Chúng ta mang nỗi sợ thời đại FOMO (Fear of Missing Out) - hội chứng sợ bị quên lãng - và gần như lúc nào cũng phập phồng lo lắng "ngoài kia có thể có những thứ tốt hơn, vui hơn mình chưa làm, có những con người thông minh hơn, tài năng hơn, xinh đẹp hơn, trẻ trung hơn mà mình chưa được gặp"
Facebooker hẳn còn nhớ mẩu tin sốt dẻo cuối năm 2014 làm cộng đồng ngỡ ngàng: ông Mohamed El- Erian, một tỉ phú người Mỹ gốc Ai Cập, trưởng cố vấn hội đồng Phát triển thế giới của tổng thống Obama, 1 trong 100 nhà tư tưởng hàng đầu của năm 2014 , CEO của công ty trị giá tỉ đô PIMCO, tuyên bố từ chức, nghỉ việc hoàn toàn để ở nhà chăm sóc cô con gái 10 tuổi của ông.
Lá thư từ chức của ông được công bố buổi sáng, chỉ vài giờ sau cuộc "đụng độ" quyết liệt giữa hai cha con tối hôm trước, trong một bối cảnh quen thuộc của gia đình có con nhỏ: ông bố hét lên gọi con gái đi đánh răng, cô không chịu, phản ứng dữ dội và khi ông bố vừa giở chiêu bài "Bố là bố con, bố nói là con phải nghe!", cô nhỏ giơ bàn tay nhỏ xíu lên môi ra hiệu "Bố đừng nói gì hết, bố đợi con một tí" rồi chạy vào phòng đưa ra một danh sách viết bằng bút chì sáp dài thậm thượt, kể không thiếu điểm nào trong 22 sự kiện quan trọng trong đời cô bé mà bố cô... không có mặt, từ những buổi sinh nhật của cô (bất kể to nhỏ), sự kiện trong trường, buổi biểu diễn âm nhạc, triển lãm nghệ thuật, thánh lễ Krishna quan trọng...
Ông bố xem xong danh sách, choáng váng ngồi thụp xuống đất, ôm cô con gái nhỏ vào lòng. Và kết quả là... như bạn đã biết.

Bài viết gồm các phần:

+ Định nghĩa
+ FOMO phát sinh từ sự thiếu hạnh phúc
+ Một vài biểu hiện thường thấy của người mắc hội chứng FOMO trong đời sống hằng ngày
+ FOMO là một căn bệnh truyền nhiễm
+ Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông xã hội đến FOMO
+ Ứng dụng của FOMO trong marketing
+ FOMO trong lĩnh vực đầu tư, tài chính. Tại sao nhà đầu tư thường hay dính đỉnh dính đáy ?
+ FOMO là đa cấp, lừa đảo
+ Cách để vượt qua nỗi sợ bỏ lỡ của bản thân

Định nghĩa


FOMO là từ viết tắt của cụm từ Fear Of Missing Out. Khái niệm này được mô tả lần đầu tiên vào năm 2000 bởi Tiến sĩ Dan Herman trong một bài báo học thuật có tên là Tạp chí Quản lý thương hiệu. Tuy nhiên, từ viết tắt FOMO đã được Patrick McGinnis đặt ra một vài năm sau đó trong một ý kiến xuất bản năm 2004 trên tạp chí Mỹ "The Harbus"
Do được sử dụng rộng rãi, từ FOMO đã được chính thức thêm vào Từ điển Oxford vào năm 2013, cùng với các từ lấy cảm hứng từ công nghệ khác như là Emoji, và Selfie.
FOMO thường dẫn đến cảm giác không thoải mái, không hài lòng, trầm cảm và căng thẳng. Sự gia tăng của phương tiện truyền thông xã hội đã làm tăng sự phổ biến của FOMO trong những năm gần đây.
Những người mắc phải hội chứng FOMO thường có cảm giác sợ hãi về việc bản thân sẽ bỏ lỡ một điều gì đó. Cảm giác này ám ảnh người mắc phải rằng những người xung quanh sẽ đạt được thứ gì đó mà mình không đạt được, sẽ biết được những điều hay ho mà mình chưa từng nghe qua.

Đọc thêm:

Từ đó, FOMO có thể thôi thúc người mắc phải hội chứng này phải hành động tại thời điểm thiếu lí trí, dẫn đến quyết định sai lầm, gây ít nhiều hậu quả.
FOMO phổ biến nhất ở người tuổi từ 18 đến 33, hai phần ba số người trong nhóm tuổi này cho biết họ cảm thấy nỗi sợ hãi bị bỏ lỡ/ sợ bị lãng quên. Một cuộc khảo sát cũng cho thấy, FOMO phổ biến ở nam giới hơn phụ nữ mặc dù lý do vẫn chưa rõ ràng.
Ví dụ thực tế:
-Như là phải cố gắng mua 1 cái Iphone mới trong trào lưu ai cũng mua Iphone, mặc dù không sử dụng hết tính năng hoặc các tính năng vẫn như cái Iphone hiện tại đang dùng. Bạn sẽ bị FOMO vì bạn sợ ai cũng có Iphone mới mà bạn thì không. Thế là hi sinh vài tháng lương cho con Iphone mà bạn cũng chỉ dùng để nghe, gọi, nhắn tin và lướt facebook.
-Đã bao giờ bạn cảm thấy tủi thân khi lên Facebook và "đập ngay vào mặt" là bức ảnh hội bạn thân đang tụ tập hẹn hò, vui cười pose ảnh mà không có mình ngay trên News Feed?

FOMO phát sinh từ sự thiếu hạnh phúc

‘Các kết quả nghiên cho thấy những người có mức độ hài lòng thấp đối với các nhu cầu cơ bản về năng lực, sự độc lập và mối quan hệ có mức độ sợ bỏ lỡ cao hơn, tương tự như những người kém vui và kém hài lòng với cuộc sống.Nghiên cứu còn cho thấy những người có mức độ FOMO cao có xu hướng sử dụng facebook thường xuyên ngay sau khi thức dậy, trước khi ngủ và giữa các bữa ăn. Thực tế thì bạn đang không cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ với những gì ở hiện tại, và bạn tìm kiếm đến mạng xã hội, kiểm tra điện thoại / email để cảm thấy tốt hơn

Một vài biểu hiện thường thấy của người mắc hội chứng FOMO trong đời sống hằng ngày:

1. Cảm thấy buồn và thiếu sót khi bỏ lỡ một cuộc vui chơi, hội họp hay sự kiện xã hội

Đã bao giờ bạn gặp phải trường hợp này chưa, bỗng dưng đang ở nhà thì hay tin đám bạn mình chơi chung đi chơi không rủ mình. Bạn cảm thấy khá buồn và bị bỏ rơi mặc dù có khi bạn không hề thích hợp với những cuộc vui như thế. Một trường hợp khác chính là mặc dù bạn không hề muốn đi cùng với những người đó, nhưng bạn sợ bị bỏ lỡ một thông tin gì đó, hoặc sợ sẽ bị mất quyền lợi trong một cuộc hội họp, thế là bạn quyết định sẽ tham gia với một tâm thế gượng ép, khó chịu với chính bản thân mình. Tuy nhiên, bạn hãy thử một lần sống thật với chính cảm xúc của bản thân mình xem sao, bạn sẽ nhận ra những điều bạn sợ bỏ lỡ phần lớn không hề có ý nghĩa gì với bản thân mình và không có bạn mọi việc theo quy luật của cuộc sống đều có thể vận hành trôi chảy đấy thôi.


2. Liên tục kiểm tra điện thoại và các trang mạng xã hội

Căn bệnh kiểm tra điện thoại trên từng phút từng giây mặc dù nó không hề có bất cứ thông báo quan trọng nào đang diễn ra hằng ngày và chưa có dấu hiệu dừng lại trong giới trẻ chúng ta. Không có gì bàn cãi, điện thoại luôn là vật bất ly thân của mỗi chúng ta từ sáng đến khuya ngay cả trong lúc đi vệ sinh, nhưng không phải vì giá trị của nó mà là vì nỗi sợ bỏ lỡ của bản thân chúng ta. Mỗi ngày từ lúc mới mở mắt dậy, chúng ta đã ngay lập tức kiểm tra Facebook, Instagram, Messenger,.. xem có gì mới không, có trào lưu gì “hot” mà mình chưa biết không, xem bạn bè mình giờ nó ra sao, xem có bao nhiêu người like bài đăng của mình, xem thần tượng của mình có ăn ngủ đủ giấc hay không, người đi làm thì kiểm tra xem có mail công việc, hay phản hồi từ đối tác, khách hàng hay không… và rất nhiều các lý do khác để chúng ta phải kiểm tra điện thoại mọi lúc, mọi nơi.

3. Mua sắm vô tội vạ

Nỗi sợ không bắt kịp xu hướng dẫn đến việc mua sắm vô tội vạ của chúng ta mặc dù trước đó mình không hề có nhu cầu với những món đồ đó.Có những bạn thậm chí sợ bị không giống người khác nên cũng mua về mặc vô tội vạ cho dù có thật sự yêu thích những món đồ đó hay không. Trong một năm trở lại đây thì có trend sống xanh, thế là người người nhà nhà đi mua bình giữ nhiệt, ống hút tre, túi vải như một điều hiển nhiên, không cần biết nhu cầu của mình như thế nà chỉ cần biết mình không được khác người khác. Rồi đến chuyện đọc sách, các bạn thấy người khác đọc sách thì giỏi lên, thành công hơn thì cũng đua đòi mua sách thật nhiều nhưng số đọc thì rất ít, số để trưng cho bằng chị bằng em thì lại rất nhiều, vừa lãng phí tiền bạc vừa khiến quyển sách đó không có cơ hội phát huy tác dụng thật sự của nó.

Sự mua sắm vô tội vạ còn nằm ở khía cạnh sự trung thành với thương hiệu. Không kể đến những người làm việc trong các lĩnh vực review, báo chí, truyền thông thì FOMO còn thể hiện ở việc bạn sẽ bất chấp mua cho bằng được các sản phẩm mới nhất của thương hiệu mình yêu thích mà không cần biết đến giá trị, tính năng và nhu cầu sử dụng của mình có phù hợp hay không. Đối với những người khá giả thì không sao, nhưng đối với những người cố gắng dành dụm tiền bạc mà không suy nghĩ gì đến tương lai chỉ để thỏa mãn sự bắt kịp xu hướng và tính FOMO của mình thì cần phải xem xét lại.

Đọc thêm:

4. Những người luôn đưa ra “Lựa chọn mở”

Đây là vấn đề rất ít người để ý nhưng đó cũng là một trong những biểu hiện của tính FOMO. Khi phải đưa ra lựa chọn của bất cứ vấn đề gì trong cuộc sống, vì nỗi sợ bị bỏ lỡ, bị thiệt thòi của chính bản thân mình, những người này sẽ nói rằng: “Tôi muốn giữ sự lựa chọn của mình mở, cái nào cũng được.” Nhưng thật ra là họ sợ nếu chọn cái này sẽ bị mất cái kia, ví dụ như phải đưa ra lựa chọn giữa mình là người ra quyết định cho một vấn đề quan trọng những phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình với việc không phải chịu trách nhiệm nhưng phải nghe theo quyết định của người khác, họ vừa muốn là người quyết định vừa muốn không chịu trách nhiệm nên sẽ nói là mình đưa ra lựa chọn mở để vừa có lợi ích vừa chừa đường lui cho bản thân.


5. Tự ti về bản thân

FOMO thường gắn liền với nhận thức địa vị xã hội thấp, nó có thể gây ra cho con người cảm giác lo lắng và tự ti. Khi một người bị bỏ lỡ một cuộc vui, một sự kiện xã hội hay một buổi hội họp, họ sẽ có xu hướng sợ mình kém nổi bật và bị lãng quên bởi người khác. Bên cạnh đó, khi sinh hoạt cùng một tập thể, những người FOMO thường có hướng thấy bản thân thua kém người khác vì mình có kết quả học tập thấp hơn, lương thưởng thấp hơn hay hiểu biết ít hơn những người còn lại… Những biểu hiện này là rất bình thường trong cuộc sống của mỗi chúng ta, nhưng về lâu về dài nếu nó diễn ra thường xuyên và lặp lại nhiều lần trong tâm trí bạn sẽ dẫn đến những tác hại tiêu cực như nỗi sợ tiếp xúc với đám đông, stress và thậm chí là trầm cảm.

FOMO là một căn bệnh truyền nhiễm

Tại sao mình nói FOMO là một căn bệnh truyền nhiễm? Ngay bây giờ bạn thử ngẫm lại xem bạn có từng bị FOMO hay không và chứng FOMO của bạn là tự nó phát sinh hay xảy ra trong mối tương quan quan hệ với người khác? Thực tế cho rằng phần lớn FOMO của chúng ta sẽ xuất hiện khi giao tiếp với những người xung quanh. Thử cùng mình điểm qua một vài ví dụ xem có đúng không nhé!
- Bạn có một đứa bạn thân và lúc nào nó cũng mặc đồ theo xu hướng thời trang, còn bạn vốn dĩ là một người ăn mặc giản dị và cơ bản. Sẽ rất mừng nếu các bạn vẫn chơi thân với nhau nhưng không bị ảnh hưởng phong cách và cách sống của nhau. Nhưng phần lớn các trường hợp, bạn cũng sẽ dễ dàng bắt chước cách ăn mặc cho đúng xu hướng thời trang của bạn mình vì bản chất của xu hướng và những cái mới luôn kích thích hơn những cái đơn giản bất kể bạn có nhu cầu với chúng hay không.
- Bạn cùng một đám bạn đang ngồi nói chuyện thì 5 đứa còn lại đều cầm điện thoại lên lướt mạng xã hội. Lúc đó bạn sẽ làm gì, ngoài việc bất lực và cũng phải cầm điện thoại lên lướt lướt cho bằng bạn bằng bè, đừng nói với mình là lấy sách ra đọc nha! (Cười)
- Bạn không có năng khiếu và cũng không có niềm yêu thích với nhạc cụ, nhưng bỗng dưng thấy bạn mình chơi hay quá, được nhiều người ngưỡng mộ và yêu thích, bạn cũng phải đi học cho bằng được. Để rồi bạn có được những thứ giống hệt người bạn đó bạn lại chẳng thấy vui chút nào.
- Trường hợp nặng nhất là khi bạn chơi chung với một đám bạn mà có thông tin gì đó bạn không được biết hay không được cùng ra quyết định, thế là bạn cho rằng mình không được tin tưởng và mất đi sự quan trọng của mình. Hãy thôi đi, nhiều khi chuyện đó không biết là tốt cho chính mình, nhiều khi mấy chuyện bạn sợ bị bỏ lỡ cũng không phải là chuyện tốt lành gì để biết đâu. Những quyết định bạn không được đưa ra dĩ nhiên bạn sẽ không phải bị liên đới trách nhiệm khi có bất cứ vấn đề gì xảy ra. Cứ suy nghĩ thoáng và tích cực một tí, cuộc sống của bạn sẽ vui vẻ và hạnh phúc hơn rất nhiều đấy!

Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông xã hội đến FOMO

Các dịch vụ truyền thông xã hội như Facebook,Twitter là các công cụ công nghệ để tìm kiếm kết nối xã hội và cung cấp những kỳ vọng về mức độ tham gia xã hội lớn hơn. Tuy nhiên, thói quen sử dụng không lành mạnh có thể ngăn cản các tương tác xã hội hiện tại. Khi mọi người sử dụng công nghệ để khẳng định mình bằng cách chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình, họ sẽ gián tiếp gửi đi thông điệp “Tôi chia sẻ vì vậy tôi tồn tại”, điều này có thể khiến mọi người hiểu sai về bản chất của kết nối hoặc tương tác xã hội. Nếu ngày càng có nhiều người cố gắng tìm kiếm sự mới lạ để chia sẻ với người khác và thu hút sự chú ý của họ, có lẽ họ sẽ dần dần cảm thấy bị cô lập và trống rỗng hơn.
Nghiên cứu còn cho thấy những người có mức độ FOMO cao có xu hướng sử dụng facebook thường xuyên ngay sau khi thức dậy, trước khi ngủ và giữa các bữa ăn. Thực tế thì bạn đang không cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ với những gì ở hiện tại, và bạn tìm kiếm đến mạng xã hội, kiểm tra điện thoại / email để cảm thấy tốt hơn.

Các trang truyền thông xã hội đã trở thành một yếu tố đóng góp lớn cho cảm giác sợ bị lãng quên. Mọi người tạo ra những cảm xúc tiêu cực cho mình từ các trang truyền thông xã hội vì ghen tị với những bài đăng và cuộc sống của người khác. Phương tiện truyền thông xã hội đã tạo ra một vị trí dễ tiếp cận, nằm ở vị trí trung tâm để mọi người liên tục làm mới thông tin và tìm hiểu những gì người khác đang làm vào một thời điểm nào đó. Snapchat đã đưa ý tưởng này lên một tầm cao mới. Mọi người đăng các câu chuyện Snapchat, là một bộ sưu tập các hình ảnh và video kéo dài 24 giờ, về gần như mọi thứ trong cuộc sống của họ. Đây có thể là bất cứ điều gì từ hình ảnh bữa ăn của họ cho đến một video của buổi hòa nhạc họ đang tham dự. Điều này cho phép người dùng thấy tất cả những điều thú vị mà bạn bè của họ đã thực hiện, khiến hội chứng FOMO được thiết lập. Các nhà nghiên cứu tại hai trường đại học Đức đã xem dữ liệu của Facebook và thấy rằng mọi người có cảm giác tiêu cực khi sử dụng phương tiện truyền thông xã hội vì họ nhìn thấy dường như toàn bộ những người bạn của họ đều có cuộc sống thật “hoàn hảo”, trong khi họ thì không có điều đó.
Những người bị hội chứng FOMO thường có xu hướng sử dụng mạng xã hội nhiều hơn vì họ cảm thấy cần phải luôn “kết nối”. Trước khi mạng xã hội và điện thoại di động phát triển như hiện nay, mọi người thường chỉ biết bạn bè của họ đang làm gì khi ở bên họ. Tuy nhiên ngày nay, mọi người có thể tìm kiếm những gì họ bỏ lỡ chỉ bằng một nút bấm.

Ứng dụng của FOMO trong marketing


Các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị sử dụng sự hấp dẫn của FOMO trong kỷ nguyên công nghệ mới. Các thương hiệu và công ty thường thông báo cho khách hàng của họ về những trải nghiệm hoặc giao dịch “không thể bỏ lỡ” (ví dụ: chiến dịch “Đừng bỏ lại phía sau” của AT&T, chiến dịch “Giữ quyền lực” của Duracell, chiến dịch “Mặt trời mọc” của Heineken). Đặc biệt, chiến dịch “Mặt trời mọc” của Heineken nhằm mục đích khuyến khích uống rượu có trách nhiệm bằng cách miêu tả việc uống rượu quá mức như một cách để bỏ lỡ những phần tốt nhất của bữa tiệc, và tránh đi những cảnh báo phổ biến mà mọi người thường sử dụng trước đây rằng uống rượu có nguy cơ đối với sức khỏe.

FOMO trong lĩnh vực đầu tư, tài chính. Tại sao nhà đầu tư thường hay dính đỉnh dính đáy ?

Nhà đầu tư cũng là con người như bao con người khác. Đặc biệt với những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm và không có “Cái đầu lạnh” là những người thường xuyên mắc phải FOMO. FOMO là một hội chứng tâm lý khá trầm trọng, mà nhà đầu tư phải đối mặt mỗi ngày.
FOMO từng “giết chết” thị trường tài chính thế giới nhiều lần trong lịch sử. Gần đây nhất là bong bóng dotcom đầu tư vào các công ty internet những năm 2000 tại Mỹ. Lúc đó, hội chứng FOMO bùng nổ và ai cũng sợ là mình sẽ bỏ lỡ làn sóng này, thế là người người nhà nhà nhảy vào mua cổ phiếu của các công ty gán nhãn công nghệ một quyết liệt mà thậm chí không cần biết công ty đó làm gì và có thật hay không. Sau khi bong bóng DOTCOM tan vỡ, nhiều công ty internet quay về giá trị thực bằng không, khiến đa số nhà đầu tư thua lỗ, phá sản.
Hội chứng FOMO ở Việt Nam chúng ta thấy là các làn sóng đầu tư vào chứng khoán năm 2007, vàng và bất động sản năm 2008 – 2010. Các làn sóng như vậy thúc đẩy hội chúng FOMO của các nhà đầu tư không am hiểu khiến họ nhảy vào trong làn sóng đó bởi sợ bỏ lỡ cơ hội kiếm nhiều tiền.

Hay gần đây kênh đầu tư tiền ảo trở lên khá hot đặc biệt với Bitcoin và làn sóng ICO. Giá Bitcoin đột nhiên tăng lên gấp vài lần chỉ trong thời gian ngắn. Điều này khiến các nhà đầu tư chưa kịp mua vào Bitcoin “nháo nhào” nhảy vào mua vì sợ bỏ lỡ một xu hướng tăng mạnh mẽ của Bitcoin trong tương lai.Thậm chí nhiều người đầu tư vào các dự án ICO “lạ tai” mà thậm chí chưa biết dự án đó làm gì, và không đủ kiến thức để đánh giá tính khả thi và mô hình của dự án đó như thế nào.
Hội chứng FOMO có tác động diện rộng lên thị trường, khiến cho thị trường bị bong bóng.
“Khi thị trường tham lam thì đó là lúc nên rời cuộc chơi và hãy đi vào khi mọi người đang sợ hãi” đó là một trong những tôn chỉ đầu tư nổi tiếng nhằm cảnh tỉnh hội chứng FOMO.

FOMO là đa cấp, lừa đảo

Các tổ chức hay cá nhân sử dụng hội chứng FOMO này như là một cách để lừa đảo. Bọn chúng đưa nạn nhân vào các hội thảo, vẽ ra những công nghệ hoặc kênh đầu tư mới, sau đó cho “chim mồi” chen nhau để mua hàng hoặc tham gia đầu tư. Các nạn nhân do tâm lý yếu, thiếu kiến thức, kinh nghiệm nên lập tức bị FOMO, sợ bị lỡ mất cơ hội ngàn vàng trở thành tỷ phú, thế là vội vàng xuống tiền đầu tư, ngờ đâu đó là cái bẫy được giăng sẵn.Tất cả những thứ như hội thảo hoành tráng, khách hàng chen lấn xô đẩy, công nghệ mới…là những thứ để tạo hội chứng FOMO mà thôi.

Cách để vượt qua nỗi sợ bỏ lỡ của bản thân

Tìm một nhà trị liệu

Nghiên cứu đã liên kết FOMO với cảm giác bị ngắt kết nối với những người khác và bất mãn với cuộc sống của chính mình. Theo một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Máy tính trong hành vi của con người, những người có mức độ FOMO cao cảm thấy kém năng lực, ít tự chủ và ít kết nối trong cuộc sống hàng ngày so với người bình thường. Những người có cảm giác mạnh về FOMO cũng báo cáo sử dụng phương tiện truyền thông xã hội thường xuyên hơn, cho thấy phương tiện truyền thông xã hội có thể là một yếu tố đóng góp đáng kể cho sự lo lắng của họ.
Megan MacCutcheon, LPC , đã nhận thấy những tác động tiêu cực của phương tiện truyền thông xã hội ở những người đang tìm cách cải thiện lòng tự trọng của họ thông qua trị liệu.
Trong các hội thảo,những người tham gia thường bắt đầu một cuộc trò chuyện xung quanh phương tiện truyền thông xã hội và nó ảnh hưởng đến lòng tự trọng của họ và khả năng cảm thấy hài lòng trong cuộc sống của họ như thế nào, Mitch MacCutcheon nói. Họ nhìn thấy tất cả những hình ảnh và cập nhật trạng thái này trên Facebook và phát triển một nỗi sợ rằng họ đang bỏ lỡ hạnh phúc, thành công, gia đình hoàn hảo và những trải nghiệm thú vị mà mọi người khác dường như có.
Đối với những người muốn cải thiện lòng tự trọng và tăng sự hài lòng trong cuộc sống của chính họ, đây là một số mẹo để vượt qua FOMO.

Nuôi dưỡng JOMO

JOMO là một thuật ngữ đối lập được tạo ra bởi doanh nhân Anil Dash. Trong khi những người mắc FOMO có thể đoán được lựa chọn của họ và tự hỏi liệu họ có thể vui vẻ hơn ở nơi khác không, thì những người có JOMO nắm lấy những lựa chọn họ đã đưa ra và tìm thấy niềm vui trong tình huống hiện tại.
Hàng triệu sự kiện tuyệt vời diễn ra trên thế giới tại bất kỳ thời điểm nào. Không thể có mặt ở mọi nơi cùng một lúc. Thay vì lo lắng về những gì bạn có thể hoặc không thể bỏ lỡ, hãy thử đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với bạn và sở hữu quyết định đó. Tìm hạnh phúc trong những gì bạn đang làm, và nhắc nhở bản thân tại sao bạn lại đưa ra lựa chọn ngay từ đầu.

Hạn chế tham gia phương tiện truyền thông xã hội 

FOMO có thể là một vấn đề lâu đời, nhưng phương tiện truyền thông xã hội có thể thêm dầu vào lửa. Nếu bạn thấy phương tiện truyền thông xã hội đang khiến bạn cảm thấy ghen tị với cuộc sống của người khác hoặc không hài lòng với chính mình, hãy thử giới hạn thời gian của bạn trên các trang web truyền thông xã hội như Facebook, Instagram và Twitter. Nhiều người đã trở nên nghiện khi biết những gì đang xảy ra trong cuộc sống của người khác. Cuối cùng, họ bỏ bê cuộc sống của mình, nhìn chằm chằm vào màn hình thay vì có mặt đầy đủ trong khoảnh khắc.
Hãy thử cho mình một lượng thời gian nhất định để kiểm tra phương tiện truyền thông xã hội mỗi ngày. Các ứng dụng như StayF Focusd, Anti-Social và Self Control có thể chặn hoặc giới hạn thời gian trên phương tiện truyền thông xã hội và các trang web gây mất tập trung khác. Bạn cũng có thể ngăn thông báo xuất hiện trên điện thoại để bạn chỉ tham gia vào phương tiện truyền thông xã hội khi bạn tích cực đăng nhập.

Đi đến trại cai nghiện kỹ thuật số

Mọi người đã từng cố gắng theo kịp với một số ít hàng xóm, giờ đây họ đang cố gắng theo kịp hàng trăm và thậm chí hàng ngàn bạn bè và người theo dõi trên mạng xã hội. Nếu giới hạn thời gian trên phương tiện truyền thông xã hội dường như không đủ, đôi khi nghỉ hoàn toàn có thể hữu ích. Một số người chọn nghỉ vài tuần hoặc thậm chí vài tháng từ phương tiện truyền thông xã hội để dành thời gian với bạn bè và gia đình ngoài đời thực của họ và tập trung vào thời điểm hiện tại.
Một số có thể chọn đi cắm trại hoặc đi bộ đường dài. Những người khác có thể thấy khó khăn hơn khi đặt điện thoại của họ xuống, vì vậy họ chọn tham dự một trại cai nghiện kỹ thuật số.

Nhắc nhở bản thân phương tiện xã hội là AIRBRUSHED

Mọi người thường không đăng toàn bộ sự thật trên phương tiện truyền thông xã hội. Thay vào đó, mọi người thường chỉ đăng những bức ảnh tự sướng tốt nhất của họ và có nhiều khả năng chia sẻ một bức ảnh về một cuộc phiêu lưu thú vị hơn là một lời ca ngợi về bất kỳ khó khăn nào họ có thể gặp phải. Hãy nhớ rằng, dù cuộc sống của một người có vẻ hoàn hảo hay thú vị đến thế nào , mọi người đều có những ngày tồi tệ.

Biết ơn

Tu luyện một thái độ biết ơn có thể giúp chống lại cảm giác lo lắng và ghen tị. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng viết ra một vài điều bạn biết ơn mỗi ngày có thể giúp tăng sự hài lòng trong cuộc sống chung của bạn. Nghiên cứu tâm lý tích cực hơn nữa liên kết lòng biết ơn với cảm giác hạnh phúc và hạnh phúc lớn hơn. Lần tới khi bạn cảm thấy ghen tị với những gì người khác có, hãy thử chuyển hướng sự tập trung của bạn đến những khía cạnh tích cực của cuộc sống của chính bạn. Bạn có thể bắt đầu cảm thấy tốt hơn.

Thực hành thiền

Thiền có thể giúp bạn trở nên chú tâm hơn đến suy nghĩ và cảm xúc của bạn và cách chúng ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Dành một vài phút để thiền mỗi ngày có thể giúp đầu óc minh mẫn và giảm bớt lo lắng.

Thay đổi suy nghĩ của bạn

Theo các nhà tâm lý học, FOMO thực sự có thể là một dạng biến dạng nhận thức . Những biến dạng nhận thức là những kiểu suy nghĩ phi lý, như tin rằng bạn bè của bạn không thích bạn nếu bạn không được mời tham gia một sự kiện gần đây có thể dẫn đến trầm cảm và các tình trạng sức khỏe tâm thần khác. Kỹ thuật trị liệu hành vi nhận thức có thể giúp mọi người học cách phát hiện những biến dạng nhận thức khi chúng xảy ra và biến chúng thành những suy nghĩ tích cực và mang tính xây dựng hơn.
Rút ra khỏi công nghệ, chuyển hướng suy nghĩ của bạn và tìm kiếm sự giúp đỡ từ một chuyên gia sức khỏe tâm thần có trình độ là tất cả những cách bạn có thể ngừng lo lắng về những gì bạn đang bỏ lỡ và bắt đầu cảm thấy tự tin trong cách bạn chọn giành thời gian.

"Ai cũng có những ước mơ riêng, tại sao phải bỏ cả tuổi thanh xuân cùng tiền bạc để theo đuổi giấc mơ của người khác?"

TÀI LIỆU THAM KHẢO

THANK YOU FOR READING !!!