Thể loại: Nghị Luận Xã Hội.
---
Thường nếu nghe nói đến ''những lời nói dối'' chắc hẳn đa số chúng ta đều cảm thấy tiêu cực với điều đó và tỏ vẻ không hài lòng. Thế nhưng xu hướng tâm lý khiến chúng ta lâu lâu vẫn sẽ có một vài lúc nói dối người khác dù ta có là một người đạo đức chính trực. Vậy nguyên nhân do đâu ? Liệu nó có đơn giản ở mức giúp ta thoát khỏi những tình huống khó xử, hay sâu bên trong vẫn còn những yếu tố tác động đến ý thức và tâm lý khác ? Có lẽ lời nói dối không hẳn lúc nào cũng xấu như mọi người thường nghĩ.
Tùy vào ý nghĩa & mục đích sử dụng.
Nếu ta sử dụng cho mục đích xấu như vụ lợi, xuyên tạc, vu khống người khác.. Thì rõ ràng điều này đi ngược lại với luân lý, đạo đức của một con người, nó sai hoàn toàn. Chúng rất dễ thấy vì những lời nói dối như vậy đã để lại hậu quả thực tế không nhỏ trong bối cảnh xã hội, nên chúng dần ảnh hưởng đến ý thức hệ của mỗi người khi nhắc đến vấn đề nói dối.
Nếu ta sử dụng lời nói dối cho các mục đích tốt và chữa lành như để an ủi bệnh nhân, nạn nhân cho họ có thêm nghị lực sống; Dùng để bảo vệ người thân, đồng đội trong bối cảnh chiến tranh; Hay đơn giản hơn là để cho tình huống diễn ra thực tại không tiếp tục phát sinh theo chiều hướng xấu hơn nữa.. Thì những giá trị của một lời nói dối vẫn có ích và không vi phạm đạo đức.
Nếu xét lại bản thân rằng ta đã nói dối mà không theo một ý nào ở trên thì có nghĩa tâm lý và lòng tin về bản thân vẫn chưa được vững chắc. Nó không tốt mà cũng không xấu, nhưng ta nên dành thêm thời gian cho việc trau dồi lại mình, để có thể tự tin sống thật với bản ngã mà không sợ định kiến xã hội soi chiếu. Như thế đời sống tinh thần cũng như vật chất mới thực sự phát triển khỏe mạnh.
---