Đây là bài đầu tiên mình thử với việc viết lách, nên sẽ rất vui nếu nhận được feedback từ mọi người. ^^


1.

Năm 2 học kì 1, câu lạc bộ mình tổ chức sự kiện và mình giao Deadline cho 2 leaders là trong 1 tuần phải hoàn thành kế hoạch truyền thông - deadline rất thoáng vì nghĩ như vậy thì bọn nó có thể phân bố thời gian  một cách thoải mái để làm việc. Nhưng mỗi ngày bọn nó chỉ làm chút ít rồi tới trước deadline 3 ngày mới dồn sức vào làm. Mình cho những đứa leaders sau này đúng 3 ngày để làm công việc. Chất lượng kết quả vẫn tốt như khi giao 1 tuần, đôi khi còn tốt hơn. 
Trong cùng khoảng thời gian này, mình học môn "Sức bền vật liệu"-môn rất  "chua". Nên mình thấy phải học môn này cho tốt, sau mỗi t3 học môn đó, mình đặt deadline vào Chủ Nhật phải hoàn thành bài tập.
Tuy nhiên, khoảng thời gian từ thứ 3 đến thứ 7 được dùng hoàn thành 30% số lượng bài tập rồi dồn 70% còn lại cho ngày Chủ Nhật. Sau đó, mình chọn tối t4 là deadline, kết quả vẫn hoàn tất được đống bài tập.

Parkinson's law (từ cuốn 4-hour workweek)

"Work expands to fill the time which are allocated to it"
Ý tưởng là công việc sẽ dàn trải ra đúng với deadline mà mình đặt ra. Nếu cho deadline là 1 ngày để hoàn thành bài viết này, mình sẽ mất 1 ngày để viết xong. Nếu chỉ cho 3 giờ, mình sẽ có thể viết xong trong 3 giờ. 
Đương nhiên, deadline đó cũng không được ngắn một cách bất khả thi, nhưng ta luôn có thể thử giới hạn của bản thân.

2.

Batching/Accumulation (từ cuốn 4-hour workweek)

Năm hai đại học, mỗi ngày mình đều kiểm mail đối tác vì làm trong ban Truyền Thông, rồi đọc tin tức, lướt mạng xã hội, đọc manga,.. Đây là những hành động làm nhiễu suy nghĩ làm việc của mình. Nên mình gom chúng  lại, tích lũy chúng vào 1 thời điểm trong ngày/tuần/tháng.
Lí do là khi ta chuyển sự chú ý tới các việc này thì đều phải điều chỉnh lại bộ não khoảng 30p để vào lại trạng thái làm việc. Nên chúng làm mất nhiều thời gian hơn ta tưởng. 
Một số áp dụng khác:
- Mình đăng ký newsletter qua mail và chúng sẽ được gửi tới vào các ngày trong tuần -> Mình sẽ gom lại chỉ đọc vào tối T4 và CN.
- Mình chỉ kiểm mail vào mỗi trưa T2 và chiều T6, tức đầu tuần và cuối tuần là đủ. Chỉ đọc manga vào sáng T5 vì hôm đó là định kì ra bộ mình thích nhất, những bộ khác có thể dành đọc vào T5.
- Mình hạn chế dùng thời gian đọc tin tức nên khi nào đi uống với bạn bè cuối tuần, mình có thể hỏi "tuần nào có vụ gì hot không?" -> Mọi người sẽ như tình báo thu thâp thông tin cho bạn vậy, không cần phải coi quá nhiều tin tức để theo kịp thế giới. Hơn nữa, sẽ thêm chủ đề nói chuyện thay vì cắm mặt vào điện thoại.
- Mỗi tháng mình sẽ đánh giá lại về những việc mà mình cần batching, điều chỉnh hoặc loại để quản lý lại thời gian của mình. Chứ không cần thiết là mỗi ngày hoặc mỗi tuần.

3.

Trước  khi ngồi vào bàn học, mình sẽ chuẩn bị mọi thứ như nước trà, bánh, gấp quần áo, sắp xếp khu vực học,.. Cũng như đã nói ở Batching, những việc nhỏ nhặt này sẽ làm gián đoạn suy nghĩ. Nên mình cố gắng không phải đứng lên làm chuyện khác khi đang học, vì mỗi lần đứng lên là cơ hội cho yếu tố sao  nhãng xảy ra. 

2-Minutes and 5-Minute Rules (từ cuốn atomic habbits)

Tất cả công việc tiêu tốn của bạn 2 phút hay 5 phút thì hãy giải quyết nó ngay lập tức và trước khi ngồi vào bàn làm việc. 
https://i.pinimg.com/564x/04/19/2f/04192fccccdb3e3e87654e05696f9a40.jpg

4.

Mình  rất thích nghe podcast, vì ngồi 1 chỗ cũng nghe đủ các câu chuyện và kiến thức khắp thế gian. Podcast yêu thích của mình là Oddly Normal, M.A.D, Bít Tất, Have A Sip, Những câu chuyện làm "Ngành", Mark Manson. Nhưng 1 tập vào khoảng 30p-60p, ngồi nghe thôi thì không đáng. 

Overlapping

Ta có thể "ghi đè" một thói quen này lên một thói quen khác: 
Nghe podcast trên bus khi đến trường, khi đi bộ hay khi làm việc nhà.Kiểm tra messenger, facebook trên bus. Các khoảng nghỉ trong thời gian học thay vì lướt facebook viết xuống những ideas nghĩ ra trong lúc đó.

Kết:

Ta cũng có thể áp dụng bằng việc phối hợp các phương pháp này lại, như tích lũy các môn học, công việc có tính liên quan với nhau lại trong 1 ngày để hoàn thành luôn một thể. Ví dụ là mình sẽ gộp môn "sức bền vật liệu" và "phân tích kết cấu" chung vì đều dùng công thức và tính toán giống nhau; hoặc gộp công việc thiết kế ấn phẩm cho sự kiện với lên giao trình training thiết kế cho thành viên trong câu lạc bộ. 
Những điều này đã giúp mình hoàn thành tốt việc học, công việc câu lạc bộ mà vẫn có thể học thêm kĩ năng mới, dành thời gian cho các mối quan hệ xung quanh.