Chân lý là gốc rễ của sự thật, lẽ phải. Là những gì đã và đang âm thầm hoặc trôi nổi diễn ra tự cổ chí kim cho đến nay, những điều mà thuận với quy luật tự nhiên, ý trời. Người biết đến chân lý và khao khát được mưu cầu chân lý chính là người đang dần hoàn thiện, trưởng thành về mặt nhận thức luận.
Tùy vào mỗi giai đoạn, hoàn cảnh. Nhân loại sẽ có những chân lý khác nhau để người ta theo đuổi và phấn đấu. Sẽ không có chân lý nào tốt hơn chân lý nào, không có chân lý trước tốt hơn chân lý sau. Mà là chân lý nào bây giờ sẽ phù hợp hơn cho một thời đại mới đang diễn ra.
Người có được chân lý cho riêng mình sẽ bắt đầu hành trình đi tìm và bảo vệ công lý, nhưng đôi khi sẽ nhầm lẫn. Vì công lý và chân lý không cần được bảo vệ. Tuy nhiên, người thi hành công lý và làm hiển lộ chân lý thì mới cần được bảo vệ khỏi những ma vương địch thù.
Việc ta cố gắng bảo vệ một chân lý nào đó, tựa như việc ta đang sợ một ai khác quyền năng hơn và vượt qua cả Thiên Chúa. Chân lý, lịch sử hay sự thật, dù có bị che đậy, thêu dệt, biến táu như thế nào đi chăng nữa. Thì đã có thời gian và luật trời in dấu chuyện đó đến muôn đời. Điều ta lo sợ là ý tốt, nhưng chuyện chân lý biến mất sẽ không bao giờ xảy ra. Chân lý có thể bị chôn vùi, thay thế, nhưng sẽ luôn xuất hiện khi có người kiếm tìm.
Đi mấy dặm trường, mới nhặt được một câu pháp thuận chân lý mà mình đang tìm kiếm, nhưng mọi thứ vô thường. Hôm nay hợp, mai lại tan. Mấy ai biết được, mà cũng chẳng cần chuyện gì cũng biết, chỉ cần sống thuận với chân lý mà mình đang cảm thấy phù hợp là được, an nhiên.
''Tùy duyên thuận pháp, vô ngã vị tha''.
Mai Văn Liêm
---
Sài gòn trong những ngày cuối năm.
Biên tại vùng ngoại Ô của Thành Phố.