chúng rất nhiều, mình cũng rất thích đọc blog, sách hoặc mày mọ nhiều thứ trên mạng. Vì vậy nên mình nghĩ tới việc xây dựng một system (hệ thống) hấp thụ thông tin cho mình thay vì xóa bỏ chúng.
Khi mình học về Product Design, trong Design Thinking ở stage 2, có phương pháp đặt vấn đề và brainstorm, theo thứ tự gọi là Point Of View và How Might We Questions (đọc tại đây). Mình muốn thử áp dụng nó vào việc này:
POV: "Thông tin còn rất hỗn tạp và đôi khi không được kiểm chứng". Nếu không chọn lọc sẽ vô cùng nguy hiểm, điển hình nhất là vụ "bác sĩ Chợ Rẫy rút ống thở", và hàng tá các bài viết trên mạng.
> HMW: Làm sao để sàng lọc ra những bài viết có độ tin cậy cao nhất có thể?
POV: "Thông tin càng lớn thì càng khó lựa chọn vì quá nhiều lựa chọn và không thể sàng lọc kịp". Bạn có 4 trang báo để đọc, có 5 trang blog theo dõi, có 1001 bạn bè đang theo dõi,... Không đủ thời gian để hấp thụ hết, và càng không nên dành thời gian cho điều đó.
> HMW: Làm sao để giảm lựa chọn xuống và sàng lọc được toàn bộ với lượng thời gian giới hạn?
POV: "Nội dung sơ sài quá nhiều". Nội dung sơ sài ở đây là cách nói chung về kiến thức và sự đúc kết trong đó chứ không phải độ dài hay không, có những nội dung ngắn kiểu "Mì ăn liền" vẫn làm rất tốt khi truyền đạt thông tin.
> HMW: Làm sao để thông tin chất lượng đến được với mình một cách tự động, để không phải mất thời gian với thông tin sơ sài?
Qua góc nhìn cụ Thu Giang - Nguyễn Huy Cần trong cuốn "Tôi tự học", cụ cho rằng thông tin cũng như thức ăn, "kẻ có học thức" là kẻ tiêu hóa và hấp nạp được nguồn "thức ăn" đó chứ không phải những kẻ ăn nhiều rồi đào thải ra hết.
Vì vậy, với hệ thống mà mình nghĩ ra, mình mọi người có thể áp dụng phần nào để có thể tiêu hóa thông tin chất lượng, giàu dinh dưỡng mà vẫn tiết kiệm thời gian.
Mình gọi cho fancy là Information Diet nhé. (❁´◡`❁)

Mục tiêu của ID

Information Diet là để mình dùng thời gian giới hạn của mình để sử dụng một cách đúng đắn mạng xã hội, tin tức, video,..; ngoài ra để tiếp nhận những nguồn thông tin chất lượng và đáng tin cậy mà không phải tốn công sức và thời gian quá nhiều.
Sau khi có 3 câu hỏi How Might We, mình sẽ bắt đầu tới việc đưa ra giải pháp cho 3 câu hỏi này và thực hiện chúng.
Có 3 mục tiêu chính xây dựng ID:
- Loại bỏ "Junk food"
- Chọn lọc và tìm ra "Nutritious food"
- Hệ thống hóa chế độ ăn.
3 bước trên có thể hiểu đơn giản:

"Nutritious Food"

Là các thông tin và nguồn thông tin đáng tin cậy, có đầu tư về nội dung và khiến ta phải dành thời gian suy nghĩ về nó. Ngoài ra còn là các mối quan hệ, người bạn theo dõi trên internet mà bạn hay gặp ngoài đời, hoặc khiến bạn cảm thấy tốt hơn hay giúp bạn phát triển bản thân hơn.

"Junk food"

là thông tin và nguồn thông tin không đáng tin, bài viết không đầy đủ về dẫn chứng và phân tích và là là dạng "Thức ăn nhanh". Những người thuộc "Junk food" là người bạn không thân quen, luôn khiên bạn mất năng lượng và kéo bạn xuống.

Hệ thống hóa

Đây là bước biến việc hấp thụ thông tin thành một hệ thống hoàn thiện nhất có thể như việc tự động hóa, sắp xếp thông tin và thời gian hấp thụ.
> Mình sẽ thuật lại quá trình của mình qua từng bước để mọi người xem thử nha.

Dọn dẹp "Junk Food"

Các mối quan hệ Mình đi qua friendlist và sẽ đặt các câu hỏi: "Người này là ai? Mình còn nhớ gì về họ không?", "Họ đã từng giúp mình tốt hơn không (các vấn đề trong cuộc sống như học hành, khó khăn, tình cảm,...)?","Họ có phải bạn mình không? Mình có sẵn sàng giúp họ không?", "Mình có mất đi điều gì khi Unfollow/Unfriend họ không?". Nếu câu trả lời là "Nope", Mình sẽ unfollow, một phần để newsfeed sạch hơn.
Mình thường không unfriend vì đâu biết được tương lai có duyên gặp lại, họ giúp mình được gì đó thì sao, chỉ là hiện tại thì ta không dành thời gian với họ được nhưng trong tương lại có thể sẽ khác.

Nguồn thức ăn:

Mình sẽ coi qua những Page, Group của mình và đặt câu hỏi tương tự như với các mối quan hệ. Nếu là "Nope" thì Unlike/Unfollow. Tuy nhiên, số lượt pages và group follow rất nhiều nên khi lướt newsfeed, mình sẽ từ từ loại dần. Theo thời gian, newsfeed sẽ "clean" hơn và thông tin sẽ xoay quanh những thứ tác động tích cực tới bạn và điều bạn thật sự quan tâm.

Uninstall app

Dù mình cũng nói là không muốn xóa bỏ công nghệ khỏi cuộc sống nhưng có những thứ có tính hữu dụng thì nên loại bỏ. Với mình thì đó là Instagram, các app tin tức, game. Mình xài một số mạng xã hội như Facebook thôi.

Đi tìm "Nutritious Food"

Sau khi loại bỏ được các "Junk food", thứ còn lại đều là thức ăn cần thiết. Còn giờ, mình sẽ đi tìm thêm nguồn thức ăn chất lượng. ví dụ:

News

Mình theo dõi tin tức ở VNexpress và các group Facebook (Maybe You miss this fucking News, Tôi là dân Bình Thạnh,...), không cần phải coi đủ các thứ như báo lao động, báo nhân dân, báo thanh niên,... Tuy nhiên, với những cần theo dõi tin tức trong lĩnh vực của mính ví dụ như crypto thì sẽ cần phải theo dõi thêm ở nhiều nguồn khác.
Các bạn sẽ đắn đo liệu Facebook có phải là nơi đáng tin cậy không. Thì câu trả lời là không có nguồn đọc nào là đáng tin cậy, phải dùng thêmcó tư duy và óc phân tích khi đọc tin tức ^=^ , nhưng mình chọn các group Facebook mà thường xuyên đăng tin quan trọng và đáng quan tâm trên thế giới và khu vực mình đang sống để theo kịp với một số tin quan trọng. Cộng thêm báo để chắc chắn hơn.

High-quality food (thông tin chất lượng):

Mình sẽ cẩn thận loại bỏ bớt những podcast mình thấy không thật sự nghe, thông thường podcast có thời lượng khoảng 20p hoặc hơn 1 tiếng, chắc chắn mọi người sẽ không nghe nhiều được. Ngoài ra chọn ra các kênh tin tức, blog mà bạn thấy hữu ích và thích.
Hẳn mọi người đều đã nghe tới 80/20 principle rule, mình đang áp dụng nó tại đây: 80% thời gian nghe podcast của là dành cho 20% số podcast mình theo dõi, 80% thời gian đọc trên mạng là từ 20% nguồn đọc mình theo dõi.

Hệ thống hóa

Mình luôn nghĩ ta cần tạo ra một hệ thống tự động để giúp ta tiết kiệm thời gian hơn
Mình luôn nghĩ ta cần tạo ra một hệ thống tự động để giúp ta tiết kiệm thời gian hơn

Newsletter

Mình rất thích đọc, nhưng vào từng trang web hay để coi thì không bao giờ đủ thời gian, hãy để người viết chọn lọc những thông tin chất lượng và gửi cho bạn. Ở đây là tư duy delegation trong cuốn 4 hours-work week: Hãy ủy thác công việc của bạn cho người khác.
→ Như vậy là mình đã hệ thống hóa được quy trình chọn lọc và nhận thông tin chất lượng.
Một số blog hay mình muốn giới thiệu: Wait But Why của Tim Urbans, Barking up the Wrong Tree của Eric Barker, Farnam Street - Brain Food, The Present Writer, Ness Lab và Copyblogger.

Chuyển thức ăn đến khu vực riêng:

Không ai muốn inbox mình sẽ trộn lẫn những mail quan trọng và mail newsletter phải không, vì vậy nên mình tạo bộ lọc (filter) cho các loại mail newsletter riêng. Mọi người coi ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=yKgW7SkyFB4
→ Vậy là mình đã sắp xếp thông và phân bố thông tin để không hỗn loạn.

Lưu trữ đồ ăn:

Khi mình gặp một bài viết hoặc ideas hay, mình sẽ lưu trữ trên notion. Mình dùng extension Notion Saver (tại đây) để lưu nội dung trang web đó vào Table Data trong Notion, ngoài ra tạo cột để phân loại là các tag: Psychology, Productivity, Writing, Relationship,...

Thời gian tiêu thụ

Ý tưởng của việc này là "ăn uống" đúng giờ giấc chứ không phải thích là sẽ ăn. Cách thức sẽ khá giống Batching và Overlap - có nhắc tới tại bài viết này, tóm gọn là gom tất cả công việc có cùng tính chất lại vào một thời điểm sẽ tiết kiệm thời gian và năng lượng hơn là phân bố hằng ngày:
- Đọc tin newsletter mà mình đăng ký vào chiều T4 và T7. Vì đa phần newsletter sẽ gửi đầu tuần hoặc cuối tuần, điều này cũng giúp tạo thói quen không vòa check mail hay tin tức mỗi ngày để mất tập trung.
- Chỉ nghe podcast khi trên bus, làm việc nhà hoặc đi bộ. Vừa làm tay chân vừa nghe cho vui ^^
- Chỉ coi youtube, lướt Facebook vào tối sau khi xong việc, trước và sau khi ngủ trưa.

Với việc đọc sách:

Mình dành 45 phút đến 1 tiếng trước khi ngủ vào buổi tối để đọc sách, tránh xa các thiết bị điện tử để dễ ngủ. Ngoài ra khoảng 20p để xem lại kê hoạch ngày hôm nay lẫn những ngày sau. Ở đây mình học được cụ Nguyễn Huy Cần là muốn đọc sách hãy dành ra 1 khoảng thời gian thiêng liêng mà không ai đụng vào, làm điều đó thành thói quen.

Tổng hợp

Tới đây thì mình đã đưa ra giải pháp cho 3 vấn đề:
HMW: Làm sao để sàng lọc ra những bài viết có độ tin cậy cao nhất có thể?
> Solution: Sàng lọc Junk Food và Nutritious Food, dùng newsletter để họ chọn lọc thông tin và gửi tới cho mình; ngoài ra còn rèn luyện tư duy và đầu óc để phán đoán nên hấp thụ thông tin đó hay không.
HMW: Làm sao để giảm lựa chọn xuống và sàng lọc được toàn bộ với lượng thời gian giới hạn?
HMW: Làm sao để thông tin chất lượng đến được với mình một cách tự động, để không phải mất thời gian với thông tin sơ sài?
> Solution: Như trên đã đề cập là dùng Newsletter. Ngoài ra có một nguồn thông tin nữa đó chính là con người là bạn bè, Facebook và cộng đồng mạng. Mình không cần cập nhập mọi thông tin abcxyz về cuộc sống, đôi khi nói chuyện với họ thì mình cũng được cập nhập luôn - nhiều cái đầu vẫn hơn một cái đầu (vẫn giữ đầu óc và tư duy sáng suốt để sàng lọc nhé).
Mình cũng đưa ra một số cách để hấp thụ và lưu trữ đồ ăn một cách hiệu quả thông qua Filter Gmail, Notion và sắp xếp thời gian ăn uống nữa. Bạn có thể tùy chỉnh để phù hợp với mình nha. Mình cũng nhắc thêm về tâm lí FOMO khi không theo kịp tin tức, nếu bạn gặp phải điều này thì hay thử nghía qua cuộc trò chuyện của ông Mark Manson và James Altucher về việc này tại đây: https://www.linkedin.com/pulse/why-i-am-going-attention-diet-james-altucher/