Giang (viết tiếp)
Viết tiếp tác phẩm "Giang" của tác giả Bảo Ninh. Dựa trên "bài tập sáng tạo" trong sách giáo khoa
Bài này mình đã viết cách đây khá lâu. Dựa trên “bài tập sáng tạo” của sách Ngữ Văn lớp 10 tập 2 (Chân trời sáng tạo). Đề bài như sau: “Giả sử sau ba mươi năm, "anh bộ đội" năm xưa và Giang tình cờ gặp lại nhau, câu chuyện giữa hai người cần được kể thêm một đoạn. Nếu được tác giả ủy quyền, bạn sẽ viết tiếp câu chuyện như thế nào? Bạn có thể triển khai ý tưởng bằng nhiều hình thức dưới dạng một tranh vẽ, một bài thơ, một đoạn văn tự sự,...”
Vì không có quyền gì về bản quyền và câu chuyện, mình viết cũng hoàn toàn là ngẫu hứng. Chắc chắn mình sẽ không thể có giọng văn giống tác giả Bảo Ninh được. Nên đừng nói mình làm biến chất tác phẩm, đừng nói mình đạo văn hay ăn cắp gì cả. Sách giáo khoa cũng nói rồi: “Bài tập sáng tạo”. Giống như “freestyle” trong giới rap vậy, hoàn toàn không có giới hạn gì cả. Mình cũng xin phép biến chữ “ba mươi năm” thành “hơn hai mươi năm”, cảm ơn.
Nó được hoàn thành trong một buổi trưa thôi, nhưng đó là bản đầu tiên, mình đã viết và mất kha khá bản nháp trước khi cho ra bản cuối này. Nhưng vì viết theo dạng kịch sẽ không thể diễn đạt hết toàn bộ thứ mà mình muốn cho người bạn đọc mình xem, nên mình đã mất thêm thời gian để chuyển nó qua dạng tự sự. Bản thân mình cũng là một tay viết nhỏ, mọi thứ mình viết chỉ “hoạt động” đơn giản là viết vì viết và viết vì mình.

Ảnh bìa của bài: "Anh thèm được ngủ"
Giang (viết tiếp)
1
Một buổi sáng ngày đầu tháng mười một, mọi ngày trời lạnh quanh tháng. Ai sống ở Miền Nam cũng hiểu rồi, từ khi vào đêm đến lúc lờ mờ sáng thì trời sẽ lạnh cóng lại. Mọi thứ vào khi đó cũng như chìm vào tĩnh lặng, chẳng có âm thanh gì lớn vào lúc đó cả. Có chăng là tiếng đồng hồ báo thức của thằng con trai tôi đặt để dậy đi học và mấy tiếng gà gáy vào sớm của mấy người hàng xóm thôi.
Qua bảy giờ sáng, thì mọi thứ quanh tôi mới bắt đầu như được rã đông khỏi giấc ngủ đã dài. Phương đã dậy từ lâu để đi chợ, trước khi đi em cũng không quên để một ấm nước sôi cho tôi pha trà, chuẩn bị cho tôi bộ quần áo nữa. Ngồi dậy , với lấy áo vải cùng cái quần thun, bước đi vào nhà tắm. “Nước giờ cũng mát chứ không lạnh như sáng hôm trước”, tôi nhắm mắt, cảm nhận dòng nước chảy dọc cơ thể. “Xem nào, râu cũng dài ra rồi, tóc thì lớm chớm bạc, mình bắt đầu già đi rồi. Thế thì thật kì lạ, tại sao Phương bằng tuổi mình mà vẫn trẻ và đẹp thế nhỉ? Mẹ của thằng Khoa công nhận nhìn tuổi vậy mà bắt đầu trẻ hơn mình rồi”. Lau người bằng cái khăn, mặc quần áo vào, ra trước cái bàn đá trước nhà (không quên cầm theo ấm nước sôi). Ngồi xuống, với tay từ dưới mặt bàn. Lấy ra cái hộp đựng trà khô, bỏ vài sợi vào ấm trà, cho nước sôi vào, đậy nắp lại. Trong khi chờ trà chín, thì tôi tranh thủ nhìn vào mấy tờ ghi chú của vợ. Cũng không có gì nhiều, Phương chỉ dặn tôi ăn sáng, uống thuốc rồi thôi. Lúc đọc xong thì trà cũng chín, trà tim sen (khá mắc tiền). Tôi mở nắp, để trà nguội bớt, nhấc tách trà lên, để rót trà vào tách, thì thấy mấy viên thuốc Phương để dưới tách (vốn biết tôi hay quên, em lại lười nhắc. Nên em làm luôn). Quay vào nhà, lấy một ly nước lọc, nốc sạch số thuốc. Rồi bắt đầu nhâm nhi li trà. Đang thưởng thức li trà nóng, thì có người tìm tôi:
- Bác Kiên ơi! Bác có ở nhà không?
Tôi vội đứng lên, bước tới chỗ cậu đưa thư. Có vẻ là cậu ấy bị cận, nên không thấy tôi ngay trước mặt không xa (vì nhà tôi làm gì có cổng nhà đâu, chỉ có cái hàng rào thép và bê tông như thông thường thôi).
- Đây, có tôi đây. Có thư gì hả cậu?
- Dạ, cháu chào bác. Bác ở xa quá, cháu nhìn không thấy...Chẳng là bác có lá thừ từ xa gửi đây, từ tận ngoài Bắc. (Cậu ấy móc từ cái túi đeo bên hông, ra một cái lá thư nhỏ) từ đâu nhỉ…à tận Hà Nội cơ đấy, bác ạ!
- À, quý hóa quá. Cảm ơn cậu…(lục từ túi mấy tờ tiền lẻ) đây gửi cậu ít tiền lẻ
- Dạ, đây là thư có trả phí trước rồi ạ!
- Này là tôi biếu cậu. Cầm lấy!
- Dạ, vậy cháu cảm ơn bác nhiều lắm!
Tôi gật đầu đáp lại, rồi xoay người vào nhà. Anh đưa thư cũng xoay người rời đi. “Thư gì mà tận Hà Nội thế nhỉ? Lại còn gửi cho mình. Mà mình làm gì quen ai ngoài Hà Nội đâu...Kì lạ…À, có con Khuê, đúng rồi”, tôi hào hứng nghĩ. Tôi bước tới cái bàn, ngồi xuống ghế, để ly
trà qua một bên. Đặt lá thư xuống mặt bàn, đọc thông tin phía người gửi lá thư. “Hả? Nguyễn Văn Thành à? Vậy đâu phải thư từ con Khuê đâu”, tôi nghĩ và khó hiểu. Đọc tên này và nghe tên quen quen, nhưng nhất thời tôi vẫn không nhớ ra người đó là ai. Biết là cứ ngâm hoài cái tên ở cái tuổi gần năm mươi này cũng vô ích. Tôi lật mặt sau lá thư lại, cẩn thận xé lớp keo trên đó, chứ không nỡ xé thư. Nội dung thư như sau:
“Giấy mời dự họp mặt sư đoàn 304.
Tôi biết lâu rồi cậu chưa nghe tên tôi, nhất thời chắc chắn sẽ không nhớ ra. Vốn biết tính cậu dễ quên, nên tôi đặc biệt viết vài dòng để giải thích ngắn gọn với cậu. Tôi Đại đội trưởng Tiểu đoàn 353, thuộc sư đoàn 304, Trung đoàn 9 Bộ binh : Mật danh ‘Đoàn Ninh Bình’. Tên đầy
đủ Nguyễn Văn Thành, mật danh: ‘Thành híp’. Cậu nhớ ra tôi chưa?
Nếu rồi thì hẹn cậu ở Nhà văn hóa quận Đống Đa, Hà Nội. Nhớ đến gặp anh em đấy, tôi không muốn kéo anh em tới nhà cậu đãi rượu đâu, hiểu chưa?
kí tên:
Thành
Nguyễn Văn Thành”
Đọc xong lá thư, thì tôi cũng nhớ ra đó là ai. “Anh Thành đội trưởng đây mà!”, tôi cười khâm phục. Công nhận anh ta tâm lí, biết thừa tôi không nhớ nên còn đính kèm đôi ba câu. Tôi ngồi đó và nghĩ lại về nhưng ngày xưa cũ của quá khứ mình một thời, ngẫm lại những thứ mình từng trải qua nơi khói lửa.
2
Chú thích: *Từ khúc này mình sẽ tóm tắt bài văn “Giang” của tác giả Bảo Ninh. Và thêm vào một số tình tiết nhỏ, lặt vặt do mình tự nghĩ ra.
Nếu bạn muốn đọc toàn bộ bài “Giang” thì có thể tìm kiếm trên mạng. Mình cũng nghĩ là mọi người nên đọc cả bài văn, trước khi đọc phần tóm tắt sắp tới của mình. Bye!*
Hơn hai mươi năm trước, khi đó tôi mười bảy tuổi. Chân ướt chân ráo bắt đầu bước vào đời. Trước khi ra chiến trường, để đảm bảo khả năng sống sót cao nhất có thể, chắc chắn người ta sẽ phải cho tôi vào huấn luyện một thời gian. Thời gian ít nhiều thì tùy thuộc vào quân chủng được đưa vào. Tôi nhập vào quân chủng Lục Quân, thuộc vào binh Chủng Bộ Binh Cơ Giới. Vào khóa đào tạo, tôi nhận thấy ở đây toàn những con cái của những gia đình, nói nhẹ là "bình thường" như tôi. Mấy “con ông cháu cha” chắc cũng chiếm hết vào lớp sĩ quan rồi. (Đúng là người càng giàu càng sợ chết nhỉ?).
Bấy giờ đã là cuối khóa huấn luyện. Tôi vì thành tích nên được Thành thưởng cho hai ngày phép ngắn, nhưng khi đó với tôi là rất quý giá. Trở về, tôi thông báo mọi người:
- Ai có nhu cầu gửi thư ra ngoài. Thì đưa cho tớ gửi cho này. Nhanh lên tớ phải cho đúng chuyến nữa!
Khi tôi vừa dứt thì cả tiểu đoàn đồng loạt chìa ra lá thư của mình, đồng thời nói:
- Người anh em, nhớ gửi thư của chúng tôi đi nhé! - cả đoàn hào hùng
- Rồi rồi, mọi người gom lại để tôi mang cho tiện - tôi vui vẻ đáp lại
Mọi người nhanh chóng làm theo, rồi tôi cũng nhanh chóng bước ra trại. Bắt chuyến xe sớm, về nhà nấn ná ít lâu rồi cũng phải trở về khu trại. Ở thị trấn Lương Sơn, tôi nhảy xuống xe đi bộ về trại. Đang đi thì trượt chân ngã, tuột cả quai dép. Khi trật trưỡng, tôi gặp Giang bên giếng nước. Với tính cách nông nỗi của người trai mới mười bảy tuổi. Tôi lại làm quen, thế nào mà lại được. (Người con gái như Giang lành tính ngày ấy, không biết còn tồn tại không?). Chẳng biết như nào, mà cô còn lại mời tôi về nhà (lại còn mời cơm tôi nữa). Trong lúc tôi ngã người ra giường cô, định bụng ngủ một tí chờ cô bưng cơm ra. Chợt cửa mở ra, một người đàn ông bước vào.
“Trời đất”, tôi giật bắn mình. “Với cái khung cảnh này, giải thích sao cho ông ta hiểu đây? Một chàng thanh niên to khỏe, không hiểu
sao lại ở trên giường của con gái ông. Giải thích là Giang mời về thì có đáng tin không ta? Sao mình có cảm giác chuyện không lành lắm…”, tôi chẳng biết vì sao lại chột dạ, tôi cũng đâu làm gì sai đâu. Chỉ là…nó hơi…"khó để tôi giải thích" thôi.
Khi người đàn ông lên tiếng, tôi như bị hóa đá rồi. Cả người cứng lại, cơ miệng cũng chẳng cử động được. May sao Giang xuất hiện kịp lúc để giúp tôi thoát khỏi tình huống “ngặt nghèo” này. Em nói dối và giới thiệu bố em, tôi là bạn cũ của mình. Bố em lúc này mới vui vẻ hơn, dặn dò tôi về trại đúng giờ, rồi lại đi tới chỗ họp. Khi ông định lấy trước xe ra, thì Giang ngăn cản. Ông đành đi bộ và để lại chiếc xe đạp. Cơm nước xong, tôi chở Giang thăm nơi đóng quân.
Chiếc xe nặng nề lắm, nhưng tôi chẳng thấy nặng tí nào. Tôi gồng
mình đạp, đồng thời nói chuyện với em. Được biết nhà em ở ngõ Chợ, phố Khâm Thiên. Nay ra thăm bố dịp tết. Thú thực tôi muốn hỏi rõ địa chỉ rõ ràng, và hứa hẹn với em vài điều lắm. Nhưng tôi kịp nhớ đây là thời chiến, và đôi lứa thời này "hứa hẹn" với nhau là thứ viễn vông, xa vời nhất mà tôi có thể hình dung được. Nên rồi cũng đành chia tay em trong không nỡ. Hai ngày sau, tôi lại bị đưa ra chiến trường rồi. Vậy là không thể ăn Tết với Giang được rồi, tiếc ghê ha. "Biết ngay điều này mà…hứa hẹn thời này…nó 'khó' lắm'. Thôi thì chào em vậy…đau ngắn còn hơn là đau dài…Tạm biệt em, thương em nhiều lắm…”, tôi lưu luyến nghĩ. Nghĩ có lẽ là chưa đủ, nên tôi chắp bút viết vài dòng thơ:
Tôi gửi nhớ thương của mình vào trong gió
Mong gió gửi giúp nhớ thương đến người em đó
Tôi muốn em, nhưng đáng tiếc có nhiều điều tôi đắn đo
Nhưng tôi vẫn mong cái ôm, yêu nụ cười, thương màu son đỏ
Dù gặp nhau chưa lâu, nhưng sao quên đi em thật khó
Có lẽ thể thơ này mới giúp tôi giải phóng nhưng nhớ nhung tồn đọng trong người. Thể tự do, đúng tôi sẽ được tự do bày tỏ, tự do nhớ và yêu em, bất kể điều gì. Theo cách này, tôi sẽ không phải hứa rồi thất hứa với em điều gì, mà em cũng chẳng cần đợi và thất vọng điều gì từ tôi cả. Tuy hèn nhát, nhưng tôi không muốn làm người con gái ấy đau, như cách tôi làm với Phương.
Đặt chân vào Tây Nguyên, tôi gặp lại bố Giang. Ông vui mừng và kể với tôi, rằng Giang rất nhớ tôi. Lúc ấy vội vã, ông hẹn khi khác để đưa tấm
ảnh của Giang. Nhưng sau đó không lâu, tôi biết ông đã hi sinh trong chiến trường.
Kí ức ấy mãi mãi giữ vững trong tâm trí của tôi. Do cuộc sống mà đã lâu tôi không còn động đến nó. Và chôn sâu vào tầng kỉ niệm, để rồi hôm nay lá thư của Thành đã đào nó lên. Mọi thứ như dòng lũ, ùa vào đầu tôi. Mọi thứ, hơi mơ hồ, cũng có nhiều điều mà tôi đã quên, nhưng cũng có nhiều điều tôi nhớ mãi. “Giang, em còn nhớ tôi không?”, một câu nói bỗng được phát lên lại trong đầu tôi. Có lẽ lần gần nhất mà nó được phát là khoảng năm tôi hai tư tuổi, lúc tôi cưới Phương - cô bạn nhỏ của tôi.
3
Năm tôi hai mươi, chiến tranh trên dải đất Việt này cũng đã vãn cuộc rồi. Đó là ba năm sau lần tôi gặp Giang, khi đó cuộc chiến ngả mũ rồi. Sau chiến tranh, tôi cũng đã thử đi tìm em, nhưng chỉ có cái địa chỉ: ngõ Chợ, phố Khâm Thiên. Thì có nhờ tới trời mới biết được em ở đâu trong cái mê cung, với mấy ngàn con người. Tìm được em trong ngàn người đó là quá khó với tôi, tôi cũng đã cố trụ ở cái đất thủ đô này hơn sáu tháng. Bao nhiêu tiền của đều đã đi sạch, tôi trắng tay rồi. Quá buồn chán, lúc ấy tôi bất lực hoàn toàn rồi. Đành từ bỏ, quay về với gia đình ngoài Trung. “Ở đây không tôi, em cũng sẽ sống tốt nhé. Tôi xin lỗi tôi phải đi rồi. Tạm biệt em”, tôi viết dòng cuối cùng ấy vào cuốn nhật ký tìm em. Tên cuốn ấy là “Giang”. “Năm tôi gặp em tính đến nay cũng đã hơn hai sáu năm ròng. Chàng trai mười bảy tuổi năm đó, giờ đã thành một người trung niên lấm tấm tóc bạc”, tôi nghĩ đầy hoài niệm.
Lúc tôi đang hồi tưởng sâu xa, thì Phương đã đi chợ xong và đã về nhà. Nay em mua nhiều đồ hơn mọi ngày. Khi đi qua cái bàn tôi ngồi, em không quên đặt lên đó một bao thuốc lá và cái bật lửa. “Sao Phương biết mà mua cho mình nhỉ?”, tôi tự hỏi.
- Ủa, Phương ơi! Hôm qua anh nhớ đâu có kêu em mua đâu mà - tôi nói với theo Phương đã đi qua cửa
- À, hôm qua anh than hết thuốc rõ to. Nên em nhớ mà mua cho anh đấy
- Chỉ là than thở vu vơ thôi mà
- Anh than rõ to vậy. Thế là muốn em mua giúp, mà không cần trực tiếp nhờ còn gì? - Phương hạ giọng đáp lại, như là không muốn tôi nghe vậy
Nghe bị bắt bài, tôi mỉm cười, quay mặt đi khỏi ánh mắt của Phương. Sở dĩ tôi phải hỏi đáp như vậy, là do lần trước tôi đã hứa cai thuốc với em (dù không phải thời chiến nhưng tôi vẫn hay “hứa lèo” em). Đang định nói thêm vài câu, thì nhớ tới lời mời từ phương Bắc xa xôi. Tôi cất lá thư đi cẩn thận, rồi tới nhà bếp, để nói vài điều cần nói với Phương.
- Mà này, Phương ơi! Anh có lời mời từ mấy người anh em thời chiến ấy, họ mời anh ra ngoài Hà Nội họp mặt. Em thấy sao?
- Thì đi thôi chứ sao? Anh đâu có đi chơi với “Giang” đâu mà anh
Khi Phương nói vậy, đoạn hồi tưởng lại tiếp tục chạy qua tôi. Nó giống như vừa được Phương mở phong ấn vậy.
Khi đó tôi vừa mới rời Hà Nội chưa được lâu, trở về quê hương. Tôi chán kinh khủng, chẳng thứ gì có thể làm tôi vui được lâu. Điếu thuốc và các chương trình văn nghệ trên xóm cũng chỉ giúp tôi giải tỏa ít nhiều. Lúc tôi đang là một gã sầu đời thì bỗng tôi gặp lại Phương. Tôi gặp em trong một ngày mưa tháng chín ở Quảng Bình. Em khi đó hai mươi tuổi. Đang làm giáo viên trường cấp hai tại làng.
Tôi đã về làng được mấy tháng. Một hôm, tôi chán đời ra ngoài đường khi trời đang mưa như trút nước. Tôi ra bãi đất cạnh dòng sông, nằm dài lên cỏ, hứng cơn mưa từ trời xuống. Tôi chẳng sợ mình bị bệnh, “bệnh thì trị là khỏi, chẳng lo”, tôi như thiếp đi (tôi khi đó không sợ bệnh nhưng sợ chết). Tôi nằm đó từ trưa đến tận chiều. Khoảng độ
năm giờ đỗ lại, đang nằm, đột nhiên có người tới nằm chung với tôi. Dù đang ngủ, nhưng khi tôi nghe tiếng bước chân tới gần, thì đột nhiên tôi căng thẳng. “Kẻ địch!?”, vừa nghĩ ngay lập tức tôi xoay người ngồi dậy. Với bản nẳng tự vệ của một người không ít lần đối diện sinh tử, tôi dùng tay và chân đè chặt, áp chế người đó xuống đất. Đang chuẩn bị giáng nắm đấm thì lại nhận ra đó là Phương.
- Ủa, Phương?
- Kiên? - Phương tròn mắt nhìn tôi
Tôi hoảng hốt buông tay Phương ra, “trời đất. Mình mới làm gì thế này?”. Tôi nhìn sang Phương, thấy em đang từ từ ngồi lùi lại và nhìn tôi đầy sợ hãi.“Nhục thế này, sao nhìn Phương được nữa?”, tôi nghĩ và toang chạy. Thì Phương lại bất ngờ gọi:
- Ấy, khoan đã. Đừng chạy chứ!
Tôi không chạy nữa, nhưng cũng không dám xoay người. Tôi nhớ đến cái lần mình làm tổn thương em, càng không dám nhìn lại. Chỉ đứng quay lưng, nói:
- Phương…gọi tôi lại có chi?
Phương đứng dậy, phủi phủi mông. Bước về chỗ tôi, đặt tay lên vai tôi và đột nhiên ôm lấy tôi. Tôi hơi ngại, định gỡ tay em ra và chạy. Nhưng tôi vừa mới đặt tay lên tay em, muốn gỡ ra. Thì em lại siết chặt tay lại, ôm tôi chặt hơn. Và thì thầm sau lưng tôi:
- Anh đi lâu vậy, quay lại làng cũng được mấy tháng rồi. Mà chẳng chịu đi thăm em trước. Tệ quá đấy!
- Ờ thì…dạo này tôi hơi bận, nên…
- Nên anh ở lì trong nhà, chẳng chịu giao tiếp với ai. Tối tối lại ra đây nằm trên cỏ. Đúng chứ? - Phương cắt lời tôi
- À, thì…cũng không sai
- Anh biết mấy người trong xóm họ nhìn mấy thứ anh đang làm. Và nói anh đi làm lính lâu quá, nên giờ không được bình thường không?
- Hả? Họ nói như vậy cơ à?
- Bởi vậy...nên hôm nay em mới phải tới đây xác nhận này
Em ôm tôi thêm ít lâu nữa, rồi cũng buông tôi ra. Tôi xoay người, quyết định không chạy nữa và nhìn vào em...Phương có vẻ chín chắn hơn ngày xưa nhiều, em trắng và tóc dài hơn xưa, đánh thêm son môi, đôi mắt em cũng sâu xa chứ chẳng còn đôi mắt ngây ngô của cô bạn nhỏ năm nào. Cơ thể em cũng to lớn hơn ở một số thứ, so với hơn ba năm trước. Em giờ thật xinh đẹp, một vẻ đẹp của người phụ nữ. Tôi ôm lấy em, ngực em đè lên ngực tôi. Tôi vùi mặt mình vào mái tóc em, hít lấy mùi hương và hơi ấm đã lâu chưa được cảm nhận (có gì đó trong tôi đang lớn lên…Chắc là tình yêu với em chẳng? : D)
- Lần đó ấy. Cái lần anh đi lính mà chẳng cho em gặp mặt lần cuối trước khi đi. Mãi tới khi ra bến thì anh gửi lại cho em lá thư tay viết gọn lỏn vài dòng tạm biệt. Anh nghĩ gì mà dám làm vậy với em? Khi đó là người yêu của anh - Phương mở lời và ôm tôi chặt hơn một tí
- Lúc ấy, thú thực tôi không muốn gặp em…Tôi rất sợ…khi nghĩ về ánh mắt với khuôn mặt buồn bã của em...khi nhận lại tôi trong một cái hũ hoặc cái hộp gỗ nào đó
Tôi lấy bàn tay mình ôm chặt đầu em và đặt lên một nụ hôn ở đỉnh đầu em. Phương cũng lấy tay em, chạm nhẹ vào ngực tôi,…thật nhẹ nhàng đặt tai em lên tim tôi
- Thế sao còn gửi cho em lá thư đó làm chi? - Phương tiếp tục hỏi và cảm nhận nhịp đập căng thẳng nơi tim tôi
- Tôi muốn mở ra cho em một lối thoát
- Lối thoát sao? - Phương nói thật khẽ, tưởng chừng như là gió đang nói với tôi
- Phải. Tôi không đành lòng nhìn em khóc vì tôi trước cửa nhà. Nhưng lại càng không dám mở cửa đón em vào lòng mình…Sợ rằng sẽ làm em khóc nhiều hơn và đau hơn nữa…
- Tại sao vậy? - tiếp tục là một lời rất khẽ từ em
- Tôi làm vậy cũng vì nghĩ cho em…Tôi không muốn bên em lâu hơn, sợ sẽ làm nó thêm sâu đậm. Thiếu tôi, sợ em không thể bước tiếp trên đời nữa. Tôi sợ lắm…
- Chúng ta có thể hẹn với nhau mà. Dù ở đây hay dưới đó, em vẫn sẽ yêu anh mà. Vậy thì tại sao?
Phương vòng tay ra sau, nhẹ nhàng di ngón tay mình khắp lưng tôi. Tay em hơi ngưng lại khi chạm vào những vết sẹo. Nhưng rồi em cũng nhẹ nhàng xoa xoa xung quanh và cảm nhận những vết “chiến tranh” đã hóa sẹo trên lưng tôi (có cảm giác là em muốn chọt tay mình vào nhưng vết thương cũ đó). Tôi nhớ lại lí do tại sao khi đó không hứa với em. Đột ngột lại nhớ đến buổi tối hôm tôi đèo Giang trên con xe đạp phượng hoàng. “Phải rồi…là do nó”, tôi nhớ ra rồi. Tôi ôm Phương chặt hơn nữa, và cố nói điều tôi nghĩ khi đó ra với em:
- Tôi lại càng không dám hứa hẹn bên em. Chẳng ai biết điều gì sẽ xảy ra nếu tôi ra chiến trận cả! ...Nhiều khi lời hứa trở về của tôi,…trả về với em thì chỉ còn là cái xác không hồn có viên đạn găm vào não hoặc chỉ còn lại mấy mảnh thịt cháy xém do pháo rơi, mìn nổ. Tệ nhất là một hũ tro…Tôi cũng đã đối mặt với cái chết không ít lần trên chiến trường, những vết sẹo vì súng, dao hay mảnh bom nổ vẫn lưu lại trên người tôi. Em thấy chứ? Nên tôi rất sợ mình sẽ chết và thất hứa!
- Nhưng nếu anh vẫn đứng đây và ôm em…thật chặt khiến em nghẹt thở…như bây giờ. Vậy thì tại sao? - Phương tiếp tục với câu hỏi của mình
- …Còn nữa…Một thứ tôi còn sợ hơn cả cái chết nữa…Khi về chẳng may em đã theo ai khác, thì hóa ra hứa hẹn là vô nghĩa…Và nếu điều đó xảy ra, tôi nghĩ mình nên chết trên chiến trường thì hơn…Và tôi nghĩ...tốt hơn hết là không hứa cái gì với em. Cho em làm thứ em muốn, cho em quen người khác và không để cho em đợi tôi. Nên tôi muốn chấm dứt với em. Thà đau sớm mà nhẹ, còn hơn đau muộn mà nặng. Phải không?
Phương sau một thoáng nằm tròng cái ôm của tôi. Thì cũng đẩy tôi ra, tôi không bất ngờ lắm. Có vẻ là tôi ôm em hơi chặt rồi. Nhưng rồi em lại nắm chặt lấy hai tay tôi, rồi lại buông ra. Và em xoay người về phía
dòng sông, ngồi xuống. Tôi cũng bắt chước em, ngồi ngay sau lưng. Nhưng khi tôi muốn vòng tay qua ngực và ôm em từ phía sau, em lại không cho. Mà lấy hai tay em, đặt hai bàn tay tôi xuống đùi em.
- Anh còn giữ nguyên quyết định đó không? - Phương bất ngờ hỏi tôi
- Quyết định gì?
Tôi hỏi từ phía sau. Có lẽ là hơi thở tôi hơi gấp gáp, phả vào gáy em, nên có chút khiến em hơi run rẩy. Cũng có thể là vì tôi và em vừa tắm mưa, cả hai đứa ướt sũng nước…lạnh cóng. Trời về đêm nên còn lạnh thêm. Nhưng tôi không nghĩ em run rẩy vì hai thứ trên. Vì…em đang khóc.
- “Tôi muốn chấm dứt với em”, anh còn giữ quyết định đó không?
Phương...hai mắ. Vì từ phía sau, tôi không thể biết được em đang lau nước mắt, che mặt, hay dụi mắt. Tôi chẳng thể biết em đang làm gì, ngoài việc tôi biết em đang khóc cả. Tôi muốn làm gì đó, nhưng hành động phản kháng trước đó của em làm tôi thấy hơi “không biết làm
gì”. Khi đang băn khoăn nghĩ, thì em lại lần nữa lên tiếng:
- Sao vậy, Kiên trả lời em đi chứ. Anh còn muốn vậy nữa không? - giọng em hình như có tí nghẹn ngào
- Chắc…Mà không…Anh nghĩ là mình không còn muốn vậy nữa
- Chắc chứ? - Phương hỏi trong tiếng nấc
- Anh…không biết nữa. Có thể là năm ấy anh đã nghĩ sai về em, nhưng anh nghĩ mình đã làm đúng…
- Chẳng đúng đâu…
Tôi không đáp mà ôm Phương. Đến mức em đang hơi khó thở, mà phải nói:
- Được rồi, bỏ em ra được rồi. Chặt quá đấy!
Hai đứa tôi tách nhau ra, nhưng rồi em quay người. Và chúng tôi lại ôm lấy nhau…thật lâu. Cho đến khi một tiếng hắt xì từ Phương, vang rõ to trong màn đêm. Chúng tôi mới buông nhau ra thực sự, nhưng vẫn nắm tay nhau đi trên con đường làng, như ngày bé vậy (những cái nắm tay chắc chắn từ hai người yêu nhau). Tối đó, tôi dẫn em về nhà tôi (mẹ tôi đã ngủ từ lâu và ngủ say như chết). Em và tôi ra chỗ cái giếng và đã tắm chung với nhau bên cái thành giếng trước nhà tôi (tất nhiên chúng tôi mặc nguyên đồ trên người :v). Rồi chúng tôi vào nhà, lau khô người và thay đồ cho nhau. Vì không có đồ nào của mẹ tôi vừa với em, nên tôi cũng đành lấy đồ của tôi cho em mặc. Xong xuôi mọi thứ, tôi và em nắm trên giường.
Tôi đã kể với em mọi thứ xảy ra với tôi trong ba năm qua, từ việc ở khu huấn luyện, những nỗi nhớ và hối hận của tôi. Và cả người con gái làm tôi xao xuyến, tên “Giang”, tôi kể đặc biệt chi tiết về cuộc gặp ngắn ngủi của tôi và Giang (cũng chẳng biết Phương có ghen hay không). Rồi kể về chiến trận, những lần vào sinh ra tử đầy ác liệt.
Một trận đánh tôi xém nữa đã nằm lại mãi mãi ở đó cùng với đồng đội. Xác người ngã xuống không kể xiết. Tôi đã được chứng kiến sự khủng khiếp của chiến tranh là như thế nào, đồng đội và người dân không kịp chạy vào hầm tránh bom khi cánh cửa được đóng lại. Ngay lập tức khi nắp hầm mở ra, tôi thấy xung quanh mình là nhưng vũng máu thịt nhầy nhụa. Thật hãi hùng, khi tôi phải chứng kiến điều đó suốt 40 ngày sư đoàn bị kẹt lại. Mỗi lần càn của bọn Ngụy là một là cơn mưa mang màu đỏ chót của máu, kèm với đó là gió có vị tanh tanh của nhưng cái xác chưa kịp được xử lý.
Tôi đã thấy sự bất lực của người chỉ huy, lẫn những người lính, cái chết với họ và cả tôi nữa có lẽ là sự giải thoát. Tôi trong một lần bất cẩn vì sợ hãi đến rụng rời tay chân trước cái xác của người chỉ huy bị
bom nổ văng tơi chân mình, (anh ta mất nửa cơ thể, nhưng mắt vẫn mở trừng trừng nhìn tôi), anh ấy chưa hẳn muốn chết, vì tay anh ấy vẫn đang vươn về phía tôi, nhưng rồi xung rơi xuống bất lực. Khi tôi cẫn còn đang hãi hùng, thì bị một tên lính bắn tỉa găm cho một viên đạn vào ngực, máu chảy ra lênh láng. Đồng đội và quân y cố cầm máu cho tôi nhưng nó vẫn đang chảy (rất nhiều).
Tôi khi đó đã cảm nhận cái chết đáng sợ thế nào, “chết là hết. Nhưng còn bao nhiêu điều mình chưa làm. Giang và Phương nữa, mình muốn gặp họ”, tôi nghĩ khi sắp nhắm mắt lìa đời. May mắn tôi chưa chết, lệch một tí thì xuyên qua phổi. Sau lần đó tôi được cho về hậu phương và làm những việc hậu cần. Chiến tranh kết thúc vào mấy năm sau đó. Và tôi đã đi tìm Giang. Tôi đã tự sự tất cả cho Phương nghe.
- Cái người tên Giang đó…rất xinh đẹp phải không?
- Phải, rất đẹp
- Nếu được gặp lại cô ấy. Thì anh vẫn sẽ quay về với em, đúng không?
- Anh không biết nữa. Có thể có, cũng có thể không...
- Em mong là có...
Tôi lại ôm lấy em, và đặt lên trán em những nụ hôn, tôi cũng hôn lên mái tóc nữa. Phần tóc của em, những ngày đầu yêu nhau…là thứ duy nhất em cho tôi hôn và chạm mà không cần “xin phép” em. Tôi cũng muốn em kể những gì xảy ra với em, trong mấy năm tôi vắng nhà. Nhưng em không muốn nói.
Tối hôm ấy chúng tôi chỉ ôm nhau ngủ thôi, chẳng có gì cao hơn. Mấy tháng sau thì chúng tôi cưới, đồng thời em cũng bị chuyển công tác tới Biên Hòa. Thế là đôi vợ chồng mới cưới cùng mẹ chồng, đã phải tạm biệt bà con trong xóm mà xuôi về miền Nam ở tới giờ. Lâu lâu mới lại lên thăm lại anh em, họ hàng ngoài Trung.
Tôi với Phương, vì mọi chuyện cưới xin, điều chuyển công tác của em, và từ biệt mọi người diễn ra gấp gáp. Nên mãi vẫn chưa chính thức thành vợ chồng thực sự. Mãi tới tận tối đó, khi tôi đang hôn lên trán em (như mọi lần), thì em lại đẩy tôi ra. Tôi có chút bực bội vì từ sáng sớm hôm nay bị em kháng cự hơi nhiều. Nhưng em lại bất ngờ khó chịu nhìn tôi, rồi xoay người tắt đèn…
Trở về với biện tại:
- Này, anh sao vậy? Sao tự nhiên đứng ngơ ra nhìn em như bị hết dây cót vậy?
Phương hỏi sau một lúc lâu tôi nhìn em. Mặt tôi thì bơ phờ, nhìn khá ngố vì nhớ đến vài chuyện. Mỗi lần hồi tưởng là tôi như người mất hồn vậy. Phương vốn không lạ gì với mấy lần đang nói chuyện bỗng tôi đừng hình nhìn em, nên chỉ nhẹ nhàng đánh thức tôi. Mà chẳng lấy chút suy nghĩ gì.
Bị đánh thức khỏi mộng hồi tưởng, tôi liền gấp gáp trả lời Phương:
- À, không gì. Tại anh nhớ tới vài thứ xa xôi, ngày xưa của chúng ta thôi
- Có nhớ tới chuyện gì “xấu xa” của "chúng ta" không? - Phương trêu chọc tôi
- Tất nhiên là không rồi. Có thiếu đâu mà, sao phải nghĩ tới!
- Anh với em chơi từ nhỏ. Nay là vợ chồng, thứ gì trên người anh em cũng đã nhìn qua. Tính cách, hành động cũng rõ rồi. Không qua nổi mắt em đâu, Kiên à...
- …
4
Tối ngày hôm đó, tôi cũng chuẩn bị đồ đạc, mua lấy tấm vé xe lửa sớm,
mang theo vài món quà nhỏ để tặng anh em. Vợ tôi còn đưa tôi cái giỏ dặn tôi mang đồ cho đứa con gái lớn. Sáng hôm sau, vợ cùng thằng con trai ra bến tiễn tôi đi ra ngoài bắc. Chuyến xe khá vui, tôi cũng đã gặp không ít đồng đội cũ trên chuyến xe này. Mọi người vui cười, trò chuyện với nhau về những thứ lặt vặt như cuộc sống, gia đình, chính trị,…Ai cũng có một câu chuyện để kể. Chuyến xe tất nhiên chạy ngang quê tôi, nhưng tôi định khi về mới thăm quê. Với còn đang ham vui với mấy ông bạn già nữa, ai ai cũng lấm tấm bạc đầu rồi. Nhưng vẫn nói chuyện như những đứa trai làng mới lớn vậy. Chuyến tàu cuối cùng cũng tới bên.
Tôi và vài đồng đội cũ bước xuống, đi dọc theo bảng chỉ dẫn. Cuộc họp mặt diễn ra vào khoảng buổi trưa, lúc chín giờ sáng. Nên mọi người đang khá gấp, dù gì tới bên cũng đã gần tám giờ rồi. Nhưng may mắn lần mò mải cũng tới chỗ hẹn đúng giờ.
Bước vào phòng, thứ tôi thấy vẫn là chiếc bàn và những cái ghế đó, vẫn y như lần họp mặt đầu tiên. Chỉ có điều vẫn là chiếc bàn đó, nhưng những người ngồi lại thêm phần vắng hơn trước. Tôi và mấy đồng chí xe lửa ngồi xuống bàn, bỏ balo qua một bên. Và tôi chăm chú nhìn xung quanh tìm người quen. Chẳng để tôi đợi lâu, Thành cũng xuất hiện. Tôi và anh cũng đã có một cuộc nói chuyện của những người bạn cũ lâu mới gặp lại:
- Anh Thành! Chào anh. Lâu chưa gặp anh nhìn khác quá
- Ừ, chào cậu. Cậu dạo này thế nào? Vợ con gì chưa? Hay vẫn mong cô thanh niên đó?
- Haha, anh hỏi thừa rồi. Em tìm cô ấy lâu quá rồi. Mà tin tức bằng không. Nên cũng cưới vợ, sinh được hai mặt con rồi
- Vậy sao? Tiếc nhỉ?
Tôi lắc đầu, không đồng ý với Thành.
- Cũng chẳng tiếc. Vợ em xuất hiện trong lòng em sớm hơn cô ấy nhiều. Cô ấy yêu em và em cũng yêu thương cô ấy lắm, anh ạ. Còn với cô thanh niên kia…chắc chỉ là nhất thời, lướt qua. Đúng là có yêu cô thanh niên đó, nhưng em yêu vợ hơn
Thành lảng sang chuyện khác.
- Để tôi uống với cậu một chầu đã đời
- Tất nhiên rồi, khui bia thôi
Mọi người vui vẻ trò chuyện với nhau về những thứ đã qua. Như là việc ngày xưa chúng ta đã được huấn luyện như thế nào, từng từ lạ mà quen ra làm sao. Nói một hồi, thế nào cũng có tiết mục mọi người thi
nhau bày tỏ sự tiếc thương cho những người bạn, người đồng đội, người lính đã ngã xuống dù là vì bom đạn sát hại hay bệnh tật dày vò.
Luyên thuyên với nhau một lúc lâu. Khi đã tầm năm giờ chiều, mọi người lần lượt chúc nhau mạnh khỏe, ăn no ngủ kĩ và hứa hẹn sẽ nhau tiếp tục gặp mặt ở đây sau hơn năm năm nữa (dù không ai nói nhưng mọi người đều ngầm hiểu với nhau rằng: sẽ có vài người dù
không muốn nhưng phải thất hứa).
Chập choạng tối, khoảng sáu giờ tôi lang thang ngoài phố. Đi dạo với tìm hiểu mấy thứ xung quanh về trọ chép lại cho Phương đọc (em thích đọc mấy thứ ghi chép về những điều xa lạ với em). Tôi lướt nhanh trên con phố. Đang mải nhìn đường, đảo mắt mắt nhìn Hà Nội về đêm.
“Không đẹp bằng Sài Gòn”, tôi thốt lên sau khi đi hết một vòng đường bao quanh thủ đô...Khi đi ngang qua một chỗ Hồ Gươm, thì đột nhiên có cậu thanh niên chạy qua tôi, rồi bất ngờ ngã. Tôi đỡ cậu ta dậy, nhưng sức của người ở tuổi trung niên nên hơi khó khăn.
- Cháu có sao không? - tôi hỏi han
- Ui da…- cậu thanh niên hơi kêu lên
- Đau lắm không cháu? - tôi hỏi khi thấy cậu ta có vẻ đau
Cậu thanh niên lấy lại thăng bằng, chống chân đứng lên. Tôi buông
cái tay đang nắm chặt vai cậu ta ra. Mặt mày cậu ấy hơi nhăn lại, nhưng vẫn cười cười, nói:
- Dạ, cháu không sao…cảm ơn bác nhiều ạ
- Kìa Hùng, con có bị làm sao không? - một người phụ nữ hốt hoảng
chạy tới và nói
- Dạ, mẹ…con chỉ hơi trầy thôi - cậu trai đáp lại người phụ nữ
- À, tôi phải cảm ơn anh nữa. Anh có làm sao không? - người phụ nữ quay sang tôi
- Tôi…tôi...không sao. Nhưng trông cô có vẻ quen quen. Có cảm giác tôi
gặp cô ở đâu rồi
- Dạ, chúng mình từng gặp nhau sao? Tôi không nhớ lắm…
Hai chúng tôi im lặng nhìn nhau, mặc kệ cậu trai kia. Tôi tìm trong
kí ức, một người nào đó có khuôn mặt giống người này. Nhưng việc truy tìm kí ức này hơi khó khăn, mất khá lâu (vì tôi đã say khướt). Cuối cùng dù không nhớ được cái mặt này gặp từng gặp ở đâu. Nhưng nhớ tới cuộc nói chuyện với Thành, cả cái tên và khuôn mặt của người con gái năm ấy dần được mở ra.
- Giang? – tôi thốt lên chẳng suy nghĩ. Cũng tỉnh cả rượu
- Anh còn biết tên tôi à?...À mà…hình như…anh là…Cái người gặp tôi
bên chỗ cái giếng, bắt chuyện với tôi…đèo tôi trên chiếc xe đạp cách đây hơn hai mươi năm…Bao nhiêu nhỉ…1972…Khu huấn luyện Bãi Nai…bố tôi làm việc…Là anh…Phải chứ? - Giang nói một cách ngắt đoạn và không liền mạch (có vẻ em đang vừa nhớ và vừa nói)
- Vậy là…chúng ta đúng là đã từng gặp nhau
- Anh bộ đội? - Giang ngập ngừng, tròn mắt nhìn tôi
- Giang…
Tôi gần như mất hơi vì nghẹt thở. Tôi thấy thứ gì đó đang chặn vào
họng mình, khiến tôi chẳng thể nói thành lời. Đó là cảm giác “nghẹn ngào” nhỉ? Tôi chỉ biết nhìn em, bất động. Chẳng thể thôi nhìn, giống như bị hóa đá vậy. Khi tưởng như tôi đã bất động, thì có người can thiệp:
- Mọi người…có chuyện gì vậy? - một người đàn ông tiến đến hỏi
Giang lúc này được rã đông, mới có thể nói tiếp:
- À! Giới thiệu với anh…Đây là…chồng và...con trai của tôi,…Hùng -
Giang có chút ngần ngừ khi nói từ chồng và con trai
- À, ra là bạn cũ hả? Chào anh tôi tên Lộc, còn anh? - người đàn ông tươi cười đưa tay ra
- À tôi cũng chào anh. Tôi tên Kiên,…hân hạnh gặp mặt… - và cũng nắm lấy tay người đàn ông kia
Thoáng một lúc im lặng đối với mọi người, tôi tiếp tục:
- Tôi chợt nhớ mình có chuyện gấp, nên…chào cả nhà nhé
Tôi xoay người rời đi. Phía sau gia đình Giang vẫn nói với theo tôi:
- Vâng…tạm biệt anh, …Kiên - Giang hơi ngập ngừng
Tôi xoay người lại.
- Ừ, chúc anh mạnh khỏe - người đàn ông vẫn cười tươi
- Cháu cũng chúc bác sức khỏe ạ - cậu thanh niên vẫy tay chào tôi
Tôi cũng vẫy tay chào họ, rồi cũng rời đi. Về nhà khách sạn, tôi say quá (quên luôn việc thăm Khuê). Đành nhờ lễ tân bấm thang giúp tôi. Tôi say khướt, nằm trên cái giường, nghĩ vu vơ. “Lúc gặp Giang thì tỉnh như sao, thế mà mới về là lại choáng không kìm được. Tạ ơn trời, may mắn…không là nôn ra người Giang mất rồi…”. Tôi nghĩ và ngủ thiếp đi, thật sâu. Mãi sáng hôm sau, khách sạn gọi điện báo trả phòng. Thì tôi mới lờ mờ tỉnh, sửa soạn, tắm rửa, thay đồ, thu dọn, xuống sảnh, trả phòng.
Ra ngoài, trên điện thoại hiện lên lời nhắc của vợ từ tối qua (có vẻ là Khuê thắc mắc vì tôi chưa thăm nó). Tôi mới nhớ mình còn chưa thăm con Khuê, con gái cả của tôi. Vội đánh máy với nó, nói rằng tôi chuẩn bị thăm. Có lẽ là nó đang ở cùng ai đó, vì tôi nghe có tiếng nói nho nhỏ của người nào đó. “Chẳng đáng quan tâm. Nó lớn rồi mà”, tôi nghĩ vậy và tiếp tục cuộc nói chuyện. Cúp máy, tôi mò đường qua trọ của nó, khá xa chỗ khách sạn tôi thuê.
... Gặp mặt để rời xa, thân quen để thành lạ Người thân thuộc nhất sau cùng chỉ là người ta Giống như điểm chung của trời xanh và biển cả Đôi khi hòa một màu nhưng thực tế thì xa xôi Giống như nhành hoa chưa nở đã tàn vội Giống như thời gian phó mặc cho đêm trôi Giống như bài ca anh vẫn thường hát Em đã kịp muốn nghe cho đến khi phai nhạt Giống như tất thảy điều bình thường khác ....
Đi một lúc cũng tới. Tôi nhấc máy gọi Khuê:
- Ờ…Khuê ơi, bố đến trước ngõ trọ con rồi. Ra đón bố với, bố sợ lạc… - bệnh người già
- Dạ, bố đợi con chút nhé. Có bất ngờ cho bố đấy!
- Ừ. Đừng làm bố nhảy tim ra ngoài đấy nhé!
- Dạ! - Khuê vui vẻ đép lời tôi
Tôi nhớ lại mấy lần làm tôi bất ngờ của nó. Nào là gãy tay, chảy máu chân, đánh nhau với bạn, mời họp phụ huynh, bị cô mắng vốn…sốc nhất là lần nó khoe tôi kì kinh đầu tiên của nó. “Mong là thứ gì đó không quá sốc…ví dụ như mấy hình xăm, vết sẹo hoặc món quà kì quặc gì đó cho tôi. Chứ nó mà khoe ra cái bụng bầu thì…”, khi tôi đang mải nghĩ. Thì xa xa cũng thấy dáng Khuê hớn hở chạy lại, tay còn dắt theo một cậu trai. “Ồ, chỉ là bạn trai thôi. Làm mình hết hồn”, tôi
nghĩ thầm và cười.
- Bất ngờ của bố đây! Bạn trai con đấy, bố thấy thế nào?
- Ồ, cháu trông cũng được lắm đấy…Mà khoan…Hùng? - tôi không tin
vào mắt mình
- Ơ…ơ…Bác Kiên…bạn mẹ cháu đây mà…

Sáng tác
/sang-tac
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này