HẸN VỚI TRAI MÀ TRAI NÓI MẤY CÂU NÀY, TÔI THỀ TÔI ĐỨNG LÊN BỎ VỀ LIỀN
thượng lộ bình an, hạ lộ nằm luôn...
“Red Flag”, hay “Cờ đỏ” là để cảnh báo sự nguy hiểm. Trong tình yêu, từ này để ám chỉ những dấu hiệu “có vẻ" sẽ gây ra nhiều vấn đề trong tương lai từ người mà bạn đang tìm hiểu/ yêu đương.
Ví dụ như khi cãi nhau, người đó thường đập phá đồ đạc. Đây là 1 Red Flag rằng anh ta không kiểm soát tốt hành vi của mình, có khả năng leo thang bạo lực. Thấy một Red Flag như vậy, bạn nên “rút” sớm để tránh hậu họa sau này.
Mỗi người sẽ có một tiêu chí đánh giá Red Flag. Riêng với mình, Red Flag là khi đối phương có những câu nói đi vào lòng….. lợn như sau trong buổi hẹn:
"BOT CÓ GÌ MÀ TỰ HÀO?"
Nếu câu này phát ra từ một bạn TOP, thì trong đầu bạn ấy hẳn phải nghĩ TOP (người insert vào) là một đặc quyền, một chiến thắng lớn trong cuộc sống, và BOT (người tiếp nhận) là bọn thua cuộc. Nếu câu này do một bạn BOT nói, thì bạn tự ti và thiếu self-love lắm.
Và câu này dù phát ra từ ai đi nữa, thì trong đầu họ hẳn phải xem nhãn “TOP – BOT” không chỉ là nhãn tình dục (sexual labels) mà còn là nhãn quy định giá trị nhân phẩm, vai vế xã hội của một người.
Điều này thật sự không đúng đâu.
Không biết bạn như thế nào, chứ với mình yêu đương mà không có tôn trọng bình đẳng, không thích nhau vì chính con người nhau, mà cứ kiểu anh là “Chồng” anh phải A em là “Vợ” em phải B thì mối quan hệ sẽ toxic lắm. Vì chúng ta sẽ cứ bị cuốn theo việc mình phải đáp ứng kì vọng vô cơ sở của đối phương.
Nên thôi, nhờ nhà hàng đóng hộp mang về rồi tính tiền đi chứ ngồi đó suy nghĩ chuyện hẹn hò chi nữa.
“LÀ GAY KHỔ LẮM, LÀ ĐÃ PHẢI CHẤP NHẬN THUA THIỆT RỒI”
Ừ thì có nhiều người đồng tính khổ, nhưng thực ra nhiều người dị tính cũng vậy. Có rất nhiều vấn đề chỉ riêng LGBT+ gặp phải nhưng cũng có rất nhiều vấn đề chỉ xì-trây mới có. Thậm chí vấn đề định kiến giới cứ ngỡ chỉ xảy ra với LGBT+, thực ra vẫn tồn tại trong cộng đồng dị tính (như cách người ta kì vọng phụ nữ phải đảm đoan hạnh hậu chả hạn)
Giống ví dụ “chiếc cốc nửa đầy hay nửa vơi” nổi tiếng, việc chúng ta khổ hay không đến từ cách chúng ta nhìn nhận câu chuyện. Nên những bạn nào trong cộng đồng LGBT+ mà xem đó là một sự thua thiệt thì hẳn đang mắc kẹt trong chiếc cốc nửa vơi, với cái nhìn tiêu cực không chỉ trong "Giới", mà còn trong sự tự nhận thức (self-awareness) về bản thân,
Tư duy này cũ lắm rồi, nghĩ như vậy thì mỗi ngày nhìn vào gương, đều sẽ chỉ nhìn thấy sự tồn tại của bản thân là cái gì đó xui xẻo mất. Thế kỷ 21 táo bạo, đột phá, cấp tiến lên Bình Đẳng Giới đi anh giai ơi!
“ĐÂU PHẢI AI CŨNG MUỐN "BỊ" NHƯ VẬY…”
“Đâu phải ai cũng muốn bị kem đánh răng bắn vào lỗ mũi”
“Đâu phải ai cũng muốn mua trúng ly trà sữa trân châu đường đen quên lấy đường”
“Đâu phải ai cũng muốn yêu là được yêu”
Giời ạ...
“Đâu phải ai cũng muốn...” là một mở đầu tuyệt vời để mô tả một điều gì đó tồi tệ đầy tiếc nuối.
Và khi ai đó dùng câu này để mô tả xu hướng tính dục của họ như là “Đâu phải ai cũng muốn bị Gay”, thì có vẻ bản thân họ chưa thể yêu, thương, chấp nhận hoàn toàn con người mình.
Điều này không nhất thiết phải là việc xấu nhưng bạn biết rồi đấy, người không biết yêu chính mình thì chưa thể yêu được ai đúng cách đâu, đối tượng của bạn còn phải thực hành rất nhiều bài tập về tình yêu nữa trước khi trở thành một lựa chọn lý tưởng.
"If you can't love yourself, how the hell can you love somebody else?"
Nên thôi, trừ khi bạn tự tin bạn có thể đồng hành lâu dài, làm người đó thay đổi, còn không thì ngồi đó an ủi người ta một chút rồi kêu Grab về là vừa.
Yêu bạn <3
- - - - -
POST NOTE:
Thông điệp chính của bài viết thực ra là sự lên án những cái nhìn sai lệch về Bình Đẳng Giới đang tràn lan trên các nội dung truyền thông, nền tảng mạng xã hội và thậm chí, trong cộng đồng Những Người Đang Bị Đối Xử Bất Bình Đẳng Vì Giới.
Nhưng viết đơn thuần vậy thì hơi chán, nên mình “gói ghém” thông điệp gốc với bao bì bên ngoài là chuyện tình yêu để có sự cộng hưởng hơn. Thành công hông? Khi đọc bạn catch được idea mình muốn chia sẻ hông?
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất