Thật khó để bắt buộc các công ty phải chịu trách nhiệm về những gì bạn không thể biết từ thương hiệu của họ và thật khó để biết những số liệu mà nhãn hàng cố tình che giấu giới truyền thông và công chúng.
Top image: Emmy Kasbit Lookbook, Photography Adebayo. Courtesy of Fashion Revolution
Đây là lý do tại sao tính minh bạch (transparency) đã trở thành từ khóa quan trọng trong phong trào phát triển thời trang bền vững và đó cũng là mục đích mà nhóm vận động Cách mạng Thời trang (Fashion Revolution) hướng đến khi đưa ra 'Chỉ số minh bạch thời trang hàng năm' (Fashion Transparency Index). Theo báo cáo năm 2020, được công bố vào thứ ba tuần này, bảng xếp hạng bao gồm 250 thương hiệu may mặc và nhà bán lẻ lớn nhất thế giới. Số liệu thống kê này dựa trên số lượng thông tin các thương hiệu chia sẻ về chuỗi cung ứng (supply chains), tác động môi trường (environmental practices) và các cam kết xã hội (social commitments).
"Chúng tôi tin rằng tính minh bạch là bước đầu tiên trong việc giữ vững uy tín thương hiệu [đối với các thương hiệu lớn], góp phần giải thích các tác động trong hoạt động kinh doanh của họ", Giám đốc chính sách toàn cầu của Fashion Revolution Global, tác giả báo cáo năm 2020 - Sarah Ditty cho biết.
Năm nay, các công ty đứng đầu bảng xếp hạng "minh bạch nhất" liên tục đến từ  thương hiệu thời trang đường phố hoặc hãng trang phục thể thao, trong đó: nhà bán lẻ Thụy Điển H&M đạt điểm cao nhất trong số 250 thương hiệu với 73%, với các công ty như Adidas, Patagonia, EspritVF Corporation (chủ sở hữu của thương hiệu danh tiếng như TimberlandVans) cũng lọt vào top 10. 
Những thương hiệu xa xỉ bậc nhất tụt lại rất xa, nhưng khi xếp trong một phân khúc riêng biệt của thị trường thời trang cao cấp, Gucci là kẻ khổng lồ nắm giữ chiến thắng với số điểm 48%. Theo sát Gucci là các thương hiệu nổi tiếng khác của Kering như Balenciaga , Saint LaurentBottega Veneta. Ermenegasy Zegna cũng kiếm được chỗ đứng vững chắc khi được các tác giả báo cáo ghi nhận danh hiệu "thương hiệu xa xỉ đầu tiên công bố danh sách chi tiết các nhà cung cấp của nó."
Nhiều công ty đạt điểm thấp nhất trên bảng xếp hạng dường như không mấy gây ngạc nhiên cho giới đam mê "thời trang đạo đức" (ethical fashion): Fashion NovaPretty Little Thing , các nhà bán lẻ thời trang nhanh đã đạt được danh tiếng về throwaway clothes sweatshop conditions, đạt được điểm tương ứng là 2 % và 9%. 
Trong cuộc đua của thương hiệu xa xỉ sẽ không tránh khỏi những cái tên bị xếp thứ hạng thấp. Max MaraTom Ford  gây sốc trên bảng xếp hạng minh bạch với 0% - một con số được xem là không tưởng. Ý  nghĩa của bảng xếp hạng dựa trên những gì các thương hiệu công khai thông tin thì con số 0% ngụ ý rằng các công ty này hầu như không có thông tin gì minh bạch về nhà cung cấp của họ, quy trình thẩm định, kiểm toán và tương tự. Nói tóm lại, giá thành cao không bào chứng rằng cho sự cởi mở và trung thực của một thương hiệu về cách thức và nơi sản xuất quần áo. (Và từ quan điểm thời trang của Mỹ, điều đặc biệt đáng lo ngại khi có một thương hiệu được điều hành bởi chủ tịch hiện tại của CFDA - đã nhấn mạnh vào các sáng kiến bền vững trong năm ngoái của thương hiệu bằng hoặc thấp hơn - so với chỉ tiêu của Fashion Nova về xếp hạng minh bạch).
Điều thú vị nữa trong thời đại dịch COVID-19 là cách Index tiết lộ những thương hiệu nào sẵn sàng minh bạch về các loại mối quan hệ họ có với các nhà cung cấp. Bất kỳ công ty nào cũng có thể đưa hình ảnh của một công nhân may mặc tươi cười lên trang web của mình, nhưng báo cáo lại cố gắng đưa ra những câu hỏi ngày càng trở nên cấp bách trong thời đại COVID-19. Thời gian khủng hoảng ngành công nghiệp thời trang này, những thương hiệu nào công bố tỷ lệ đơn đặt hàng mà họ có khả năng thanh toán cho nhà cung cấp kịp thời mới là điều được quan tâm nhiều nhất. Khi các đơn đặt hàng bị hủy đồng thời sẽ tạo ra những khủng hoảng kéo theo cho công nhân may mặc, việc các thương hiệu này không phải trả bồi thường giữa đại dịch,... tất cả những thông tin này trở nên phù hợp và quan trọng hơn bao giờ hết.
Việc gì thuộc về trách nhiệm chung thì phải tuân thủ, Ditty vẫn luôn nuôi niềm hy vọng về một viễn cảnh tươi đẹp của cuộc cách mạng thời trang dựa trên cách mà các thương hiệu ngày càng minh bạch hơn kể từ khi Fashion Transparency Index đầu tiên được công bố vài năm trước. Tính minh bạch không phải là chiếc kim vàng có thể khâu vá hay sửa chữa một ngành công nghiệp bị hỏng - công ty minh bạch nhất không nhất thiết trở thành công ty bền vững và đạo đức nhất - nhưng đó là một bước quan trọng trên con đường thay đổi toàn cục ngành công nghiệp thời trang thế giới.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng Chỉ số (Index) để đo lường sự tiến bộ hàng năm của các thương hiệu về tính minh bạch và thúc đẩy họ ngày càng phát triển vững mạnh hơn để có trách nhiệm cao hơn với các chính sách và hành động của họ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề xã hội và môi trường", Ditty nói.
Đọc Chỉ số minh bạch thời trang năm 2020 đầy đủ tại link: 
Chuyển ngữ: Hoàng Thy