img_0
Để đến với bạn viết thì chúng ta sẽ có một câu hỏi cũng chính là chủ đề được đặt ra ngày hôm nay đó là:
"Dùng điểm số và thành tích để đánh giá, xếp loại một học sinh liệu có đúng hay không ?"
Quan điểm của Linh, N, Th - học sinh lớp 8A
Quan điểm của Linh, N, Th - học sinh lớp 8A
Tạm thời ta hãy khoan bàn về tính đúng sai của các câu trả lời trên mà hãy để nó ở phần cuối bài viết, nếu bạn đã có những quan điểm của riêng mình thì hãy bình luận cho các độc giả Spiderum cùng biết nhé và nếu chưa thì mời bạn đến với bài viết ngày hôm nay!
img_1
Theo sự tìm hiểu của tớ thì ở chương trình mới sẽ bao gồm các môn học như sau (nếu không muốn đọc phần này bạn có thể lướt xuống một chút nhé!):
Cấp 1, bậc Tiểu Học: + Tiếng Việt; + Toán; + Đạo đức; + Ngoại ngữ; + Tự nhiên và Xã hội (lớp 1-3); + Lịch sử và Địa lí (lớp 4-5); + Khoa học (lớp 4-5); + Tin học và Công nghệ (lớp 3-5); + Giáo dục thể chất; + Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); + Hoạt động trải nghiệm.
Cấp 2, bậc THCS: + Ngữ văn; + Toán; + Ngoại ngữ; + Giáo dục công dân; + Khoa học tự nhiên; + Lịch sử và Địa lý; + Tin học; + Công nghệ; + Giáo dục thể chất; + Nghệ thuật; + Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp.
Cấp 3, bậc THPT: + Ngữ văn; + Toán; + Ngoại ngữ; + Giáo dục thể chất; + Giáo dục quốc phòng và an ninh; + Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; + Nội dung giáo dục của địa phương. Các môn học lựa chọn gồm 3 nhóm môn: + Nhóm môn khoa học xã hội; + Nhóm môn khoa học tự nhiên; + Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật.
Tất cả các môn học trên được đáng giá bằng "một cái thước đo" méo mó, mục nát, cũ kĩ đó là điểm số, thứ đã đè lên đầu của những người đã và đang và sẽ là học sinh. Bởi vì đơn giản là nếu ta đặt "cây thước đó" nó cho những thế hệ trước đây hai-ba chục năm thì sẽ là đúng, nhưng ta không thể lấy cách dạy từ ba mươi năm trước áp lên cho ba mươi năm sau được vì trong khoảng thời gian đó xã hội đã có rất nhiều thay đổi, chuyển mình để phù hợp với sự phát triển thời đại. Và nghĩ thử xem biết bao bài giảng kiến thức của cả chục cuốn sách, cuốn vở bài tập, cuốn sách bồi dưỡng, học thêm,... đều bị chung quy tóm gọn hết bài một tờ đề duy nhất! Vậy liệu nó có nói lên được hết học lực của học sinh không? Cái quan trọng là ai sẽ đảm bảo con điểm 8, 9 thầm chí 10 đó có đúng là sự nổ lực của các em hay không?
img_2
Mỗi người sẽ mỗi cảnh làm gì có ai giống ai, năng lực là cái riêng của từng cá nhân. Khi đi học, cái "năng lực" của học sinh thường bị đánh đồng với "kiến thức" mà em học sinh đó thu nạp được vào trong. Nhưng thật chất năng lực là sự kết hợp giữa kỹ năng, khả năng, kiến thức, thái độ (hành vi) của bản thân trong thực hành giải quyết vấn đề. Ta sẽ xem con số và bằng khen nói gì về các em:

1. Về Kiến Thức

Đầu tiên thì ta sẽ nói về kiến thức trước. Kiến thức nó là những thông tin, sự hiểu biết, sự mô tả, kinh nghiệm hoặc kỹ năng mà con người đã tích lũy và học hỏi được thông qua các nguồn khác nhau. Dù không liên quan nhưng trí thông minh và kiến thức lại có mối liên hệ mật thiết, mặc dù có rất nhiều tranh cải xoay quanh nhưng người ta cũng gần như chắc chắn cả hai đều có mối quan hệ chặt chẽ. Sau đây tìm hiểu chút về trí thông minh nhé rồi mình nói tiếp:
8 Loại thông minh cơ bản của con người - học thuyết Đa trí tuệ của giáo sư Howard Gardner
8 Loại thông minh cơ bản của con người - học thuyết Đa trí tuệ của giáo sư Howard Gardner
Theo học thuyết Đa trí tuệ của giáo sư Howard Gardner thì bạn sẽ luôn có ít nhất 1 trong 8 loại thông minh, thậm chí là tất cả. 8 loại trí thông minh bao gồm: + Trí thông minh thị giác (Visual-Spatial Intelligence): đó là sự nhạy bén với những gì mang tính trực quan, sở hữu khả năng quan sát rất tốt, đồng thời có thói quen ghi nhớ, đánh giá và chuyển đổi các sự vật, hiện tượng thành hình ảnh dưới nhiều góc độ khác nhau. Nói đươn giản là vẽ đẹp, mê vẽ,... này đi học chắc ai cũng sẽ có mấy ông mấy bà kiểu như vầy. + Trí thông minh nội tâm cách (Intrapersonal Intelligence):mà bản thân hiểu được cảm xúc, tâm trạng và mong muốn của mình để từ đó có cách ứng xử, hành động phù hợp, làm chủ cuộc đời mình. + Trí thông minh giao tiếp (Interpersonal Intelligence): có khả năng quản lý các mối quan hệ, đồng thời giúp người đó hiểu được nhu cầu và động cơ của những người xung quanh. + Trí thông minh âm nhạc (Musical Intelligence): chính là việc bạn có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt có thể đánh giá về giai điệu, nhịp,... của 1 bài hát nào đó hoặc cảm nhận về từng nốt nhạc chứ không chỉ là nghe. + Trí thông minh vận động (Bodily-Kinesthetic Intelligence): là bạn có thể điều khiển các hoạt động của cơ thể, sử dụng đồ vật và kết hợp nhiều kỹ năng vận động khác nhau một cách nhuần nhuyễn và khéo léo. + Trí thông minh thiên nhiên (Naturalistic Intelligence): khả năng nhận biết thực vật, động vật và các thành phần khác của môi trường tự nhiên như núi đá, cây cối, hoa hay đám mây nhất là yêu thích các hoạt động liên quan đến tự nhiên như câu cá, đi bộ đường dài, cắm trại. + Trí thông minh Logic - Toán học (Logical-Mathematical Intelligence): là sự sắc bén trong suy luận logic, tính toán với các con số, biểu đồ, thống kê. + Trí thông minh ngôn ngữ (Linguistic-Verbal Intelligence): sự nhạy cảm với ý nghĩa của từ, trật tự từ, âm thanh, nhịp điệu, sự thổi phồng các chức năng khác nhau của ngôn ngữ, âm vị học, cú pháp và tính thực dụng. Tôi có biết được một ông diễn viên hài độc thoại, ông ấy biết hơn 40 ngôn ngữ trên thế giới và đó là người có trí thông minh ngôn ngữ cao. Các môn học có thể xem lại đại diện cho các loại trí thông minh bạn học càng giỏi thì chỉ số thông minh tương ứng của bạn cũng sẽ cao. Ví dụ nhé: Môn toán - ta có "trí thông minh logic - toán học", có thể thấy đa phần người giỏi Toán sẽ có IQ cao hơn người bình thường. Nhưng cần nhớ chưa ai thật sự chứng minh được điều đó vì bộ não con người vô cùng phức tạp nếu bạn có tìm hiểu về tâm lí sẽ biết điều đó nhưng trong khuôn khổ bài viết thì coi như nó đúng đi ha! *Từ bây giờ tớ sẽ xác nhận khái niệm môn học và kiến thức làm một nhé cho dễ hiểu* Theo thang đo Bloom thì ta có các cấp độ của sự nhận biết kiến thức như sau: 1. Ghi nhớ (Remembering) 2. Hiểu (Understanding) 3. Áp dụng (Applying) 4. Phân tích (Analyzing) 5. Đánh giá (Evaluating) 6. Sáng tạo (Creating) *Mọi người tự tìm hiểu thêm nhé chứ tui nói hết chắc người ta không đọc bài của tui luôn quá!* Trong bộ máy giáo dục nước ta thì hiểu quả của giảng dạy đạt được tới cấp độ "3. Áp dụng" mà hầu như chỉ có "Toán, Lí, Hóa" là đạt được tới đó, còn lại các môn như "Sử, Địa, Văn, Giáo dục công dân,..." thì đa phần chỉ là cấp độ "1. Ghi nhớ". Ai còn đang học hoặc đã học Đại học sẽ biết tới bộ môn "Kinh tế chính trị Mác-Lênin" rồi còn mấy môn gì nữa đó mà tôi không nhớ:) thì đạt được cấp độ "4. Phân tích". Có thể thấy thì chỉ có một vài môn học là thật sự được quan tâm và có hiệu quả còn lại là dừng ở mức 1 và 2 cho thấy sự phân biệt khá lớn về môn học ở Việt Nam khi các môn phụ thì ít khi chú trọng vì có thể theo họ trí thông minh âm nhạc, thị giác,... là kém quan trọng? Đưa tới kết luận là về kiến thức điểm số chỉ đúng một phần nếu bạn được giải nhất Lê Quý Đôn, giải ba Toán Quốc Tế thì nó cũng cho thấy bạn có kiến thức về Toán và nhận thức cao về môn Toán. Nhưng điểm số, thành tích khi dùng để đánh giá kiến thức còn thiếu sự bền vững vì nhớ lại xem giờ có ai còn nhớ kiến thức mà mình từng học hay không? Chắc cũng có thể là kiến thức ta được dạy thật sự chưa đúng cách hoặc là chưa thực tiễn như cái oxy hóa khử thì cho tui hỏi là ra trường lấy cái đó đi làm cái gì? Mà cái bài môn hóa thì tui chỉ thấy cái mạ điện hồi cấp 3 là hữu ích ra trường đi bán vàng được thôi á:)

2. Về Kỹ Năng

Kỹ năng là sự thành thạo, hiểu biết một thứ gì đó và vận dụng vào thực tiễn mà mỗi người được trang bị để thực hiện các hành động một vấn đề nào đó. Từ đó chia làm nhiều kỹ năng như: + Kỹ năng cứng (Hard skills): là những yếu tố thường gắn liền với kiến thức chuyên môn. + Kỹ năng mềm (Soft skills): mềm giúp cá nhân kiểm soát được nhiều khía cạnh của cuộc sống và công việc. + Kỹ năng lao động (Labor skills): có thể bao gồm kỹ năng vận hành thiết bị, quản lý máy móc hoặc các kỹ năng nghề nghiệp cụ thể như may vá, nấu nướng… + Kỹ năng sống (Life skills):Điều này rất cần thiết để phát triển cá nhân trong thời kỳ hiện nay. Một số tiêu biểu như: kỹ năng quản lý thời gian, quản lý tài chính cá nhân, kỹ năng giao tiếp, ứng xử hiệu quả. + Kỹ năng con người (People skills):Là khả năng nhạy bén và xử lý tốt các tình huống liên quan đến sự tương tác giữa người với người. + Kỹ năng xã hội (Social skills): Nó liên quan đến khả năng tương tác và xây dựng mối quan hệ xã hội tích cực. Môn "Hoạt động trãi nghiệm hướng nghiệp" ra đời để đi theo xu hướng giáo dục mới của thế giới. Với sứ mệnh là sẽ làm bàn đạp chuyển mình của giáo dục nhằm nhanh chóng chạy theo sự phát triển công nghệ, cho học sinh tiếp cận với nhiều kỹ năng cho các em trong tương lai mà máy móc đóng vai trò quan trọng. Dù vậy môn học này còn khá mới ở nước ta nên nhiều thầy cô, nhà trường vẫn chưa kịp thích nghi nhưng việc có sự xuất hiện của này sẽ có thể là một sự thay đổi đột phá của tương lai. Theo đánh giá của tôi thì mục tiêu của Bộ là tốt nhưng cần có sự thay đổi cho hệ thống giáo viên để phát triển tàon bộ tiềm năng của môn học này. Về phần kỹ năng thì Việt Nam còn cần thêm nhiều thời gian hơn nên có thể tạm thời điểm số chưa thể nói lên kỹ năng của học sinh.

3. Về Khả Năng

Khả năng là những gì một người có thể làm được. Khả năng có thể được hình thành qua quá trình đào tạo và rèn luyện, hoặc có thể có sẵn từ khi sinh ra. Đây là cái bị xem thường ở nước ta, ví dụ vẽ, hát, đấm đá, khả năng giải quyết vấn đề,... đặc biệt là đấm đá, các em học sinh đánh lộn giỏi thì toàn bị mắng chửi nhưng đó là tiềm năng, cho thấy chỉ số thông minh vận động của em khá là cao. Khả năng dễ bị ảnh hưởng bởi cả may mắn, môi trường, giáo dục,... nếu bạn giỏi mà đưa cho một ông thầy chẳng biết gì thì bạn chết. Tôi đánh giá thấp việc điểm số được dùng để đánh giá khả năng của học sinh, nhiều thầy cô còn không nhìn ra tiềm năng của các em thì rồi sao mà đánh giá, nói chi đến đào tạo và bồi dưỡng những "nhân tài".

4. Về Thái Độ (hành vi)

Bạn nghĩ giữa một em hay quậy phá, chọc ghẹo, tò mó, táy máy tay chân và một em từ đầu năm tới cuối năm im lìm, khoanh tay để trên bàn nghe thầy cô giảng bài không quậy phá, làm gì hết từ trong đến ngoài giờ học thì ai sẽ có thái độ tốt hơn? Đa phần mọi người ở đây sẽ lựa chọn phương án số hai, nhưng mà đây là cách nghĩ sai! Vì chính cái sự mà tò mò, đụng cái này phá cái kia mới thật sự là thái độ cần thiết. Sự tò mò, quậy phá đó có vẻ phiền phức nhưng nó kích thích não bộ tìm tòi những điều mới lạ, kích thích sự sáng tạo và tư duy nên thấy khá rõ rằng mấy đứa ngoan hiền toàn là hiền tới mức khờ khạo! còn mấy đứa quậy phá lại lanh lợi hơn rất nhiều. bạn có từng đọc "Thần Đồng Đất Việt" chưa? Đúng rồi Tí đó, một cậu bé thông minh, lanh lợi, hiếu thảo nhưng vẫn vui tươi, chơi đùa, đi đây đi đó chứ có ở một chỗ khoanh tay cầm cuốn sách học, học, học, học đâu cậu cũng đi chơi với bạn với bè bình thường thôi vẫn là một đứa nhóc chứ không phải một "ông cụ non". Việc con nít hiếu động một xíu, học sinh hơi nhoi, quậy quậy một xíu là tốt vì con nít có cần chơi chơi là cái quan trọng cực kì để cho sự phát triển của một đứa trẻ. Con hươu, con gà, con vịt, con chó, con mèo lúc nào cũng phải chạy nhảy đi nhong nhong để tập cách đi đứng, kiếm ăn,... chứ bạn có thấy con non nào trong tự nhiên chẳng chịu đi đâu là gì ở im một chỗ mà phát triển bình thường không? Không chim non cũng phải tập bay chứ đâu phải ở hoài trong tổ! Việc kìm hãm bọn chúng cũng như ta đang chặt cánh, chặt tay, chân bọn nó vậy. Mấy đứa nói nhiều, phá thì sẽ bị người ta chỉ nói là "con nít hư" nhưng nó mới là con nít chứ không là nó là người trưởng thành rồi! Thầy cô mà thấy đứa nào hư là sẽ hạ hành kiểm, báo phụ huynh, phê bình trước cờ,... Đấy là cái sai của chúng ta luôn chứ không riêng gì giáo dục về học sinh và cả trẻ con nữa nên là tạo cơ hội cho bọn nó chơi và dạy nó "cách chơi đúng là sao?", "chơi ở đâu?" ,"chơi với ai?" đó mới là cái mà ta nên làm thay vì bắt nó im, làm đủ kiểu chỉ như ta trói buộc nó lại mà thôi. Ta hay có cái câu là "Đừng có vẽ đường cho hươu chạy" nhưng đó mới thật sự sai vẽ cho nó đi đúng đường là tuyệt vời quá luôn chứ sai ở đâu? Mình phải vẽ đúng đường soi sáng cho bọn nó, đừng có chặt tay chặt chân nó xong rồi sau này hỏi sao con tôi nó hiền quá, nó nhát quá!

Chung quy lại

Điểm số có nói lên được về học sinh, nhưng đôi khi lại là cái "xà lim" cho bọn nó nếu dùng sai cách. Chỉ nên coi điểm số là sự hỗ trợ thôi!
img_3
Câu nói nỗi tiếng của cố lãnh tựu Nga Vladimir Ilyich Lenin
Câu nói nỗi tiếng của cố lãnh tựu Nga Vladimir Ilyich Lenin
Hầu như trước cổng trường, trong lớp học của các trường đều xuất hiện câu nói này. Ý nghĩ câu này hiểu đơn giản là:
Học là sự trao dồi kiến thức, kĩ năng. Mọi thứ quanh ta đều có giá trị học, từ những thứ khi còn nhỏ như cách nói "Ba", "Mẹ"; cách cầm đũa; phân biệt giữa những cái cơ bản người - người, màu này - màu kia,... Không cần phải học những cái vĩ đại và vĩ mô mới là học mà chỉ cần là khi ta đặt ra câu hỏi và có ai đó trả lời chúng thì đó chính là học! Học nữa là việc áp dụng kiến thức đó vào thực tiễn, lí thuyết thì là một chuyện chứ thực hành lại là chuyện khác. Bước tiến của học là phải hành, ta phải xem kiến thức như một người bạn thay vì kẻ thù. Học mãi là ta lặp đi lặp lại sự "HỌC" và sự "HÀNH", rồi sau đó biến chúng thành bản năng, liên tục đặt câu hỏi về những thứ xung quanh rồi đi tìm một câu trả lời. Kiến thức là vô biên chẳng ai có thể biết hết tất cả những thứ kiến thức của cả nhân loại chứ chưa nói gì kiến thức cả vũ trụ, việc hiểu được điều đó sẽ như tấm khiên che chắn bản thân khỏi sự kiêu ngạo vì sự hiểu biết của mình.
Chung quy lại câu nói đó có ý nghĩa là cái cốt tử của sự phát triển là ta cần hiểu học và hành cái đã học, cần yêu học và cần phải coi trọng sự "học". Nhưng trong trường, lớp ta chỉ được dạy rằng "Phải học không ngừng nghĩ" tức coi trọng giá trị sủa sự "học", mà ít có thầy cô dạy học sinh về cách "học", "hành" và tạo được cho các em tình yêu học (tôn trọng "học"). Lưu ý: Việc tôi dùng từ "học" thay vì "sự học" hay "việc học" là để ta xem nó như một người bạn chứ không phải cái mà ta được biết trong trường lớp.
Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người thầy giỏi chỉ biết giải thích. Người thầy xuất chúng biết minh họa. Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng…
câu danh ngôn nổi tiếng của nhà văn William A. Warrd
Buồn thay có những người thầy cô nước ta bị biến thành những chiếc máy, cầm cuốn sách giáo khoa và rồi lặp lại lời của những nhà biên soạn, khiến cho "sự sáng tạo" của thầy cô trong giảng dạy không được tận dụng tối đa vì phải liên tục chạy theo cuốn sách mà chỉ có 45 phút cho hơn biết bao bài tập thực hành, vận dụng, câu hỏi cuối cuối bài,... *Quảng cáo xíu là vấn đề này sẽ là vấn đề trong một bài viết tiếp theo vào một ngày không xa* Mặc dù là trong hơn mười mấy năm mài đít trên ghế nhà trường cũng có nhưng mà ít ai tìm thấy được cho mình những người thầy vĩ đại (Thật vui thì tôi đã tìm ra được cho mình người đó một cách vô tình và thầy cũng không dạy trong trường mà thầy có một lớp học của riêng mình từ năm 1987). Thầy cô không những không tạo động lực cho các em mà còn phê bình, chỉ trích khi thành tích của các em yếu, kém tạo một áp lực và tự nghĩ rằng mình yếu! mình kém! giống như một vụ việc là tự kết thúc cuộc đời (tra google hoặc lên VTV tìm hiểu thêm nha!) Và khi được hỏi là vậy thầy ơi, cô ơi bọn em đi học để làm gì thì họ sẽ dùng lại câu nói đầu mục "HỌC, HỌC NỮA, HỌC MÃI. Học là để cho các em..., cần phải chăm học vì..., rồi cái gì mà có áp lực mới có kim cương, blah...blah...blah... rằng các em hãy noi gương người này người kia BLAH...BLAH...BLAH..." *Nghe hoài riết mà thuộc lòng 6 câu vọng cổ luôn á!* để giải thích và thậm chí dùng nó nhưng chẳng hiểu gì về giá trị thật của câu nói ấy!
Nguồn: Internet
Nguồn: Internet
Áp lực từ thầy cô chỉ là một phần, cái thật sự kinh khủng là áp lực từ gia đình, đương nhiên áp lực đồng trang lứa cũng không kém cạnh nhưng ta sẽ không đề cập ở đây. Cha mẹ mà! ai mà chẳng yêu thương con cái của mình đúng không? Mình cũng vậy nên mình mới phải làm ba má vui lòng, lo đi làm kiếm nhiều tiền cho ổng bả đừng lo, nhanh sinh con đẻ cái cho ổng bả có cháu bồng. Việc gia đình hay đúng hơn mà ba mẹ tạo ra áp lực về học tập cho con cái là việc bình thường và thậm chí là tốt nếu hiểu đúng sự học. Nhưng do cha mẹ từng bị tiêm nhiễm vào đầu cũng bởi các tư tưởng học là "con đường đến tương lai", "đứng nhất đứng đầu là tốt", "mình học là phải học trường chuyên lớp chọn" cũng như là do cứ mỗi dịp tết, họp phụ huynh là y như rằng cái khao khát con mình học giỏi như người ta trào dậy mãnh liệt :))) Họp phụ huynh xong là coi như xuân tàn không có tết mứt gì nữa hết:))) Cha mẹ thì muốn tốt cho con, tương lai xán lạn nhưng họ chỉ chăm chăm vào con điểm, giấy khen, huân chương! Ít cha mẹ nào thấu hiểu được cho nỗi khổ của con khi làm một học sinh bởi chẳng ai nói cho họ, và bản thân họ cũng từng khổ như vậy nhưng rồi cũng phải uốn nắn suy nghĩ là đấy mới là việc đúng rồi áp lên cho con mình.
Đây là thời gian biểu 1 tuần của em T - một học sinh THCS
Đây là thời gian biểu 1 tuần của em T - một học sinh THCS
Theo chia sẻ từ T thì cậu ấy rất áp lực khi cha mẹ cậu đặt quá nhiều niềm tin, hi vọng cho cậu và cậu thì lại không muốn như thế. Gia đình luôn kì vọng rằng con sẽ phải được 9,5 điểm trở lên và ít nhất là 8,5 trở rồi nếu mà không làm được thì cậu ấy sẽ bị mắng, chửi, thậm chí đuổi khỏi nhà. Họ sẽ dùng câu "bố mẹ không tạo ra áp lực cho con, việc học là cho con không phải cho ai mà áp lực" hoặc là câu "Bố mẹ chỉ đi theo con tới đây thôi còn lại thì phải là do con tự học" để biện minh cho hành động của mình là chỉ vì muốn "TỐT CHO CON". Vô hình chung là từ sự quan tâm, yêu thương từ bản năng của một người làm cha mẹ nhưng thiếu đi sự thấu cảm với con cái và những nhận thức sai về năng lực con mình dẫn đến chúng hóa thành những con dao cứa vào một tim bé nhỏ và không có sức phản kháng! Sao cứ phải vì 1 hay 2 tấm giấy khen, danh hiệu, giải này giải nọ mà bắt con trẻ vào học bù đầu bù cổ tới 9-10 giờ đêm mới được về, học xong thì mặt bọn nó đứa nào đưa nấy bơ phờ hết trơn luôn! Nhiều lúc tôi thấy cả các bạn nhỏ lớp 2 thôi mà đã bắt phải đi học thêm rồi nào là Tiếng Anh, Toán, Văn,... chẳng hiểu là tại sao luôn á? Biết là bận bịu công việc nhưng cũng có thể cho con mình đi chơi với bạn bè trong xóm,... Vấn đề này thì thuộc một vấn đề khác tớ sẽ sớm có bài viết nói rõ hơn trong tương lai. Gian lận "GIAN LẬN THI CỬ" nó lại phá hỏng đi tính minh bạch về khả năng của học viên, dẫn đến rất là tội nghiệp cho ai mà học hành chân chính mà điểm chỉ được 6-7 điểm rồi bị la mắng, chửi bới các kiểu chỉ vì con điểm 10 của một thằng không học hành cái gì. Chép phao, chỉ bài, xem bài, học vẹt,... làm cho các con số gần như vô giá trị hoàn toàn đối với học sinh khiến cho việc đi học trên trường lớp đều là công cốc hết!
img_4
Điểm số và năng lực là thứ có thể đánh giá được một học sinh, vì nếu bỏ đi cách dạy này thì làm thế nào để đánh giá học sinh? - Giáo viên Ngữ Văn trường THCS HH. Tuy nhiên cô cũng có nói thêm: cũng cần giảm bớt áp lực học tập, cân bằng giữa học và chơi nếu cha mẹ mà làm được điều này cho con của mình thì đó là những người cha mẹ tuyệt vời.
Rồi như những gì đã nêu trong bài viết thì tôi xin phản biện rằng điểm số và năng lực chỉ đúng khi dùng để đánh giá chuyên môn của các em chứ không thể đánh giá chung cho mọi học sinh dở Toán, Văn là tệ. Cái cần quan tâm là tại sao lại đánh giá học sinh để làm gì? bất cả là bằng giá bằng hình thức nào đều tạo ra sự không đồng đều tức sẽ có em cao hơn em thấp hơn nhưng rồi các em cao hay thấp hơn người khác để làm gì? Còn về ý kiến của cô là cần cân bằng giữa học và chơi thì đây mới chính là cái mà giáo dục nước ta nên hướng đến chứ không chỉ là phụ huynh. Xem thử nền giáo dục bậc nhất thế giới có gì đặc biệt:

Giáo dục Phần Lan (nền giáo dục tốt nhất thế giới)

Nguồn: bài viết Finland Education System trên trang Leverage Edu
Nguồn: bài viết Finland Education System trên trang Leverage Edu
Điểm đặc biệt trong cách thức giảng dạy của Phần Lan là:

1. Xây dựng nền giáo dục bình đẳng.

(Dân trí) - “Bình đẳng là từ quan trọng nhất trong nền giáo dục Phần Lan”, lời khẳng định của Chủ tịch Hiệp hội Giáo viên Phần Lan Olli Luukkainen trong bài viết trên tạp chí Smithsonian đã tổng kết đặc điểm quan trọng hàng đầu của “hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới”. Tư tưởng bình đẳng giáo dục được nhà nước Phần Lan nêu ra trong một đạo luật ban hành năm 1860. Từ năm 1915, giáo dục được thừa nhận là một quyền công dân.
Theo đó, Phần Lan bãi bỏ việc phân loại học sinh thành những nhóm có khả năng khác nhau. Tất cả học sinh dù giỏi hay kém đều được theo học cùng một lớp. Các lớp học được bố trí nhiều giáo viên đặc biệt có nhiệm vụ hỗ trợ các em và đảm bảo rằng không có học sinh nào bị tụt lại. Theo Foynd, Phần Lan thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong giáo dục ở các khía cạnh như: - Bình đẳng giữa các trường: Tất cả các trường đều được tài trợ tài chính như nhau và có trang thiết bị giống nhau. Hầu hết đều là trường công lập, chỉ có một số là bán công lập. - Bình đẳng giữa các môn học: Không hề có sự chú trọng vào riêng một môn học nào. Đây là điểm mà nước ta cần thay đổi vfi quá xem trọng môn chính. - Bình đẳng giữa phụ huynh: Giáo viên không được phép hỏi về nơi làm việc của phụ huynh học sinh. - Bình đẳng giữa học sinh: Học sinh không được chia thành lớp chọn hay lớp thường, cũng không chia theo xu hướng chọn nghề. Không có học sinh ngoan hay học sinh cá biệt, tất cả đều học cùng nhau. Giáo viên phải đối xử khách quan, công bằng với học sinh.

2. Giáo dục hoàn toàn miễn phí.

Thật hạnh phúc khi ta đã có các tĩnh thành như Hải Phòng, Đã Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu đã miễn phí hoàn toàn học phí cho học sinh dù không phải là tất cả các cấp nhưng đây là bước tiến lớn trên bậc thang phát triển của tương lai. Bên cạnh đó cũng có thêm Cần Thơ, Quảng Ninh cũng đang dự kiến. Phải nhớ học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau, tiền đầu tư giáo dục tương tự như cỗ phiếu, bitcoin, bất động sản,... nhưng nó bền vững hơn nhiều khi các em được hưởng nền giáo dục tốt chắc chắn các em có thể tạo ra sự phát triển mạnh kinh tế tương lai số tiền đó sẽ gấp hàng trăm lần số tiền bây giờ bỏ ra. Kinh tế gắn liền với giáo dục, giáo dục tốt kinh tế sẽ phát triển ứng với câu "Dân giàu nước mạnh". Về phía Phần Lan, đương nhiên nó đã áp dục chính sách này khá lâu nên giáo dục nó hoàn toàn miễn phí mình thì may mắn đã đi theo được con đường đó rồi nên chẳng con lo nữa bây giờ chỉ còn là vấn đề thời gian.
3. Bắt đầu đi học ở độ tuổi lớn.
Trẻ em Phần Lan bắt đầu hành trình học tập ở độ tuổi lớn hơn, tức là chỉ khi lên 7 tuổi, các em mới bắt đầu đi học và trước đó việc học tập được thực hiện tự do. Do đó trẻ em ở quốc gia này được tận hưởng tuổi thơ và có nhiều thời gian để gắn kết với gia đình. Đây là mục tiêu khó, đặc biệt là phụ huynh phải khó khăn trong việc cân bằng giữa thời gian kiếm tiền - thời gian cho con không thể để trẻ ở nhà một mình được. Nhưng khá kì lạ là tại sao hơn mấy chục năm trước cái lũ trẻ bây giờ đã lớn có con có cả cháu rồi lại có thể tự chơi mà không cần cha mẹ khi còn nhỏ? Thời đó làm gì giàu mà cho con ăn học nổi làm việc quần quật nhưng vẫn lo được cho con? Đó cũng lại là vấn đề như vừa nói ở trên nó sẽ có trong cùng bài viết khác nhé!

4. Đa dạng hóa chương trình dạy học.

Bạn có tài năng gì? Vẽ, hát, chơi game, đá bóng, làm bánh,... và yes tất cả đều có trong giáo dục Phần Lan bạn sẽ được học nhiều kỉ năng như lập trình web, soạn nhạc, đan len,... Dạo gần đây nước họ cũng dần xóa bỏ sự tập trung vào Toán, Lí, Hóa,... mà chăm chút vào những kỉ năng mới phù hợp với nhu cầu xã hội để khi ra trường thì em vừa được đago tạo kĩ về tài năng mà cơ hộ cũng rộng mở vì xã hội đang cần những người như các em (Em giỏi lập trình web, em được học lập trình web, ra trường em sẽ có công việc liền vì đây là nghề xã hội cần). Mỗi người có những cái hay giỏi khác nhau, giờ cứ việc giữ các môn Toán, Lí, Hóa đi chẳng sao cả nhưng giảm thời lượng học lại cho các môn học mới. Đây là quá trình khá dài vì để đào tạo ra lớp giáo viên mà có đủ trình độ, kĩ năng, hiểu biết và có tình yêu thương các em là rất khó nhằn cũng như là phải đi kèm với lương cao để thu hút những người có tiềm năng và giữ được thầy cô giỏi.

4. Phương pháp tự học, tự nghiên cứu được đặt lên hàng đầu.

Không như một số quốc gia, trẻ em Phần Lan được dạy thực hành và các kỹ năng sống nhiều hơn lý thuyết. Học sinh cũng có nhiều cơ hội để tự nghiên cứu và tự tìm ra câu trả lời. Điều này làm cho trẻ em Phần Lan trở thành những cá thể độc lập, tự tin và có năng lực tự học. Việt Nam ta chủ yếu là lên đại học mới tự học, thường thì cah mẹ thầy cô phải kè kè ở bên mới học, ra điều kiện, làm đủ cái thì mới học chứ hiếm khi mà cầm cuốn sách lên tự tìm hiểu, tự học (sách như là tiểu thiết, trinh thám, khoa học, văn học,... chứ không phải sách giáo khoa nha). Um... lại là vấn đề trong bài viết khác vì nếu tui nói hết ra thì chắc mới lướt nửa bài chắc người ta chém tui chết quá!

5. Có nhiều thời gian hơn để vui chơi.

Cái này khỏi nói ha, chắc ai hồi còn nhỏ cỡ thời bao cấp, 8x, 9x sẽ có một tuổi thơ dữ dội chơi không là chơi, qua nhà xóm trộm cóc, xoài, mít non về ăn ha! Chắc nhiều người hoài niệm lắm, nhưng mà học sinh giờ cha mẹ toàn cho nó đi học thêm tối ngày ít khi được đi chơi ô ăn quan, banh đũa, bắn thung như hồi xưa.

6. Hầu như không có bài tập về nhà.Không có các bài kiểm tra tiêu chuẩn.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), học sinh Phần Lan phải dành rất ít thời gian cho bài tập về nhà. Trung bình, mỗi học sinh nơi đây dành 2,8 giờ mỗi tuần để làm bài tập về nhà, trong khi đó, học sinh Mỹ phải dành 6,1 giờ làm bài tập mỗi tuần. Nếu như phụ huynh quá bận thì cũng nên cho con trẻ làm bài tập nhưng đừng là ngồi cân bằng phương trình, oxy hóa khử, nồng độ dung dịch,... đồ nha mà cho con làm bánh, đam móc len, làm đồ thủ công, nặn đất, vẽ, đàn,... hoặc đọc sách, truyện vừa học vừa chơi hôm trước đi nhà sách quá trời cuốn sách màu sắc hoa lá, tương tác được, hình ảnh dễ thương các kiểu nhiêu đó là tốt rồi không cần phải sách cao siêu đâu!

7. Giáo dục Phần Lan yêu cầu cao đối với giáo viên.

Như ở trên đa phần đều tập trung vào giáo viên, chính xác mấu chốt là ở giáo viên. Chẳng cần Phần Lan, thời Việt Nam Cộng Hòa ta cũng rất khắt khe trong đào tạo giáo viên, chỉ có giáo viên xuất sắc mới được dạy cấp 1,2 vì đó là nền tảng cho các em có tình yêu và cảm xúc với việc học. Còn Phần Lan, dạy học là một trong những nghề được kính trọng nhất với các tiêu chuẩn rất khắt khe. Giáo viên ở quốc gia này được đối xử như giáo sư tại trường đại học, thường là những người có bằng thạc sĩ.
Giáo viên Phần Lan chỉ dành khoảng 4 giờ mỗi ngày để giảng dạy trên lớp, thời gian còn lại dành cho việc soạn giáo án và phát triển chuyên môn. Họ được quyền lập kế hoạch giảng dạy và xây dựng hệ thống chấm điểm cho học sinh.Mặc dù yêu cầu khắt khe về năng lực chuyên môn, song lương của các giáo viên ở Phần Lan được trả cao, tương đương với bác sĩ và luật sư.
Ngoài những điều đặc biệt trên, đất nước Phần Lan rất chú trọng sự độc lập và cá tính riêng. Các ngôi trường ở đây không quy định đồng phục, học sinh được mặc những gì chúng muốn. Giờ học ở đất nước Phần Lan bắt đầu từ lúc 9 giờ 30 sáng bởi họ quan niệm rằng giờ học quá sớm sẽ ảnh hưởng tới sự trưởng thành của trẻ. Khi học, học sinh không nhất thiết phải ngồi gò bó ở bàn học trong lớp.
Trên đây là những lý do khiến nền giáo dục Phần Lan trở thành một trong những hệ thống tốt nhất thế giới. Sau khi tốt nghiệp, học sinh Phần Lan phần lớn trở thành những người biết ứng xử, có thể sử dụng đa ngôn ngữ, tự kinh doanh và có kỹ năng tự học suốt đời.
Chẳng có gì cao siêu nên tảng của giáo dục Phần Lan là sự học hỏi, cải tiến và tối ưu hóa nhiều cách tiếp cận bao gồm Montessori, Reggio Emilia, Steiner và cách tiếp cận của Mỹ và Anh, ta sẽ thử thao khảo một vài điểm nỗi bật của chúng nhé:

Phương pháp giáo dục Montessori

Nguồn: American Montessiro Society
Nguồn: American Montessiro Society
Dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Ý bà Maria Montessori (1870–1952) đã tạo ra phương pháp này. Điểm đặc biệt trong phương pháp Montessori là: 1. Tự lập và tự do: Trẻ được khuyến khích tự học, tự do sáng tạo trong khuôn khổ cho phép. 2. Học qua cảm giác: Trẻ học hỏi thông qua trải nghiệm thực tế với các học cụ, mô hình mang tính chất khám phá, xây dựng. 3. Môi trường học thân thiện: Phương pháp Montessori tạo ra một môi trường học tập thân thiện, chuyên nghiệp với những giáo cụ học tập chuyên biệt. 4. Phát triển toàn diện: Phương pháp này giúp thúc đẩy tiềm năng của trẻ, giúp trẻ phát triển đồng đều về tư duy, khả năng thu nhận kiến thức và sáng tạo. 5. Kỹ năng mềm: Rèn luyện được những kỹ năng mềm cần thiết ngay từ khi còn nhỏ như kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, làm việc độc lập và hợp tác nhóm.

Phương pháp giáo dục Reggio Emilia

Nguồn: Montessori và phương pháp giáo dục Phần Lan khác nhau thế nào? trên trang Hei Sài Gòn central
Nguồn: Montessori và phương pháp giáo dục Phần Lan khác nhau thế nào? trên trang Hei Sài Gòn central
Reggio Emilia là tên gọi cùng tên với một thành phố của Ý, được nhà tâm lý học Loris Malaguzzi phát triển. Phương pháp này lấy trẻ em làm trung tâm, tin rằng các bé có khả năng thể hiện sự sáng tạo của mình theo nhiều cách khác nhau thông qua nhiều loại ngôn ngữ.
Điểm đặc biệt trong phương pháp Montessori là: 1. Trẻ em là trung tâm: Trẻ em luôn là trung tâm của mọi hoạt động giáo dục và sự chủ động của trẻ luôn được đề cao. 2. Môi trường học tập mở: Phương pháp này cho phép trẻ tự do khám phá môi trường xung quanh trong không gian học tập mở. 3. Khuyến khích sự sáng tạo: Trẻ được khuyến khích thể hiện sự sáng tạo của mình theo nhiều cách khác nhau thông qua nhiều loại ngôn ngữ. 4. Tự do thể hiện cảm xúc: Trẻ được khuyến khích tự đưa ra ý kiến cá nhân, tự đặt câu hỏi và tìm ra câu trả lời. 5. Phù hợp với nhiều độ tuổi: Phương pháp này hầu như thích hợp với mọi độ tuổi, tuy nhiên, theo nghiên cứu thì trẻ ở độ tuổi từ 2 – 6 tuổi là phù hợp nhất.
Đây là một phương pháp giáo dục rất hiệu quả, giúp trẻ phát triển toàn diện và hoàn thiện các kỹ năng cũng như tư duy.

Phương pháp Steiner

Phương pháp Steiner, còn được gọi là phương pháp Waldorf, được phát triển bởi nhà triết học, kiến trúc sư, nhà tư tưởng xã hội người Áo tên là Rudolf Steiner Joseph Lorenz. Điểm đặc biệt của phương pháp này là: 1. Kích thích khả năng chơi của trẻ: Phương pháp này chú trọng vào việc kích thích khả năng chơi của trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời. 2. Hoạt động lặp đi lặp lại: Trẻ sẽ được tham gia nhiều hoạt động lặp đi lặp lại như chơi các trò chơi tự do, tham gia các hoạt động ngoài trời, học các môn năng khiếu nghệ thuật. 3. Giáo viên làm gương cho bé: Giáo viên sẽ là người hướng dẫn và làm gương cho trẻ noi theo. 4. Đồ chơi sáng tạo, khuyến khích trẻ chơi: Đồ chơi trong phương pháp Steiner rất đơn giản, giúp trẻ tự học và chơi theo cách riêng. 5. Chân thật, nhẹ nhàng: Phương pháp này không thúc ép trẻ phải hiểu về tất cả mọi thứ trong thế giới tự nhiên trước năm 3 tuổi và cho phép mọi thứ diễn ra theo đúng quy trình của nó.
Phương pháp Steiner giúp trẻ tăng cường tính tư duy sáng tạo, phát triển trí não và nuôi dưỡng các sở thích cá nhân một cách tích cực.

Giáo dục Mỹ:

1. Tôn trọng sự sáng tạo và cá tính của học sinh. 2. Giáo viên đánh giá cao sự sáng tạo và độc lập của học sinh. 3. Đề cao sự chủ động trong học tập. 4. Học sinh có thể chủ động tiếp cận với giáo viên, đặt câu hỏi và trao đổi những vấn đề mà họ quan tâm. 5. Giáo dục là một hành trình liên tục và liền mạch. 6. Hệ thống giáo dục Mỹ được thiết kế và xây dựng theo một chuỗi thống nhất và liền mạch. 7. Thời gian học trên trường kéo dài thường là 4 năm.

Giáo dục Anh:

1. Sinh viên được thu nạp kiến thức theo chiều sâu, tự bản thân phải có tầm nhìn thấu đáo về ngành học và hướng đi của mình. 2. Thời gian học trên trường ngắn hơn so với Mỹ. 3. Chương trình đại học thường chỉ kéo dài 3 năm.
Cái mà giáo dục của Phần Lan làm cũng chỉ là sự sao chép những tinh hoa của nền giáo dục phát triển đi trước và rồi sửa đổi những điểm hạn chế trong các cách giáo dục trên. Thứ chúng ta cần chỉ đơn giản là học hỏi, sửa đỗi từ giáo dục Phần Lan, có thể khó nhưng không gì là không thể chỉ là bạn chưa thể hoặc là chưa biết mình có thể làm được thôi. Hôm nay chưa được thì ngày mai ta sẽ làm được chỉ cần kiên trì và nỗ lực, đừng từ bỏ chỉ vì những trở ngại ban đầu.
"YOU ARE THE CHANGE THAT YOU NEED, YOU HAVE TO DO SOMETHING, I HAVE TO DO SOMETHING, WE SHOULD TO DO SOMETHING" - "BẠN CHÍNH LÀ SỰ THAY ĐỔI MÀ BẠN MONG MUỐN, BẠN PHẢI LÀM GÌ ĐÓ, TÔI PHẢI LÀM GÌ ĐÓ, CHÚNG TA NÊN LÀM GÌ ĐÓ"
Đừng ngồi đợi mà hãy đứng lên góp một tiếng nói trong sự thay đổi của Việt Nam hôm nay và mai sau chỉ từ những điều đơn giản, tôi tin bạn sẽ là mảnh ghép quan trọng trên con đường phát triển đất nước.
img_5
Ta cần thay đổi cách giáo dục học hỏi cách mà Phần Lan đã làm thì chắc chắn giáo dục sẽ thay đổi. Phải luôn nhớ điểm số và thành tích là cách đánh giá tệ hại nhất về một học sinh. Mặt khác thì việc xóa bỏ cách đánh giá bằng điểm số và thành tích là rất khó, thay vào đó cần thay đổi một cách rộng rãi tư duy về điểm số nhất là cho các phụ huynh nhằm tháo gỡ nhiều vấn đề còn tồn đọng như là bệnh thành tích để tránh gây ra những hậu quả đỗi bằng nhân mạng. Đào tạo kĩ lưỡng các giáo viên để có thể xem xét đánh giá được trình độ, quá trình phát triển, ưu điểm và nhược điểm của mỗi em thay vì đánh giá chung bằng bài kiểm tra như thông thường. Nhưng cũng cần đảm bảo mức lương đủ cao như thời Việt Nam Cộng Hòa đã làm (lương của giáo viên tương đương với cả bác sĩ, kĩ sư,...). Về vấn đề về "Giáo viên", "Tại sao bọn trẻ giờ tệ hơn thế hệ trước nó?" này sẽ là nội dung cho bài viết khác của tớ trong một dịp không xa! Rất cảm ơn bạn Linh, bạn N, bạn Th, bạn T, cô Ngữ Văn trường THCS HH đã đóng góp quan điểm của mình cho bài viết này. Nếu trong bài viết có lỗi hay sai sót mong các bạn hãy bình luận cho tớ biết nhé! Bài viết đến đây là đủ dài rồi cảm ơn tất cả mọi người đã kiên nhẫn đi cùng tớ đến cuối bài viết hôm nay! Tôi là Abeille Nguyen xin chào và hẹn gặp lại<333