Khi một con hươu bị mắc kẹt trong bùn, nó sẽ tìm mọi cách để được thoát ra. Có khi thành công, có khi bất lực. Nhưng dù thành công hay bất lực thì nỗi sợ với người lạ cũng không mất đi. Nó rõ ràng là muốn thoát khỏi vũng bùn đó, nhưng khi có người tiếp cận nó thì không cần biết họ tốt hay xấu nỗi sợ vẫn lấn át. Nó vùng vằng, tấn công ngược lại người đang giúp nó, và phải mất tới 45 phút để họ đẩy nó lên. Thà nó cứ như một cái xác chết thì có khi chỉ 5 phút là xong. 
Nhưng vẫn còn may vì nó vẫn chỉ là con hươu. Nếu con vật bạn đang muốn giúp lại là con người, sống trong xã hội loài người, thì sự phản kháng của nó sẽ không phải bằng gạc, mà bằng những câu như:
  • Nó không cần được giúp, tại sao lại cố giúp nó?
  • Nó không cần được giúp, tại sao lại cố giúp nó?
  • Nó ổn với cái suy nghĩ của nó, thì tại sao phải thay đổi? 
  • Chuyện riêng của người khác thì đừng can dự vào
  • Hãy biết tôn trọng sự khó chịu của người khác
  • Bạn là ai mà dám cho rằng mình đúng?
  • … và khoảng 50 câu tương tự ...
Những câu hỏi này thật ra chỉ kiến tình trạng tồi tệ của họ kéo dài thêm. Cố gắng trả lời những câu này, hoặc tệ hơn, cho rằng chúng hợp lý, là nhắm mắt làm ngơ, là tự thuyết phục bản thân là không có chuyện gì đang xảy ra. Vào lúc đó, bao nhiêu triết lý được đưa ra cũng chỉ để dung dưỡng tình trạng đó mà thôi. Nếu như trong clip hai anh chàng kia đứng trả lời những câu hỏi như vậy của con hươu, thì nó đã chẳng bao giờ có thể thoát khỏi vũng bùn. 
Tất nhiên nếu bạn trả lời được chúng thì quá tốt, nhưng ý tôi là những câu hỏi đó không xứng đáng để bạn tốn thời gian. Tất cả những gì bạn cần làm là làm những gì cần làm. Đừng để những điều đó làm ảnh hưởng tới sự giúp đỡ của bạn.