Nếu các bạn có theo dõi giới truyền thông Nhật Bản, đặc biệt là báo chí độ khoảng 5 năm đổ về đây, có thể các bạn sẽ thấy cụm "藤井聡太" xuất hiện rất nhiều, và tự hỏi rằng đó là ai. Trong bài viết này, mình sẽ nói về thiên tài của thế kỉ thứ 21 của giới Shogi Nhật Bản, mặc dù tuổi đời rất trẻ nhưng có thể nói, là chặt chặt chặt chặt chặt.
Như thường lệ, tôi lại có vài điều rào trước:
- Dành cho bạn không biết Shogi chơi như thế nào:
- Mặc dù là người có chuyên môn (và không ai than phiền thắc mắc móc máy, cảm ơn các bạn vì sự văn minh), nhưng mình có ngôn ngữ báo chí khá tệ, nên nếu bạn có khó chịu, xin hãy góp ý, bình luận cho mình để mình có thể cải thiện trong tương lai.
- Chuyện này tôi không chắc tôi rào có tác dụng hay là có cần thiết không, nhưng xin thành thật, mấy bài viết về anh chàng Fujii Sota bằng tiếng Việt đều có chất lượng dưới mức chấp nhận được, nên là em xin các anh chị lều báo, nếu có copy, xin hãy ghi cái nguồn của em vào, đặc biệt là các anh chị từ Bôn Mười Kếnh (các bạn tự đảo vần nhé, mình nhắc ra hết vui) với ạ. Em sẽ rất biết ơn, còn nếu không thì em sẽ chửi đổng lên trên blog của mình.
- Bài này khá ít chữ, chủ yếu là hình và kì phổ thôi.
Thôi được rồi, lắm mồm thế là quá đủ rồi, giờ thì vào việc.

I. Fujii Sota là ai?

- Tên chữ: 藤井聡太, phiên âm tiếng Nhật là Fujii Sota
- Ngày sinh tháng đẻ: 19/7/2002.
- Nơi chôn rau cắt rốn: Seto, Aichi, Nhật Bản.
Một ảnh chụp của Fujii Sota, hình như là ngày 14/11, ngay sau khi anh đánh bại Toyoshima Masayuki để dành danh hiệu Long Vương với tỉ số 4-0.
Một ảnh chụp của Fujii Sota, hình như là ngày 14/11, ngay sau khi anh đánh bại Toyoshima Masayuki để dành danh hiệu Long Vương với tỉ số 4-0.
Nếu không nói về Shogi khi nhắc tới Sota, sẽ có khá ít điều để nói, nhưng có một vài sự thật như thế này:
- Sota không sử dụng bất kì mạng xã hội nào. Thật ra thì cũng không chắc chắn lắm tại vì Nhật ưa chuộng LINE hơn chúng ta, nhưng có thể nói là Fujii Sota sống khá ẩn dật trên mạng xã hội, chỉ hiện hồn lên khi được các nhà báo, truyền thông nhắc tin thôi.
- Sota đã bỏ học bậc Trung học phổ thông tại Nhật để theo đuổi Shogi. Khá dễ hiểu, do Fujii đã lên chuyên nghiệp từ năm 14 tuổi, việc học và việc Shogi là hai việc khó giống y hệt nhau, quyết định đó khá dễ hiểu.

II. Thiên tài Shogi của thế kỉ 21 - Fujii Tứ quán

1. Nếu Fujii đi xin việc, CV của anh ta sẽ trông như thế này:

Chân dung trong hồ sơ của Fujii Sota.
Chân dung trong hồ sơ của Fujii Sota.
- Số hiệu kì thủ: 307
- Sư phụ: Masataka Sugimoto Bát đẳng
- Cấp bậc: Cửu đẳng, mức cao nhất của giới Shogi chuyên nghiệp.
- Thành tích:
+ Các danh hiệu: Kỳ Thánh (2020-21), Vương Vị (2020-21), Duệ Vương (2021), Long Vương (2021)
+ Kỷ lục:
+) Kì thủ có số trận thắng liên tục dài nhất - 29 trận.
+) Kì thủ đạt cảnh giới chuyên nghiệp trẻ nhất - 14 tuổi ( 1/10/2016 )
+) Kì thủ đạt Tứ quán (4 danh hiệu cùng một lúc) trẻ nhất - 20 tuổi ( 13/11/2021, ngay sau khi vả Toyoshima Masayuki 4-0 trong khuôn khổ trận tranh danh hiệu Long Vương kì 34 )
+ Vinh danh:
+) Giải thưởng Masuda năm 2018
+) Giải thưởng Masuda đặc biệt năm 2020
+) Kì thủ xuất sắc nhất năm 2020. Và tôi chắc chắn rằng năm nay anh cũng sẽ là kì thủ xuất sắc nhất thôi.
và vô số danh hiệu, vinh danh khác...

2. Fujii Sota đã go pro thế nào?

Fujii Sota bắt đầu chơi Shogi từ năm lên 5, dưới sự hướng dẫn của ông bà mình. Cũng chưa tới một năm, từ người hướng dẫn, dần dần người ông của Sota không còn là đối thủ của đứa trẻ con 5 tuổi đó nữa. Nhìn thấy rằng cháu mình có thể trở thành một kì thủ chuyên nghiệp (việc trở thành một kì thủ chuyên nghiệp ở Nhật Bản nghiêm túc và khổ cực vô cùng), ông đã cho cháu mình đi học một lớp cờ Shogi vào mùa đông ở Seto. Đó là một quyết định hoàn toàn chính xác, vì dù mới 5 tuổi, Sota lúc đó hoàn toàn chưa biết đọc biết viết, nhưng đã hiểu và thuộc lòng cuốn 『駒落ち定跡』của Liên hiệp Shogi Nhật Bản, nó dày tới 500 trang. Anh cũng học nhiều hơn các bạn cùng trang lứa, khi lớp chỉ dạy ba buổi một tuần, với anh là bốn.
Fujii Sota lúc còn bé.
Fujii Sota lúc còn bé.
Biết rõ rằng bản thân mình mang tố chất, trong giai đoạn tiểu học, Fujii đã tham gia rất nhiều hội hè về Shogi, và luôn luôn làm các kì thủ chuyên nghiệp ở đó bất ngờ về trình độ. Có vẻ như họ cũng đã nhìn thấy thiên bẩm của cậu bé, nên đã mời cậu vào Hội Chuyên Tu (hội để đào tạo các kì thủ tiềm năng để lên chuyên nghiệp) vào năm lớp bốn. Vào năm lớp 6, anh lên Nhất đẳng, 18/10/2015 thì lên Tam đẳng, tức là chỉ còn một bước nữa thôi, anh sẽ trở thành kì thủ chuyên nghiệp.
Và cũng chẳng mất bao nhiêu thời gian, kết thúc Tam đẳng chiến lần thứ 59 (các bạn có thể hiểu Tam đẳng chiến giống như vòng loại World Cup, có rất nhiều kì thủ Tam đẳng nhưng sẽ chỉ có từ 2-3 người được nhận trở thành chuyên nghiệp), Fujii với hiệu số 13-5, đường hoàng trở thành kì thủ chuyên nghiệp trẻ nhất lịch sử, khi chỉ 14 tuổi. Anh cũng là một trong năm kì thủ đạt chuyên nghiệp ngay khi học sơ trung, cùng với Hifumi Katou, Koji Tanigawa, Yoshiharu Habu và Akira Watanabe, 5 người họ đều là những huyền thoại của Shogi Nhật Bản, theo nhiều cách khác nhau.
Thành tích của Fujii Sota (người bôi tên màu đỏ) tại Tam đẳng chiến lần thứ 59.
Thành tích của Fujii Sota (người bôi tên màu đỏ) tại Tam đẳng chiến lần thứ 59.

3. Gặt hái thành công

Trận đấu đầu tiên khi lên chuyên nghiệp của Fujii chính là gặp Hifumi Katou trong khuôn khổ nhóm 6 của Long Vương chiến kỳ thứ 30. Giới chuyên gia hôm đó đã nhận định rất rõ ràng, với "trình độ chênh lệch", chắc chắn lão tướng 1-2-3 (Tên tiếng Nhật của Hifumi Katou là 加藤 一二三) sẽ có một chiến thắng dễ dàng. Nhưng không, sau 110 nước, Katou đã phải cúi đầu xin thua, và đó là một trận đấu tốn rất nhiều giấy mực của giới báo chí.
Ở lúc trận đấu diễn ra, khoảng cách chênh lệch tuổi tác giữa 1-2-3 và Sota là hơn 62 tuổi.
Ở lúc trận đấu diễn ra, khoảng cách chênh lệch tuổi tác giữa 1-2-3 và Sota là hơn 62 tuổi.
Anh đã đánh bại 28 kì thủ khác nhau trên hành trình debut của mình, không để thua bất kì trận nào, dù có là giải của đài NHK, vòng loại Long Vương chiến, Kì Vương chiến, Duệ Vương chiến, Lập Vị chiến v.v...Và, vào một ngày lịch sử - 26/6/2017, anh đánh bại Yasuhiro Masuda Tứ đẳng trong khuôn khổ vòng loại Long Vương chiến, thiết lập kỉ lục chuỗi thắng dài nhất - 29 trận. Hãy nhớ rằng, lúc đó Fujii mới chỉ 15 tuổi, độ tuổi quá trẻ để thiết lập một kỉ lục trong giới Shogi Nhật Bản.
Sau ngày hôm đó, Fujii đã trả lời phỏng vấn rằng: "Tôi bị đèn flash nháy đến mờ cả mắt".
Sau ngày hôm đó, Fujii đã trả lời phỏng vấn rằng: "Tôi bị đèn flash nháy đến mờ cả mắt".
Tất nhiên hành trình của anh không dừng lại tại đó. Nếu không có một danh hiệu trên tay, bạn sẽ không được giới Shogi chuyên nghiệp coi trọng, và cũng phải đến năm năm sau, vào năm 2020, Fujii mới bắt đầu quá trình thiết lập các kỉ lục mới của mình, bắt đầu bằng danh hiệu đầu tiên - Kì Thánh.

4. Tứ quán trẻ nhất lịch sử Shogi - 13/11/2021.

Sau khi đạt kỉ lục thắng 29 trận liên tục, Fujii có chìm mất một thời gian, mặc dù vẫn là tâm điểm của các tờ báo, nhưng thành tích lại không đáng là bao, khi việc thăng hạng lên Thất đẳng vẫn chưa thỏa mãn giới chuyên môn. Phải tới năm 2020, anh mới vượt qua được những bàn tán, đồn thổi, chiến thắng vòng loại của Kì Thánh chiến, trở thành khiêu chiến giả, thách thức danh hiệu Kì Thánh của Danh Nhân "hói" - Akira Watanabe.
Poster của Kì Thánh chiến lần thứ 91. Các bạn có thể tự tìm lý do tại sao mình lại gọi Độ Biện Minh (Akira Watanabe) là Danh Nhân hói =))
Poster của Kì Thánh chiến lần thứ 91. Các bạn có thể tự tìm lý do tại sao mình lại gọi Độ Biện Minh (Akira Watanabe) là Danh Nhân hói =))
Mặc dù là một chú ngựa ô đang phi nước đại, nhưng giới chuyên môn cũng đã nói rằng, Watanabe không phải trò đùa, đẳng cấp của Danh Nhân không giống với các đối thủ mà Fujii đã gặp và đánh bại. Nhưng gáy to thì có ngày làm fan MU, Watanabe đã bị đánh bại với tỉ số 3-1, Fujii trở thành tân Kì Thánh trong sự ngỡ ngàng của rất nhiều khán giả, trong đó có tôi.
Khoảnh khắc Fujii chiến thắng. Lượt view trên kênh ABEMA đã là hơn 4 triệu vào thời điểm Fujii đăng quang, chắc chỉ sau hôm Long Vương chiến của Fujii với 5 triệu.
Khoảnh khắc Fujii chiến thắng. Lượt view trên kênh ABEMA đã là hơn 4 triệu vào thời điểm Fujii đăng quang, chắc chỉ sau hôm Long Vương chiến của Fujii với 5 triệu.
(Bạn có thể xem lại kì phổ của các ván:
- Ván 1:
- Ván 2:
- Ván 3:
- Ván 4:
Thử thách tiếp theo của Fujii là danh hiệu Vương Vị, với người cầm danh hiệu này là một lão tướng khác của Shogi Nhật Bản - Kazuki Kimura. Lần này mình chẳng buồn đi tìm ảnh Fujii thắng nữa, tại vì Fujii đã đánh bại đương kim Vương Vị 2019 với tỉ số 4-0, Kimura không bật được một ván nào cả. Các bạn cũng ghi nhớ tỉ số 4-0 này nhé, tí nữa nó sẽ xuất hiện lại đấy. Chính việc dành được danh hiệu Vương Vị đã cho Fujii hai kỉ lục: Kì thủ trẻ nhất có Nhị quán (hai danh hiệu cùng một lúc: Kì Thánh - Vương Vị) và Kì thủ trẻ nhất được phong cấp lên Bát đẳng. Đúng là tài năng trẻ có khác...
Poster Vương Vị chiến kì 61 của ABEMA, hồi chụp ảnh này Kimura còn nhiều tóc, giờ ổng cũng theo trường phái hói rồi.
Poster Vương Vị chiến kì 61 của ABEMA, hồi chụp ảnh này Kimura còn nhiều tóc, giờ ổng cũng theo trường phái hói rồi.
(Bạn có thể xem lại kì phổ của các ván:
- Ván 1:
- Ván 2:
- Ván 3:
- Ván 4:
Kết thúc năm 2020, chuyển tiếp tới năm 2021, Fujii giờ sẽ phải bảo vệ danh hiệu Kì Thánh và Vương Vị trước hai kẻ thách đấu sừng sỏ là Akira Watanabe (ông hói vừa nãy) và Toyoshima Masayuki. Watanabe lúc đó đang là một Tam quán với Danh Nhân, Vương Tướng và Kì Vương, đã một lần nữa được đánh giá rằng sẽ gây trở ngại lớn cho Fujii; Toyoshima thì là đương kim Long Vương và Duệ Vương, mà giới Shogi đánh giá rằng sẽ bảo vệ và thách thức được danh hiệu trong năm nay, nhưng kết quả thì sao?
Poster tiếng Việt của Vietnam Shogi Club. Vâng ạ, Fujii Sota vả liên tục Watanabe 3 ván, không né được phát nào. Fujii cũng trở thành kì thủ trẻ nhất được phong cấp lên Cửu đẳng.
Poster tiếng Việt của Vietnam Shogi Club. Vâng ạ, Fujii Sota vả liên tục Watanabe 3 ván, không né được phát nào. Fujii cũng trở thành kì thủ trẻ nhất được phong cấp lên Cửu đẳng.
Poster tiếng Anh của Vietnam Shogi Club. Toyoshima cũng chỉ bật được Fujii đúng một ván 1, và sau đó, Fujii đã bảo vệ thành công Vương Vị với tỉ số 4-1.
Poster tiếng Anh của Vietnam Shogi Club. Toyoshima cũng chỉ bật được Fujii đúng một ván 1, và sau đó, Fujii đã bảo vệ thành công Vương Vị với tỉ số 4-1.
(Xem lại kì phổ:
- Kỳ Thánh chiến kỳ 92:
+ Ván 1:
+ Ván 2:
+ Ván 3:
- Vương Vị chiến kỳ 62:
+ Ván 1:
+ Ván 2:
+ Ván 3:
+ Ván 4:
+ Ván 5:
Và, không chỉ bảo vệ danh hiệu, trong năm nay, Fujii còn gặt hái thêm được hai danh hiệu nữa: Duệ Vương và Long Vương, tất cả chúng đều từ tay của Toyoshima Masayuki. Có thể nói là ông thần Toyo hơi đen, cứ lần nào gặp Fujii Sota là kiểu gì cũng có chuyện xảy ra =)). Với Duệ Vương, đó là một kèo Bo5 rất hấp dẫn, khi hai kì thủ đã rượt đuổi tỉ số rất căng thẳng, danh hiệu phải tới ván 5 mới được xác định chủ nhân. Trong ván cuối cùng, Fujii đã từng bước từng bước đè bẹp Masayuki để trở thành Tam quán trẻ nhất lịch sử.
Khoảnh khắc Toyoshima cúi đầu xin thua trong ván 5 tại Duệ Vương chiến kì 6.
Khoảnh khắc Toyoshima cúi đầu xin thua trong ván 5 tại Duệ Vương chiến kì 6.
(Xem lại kì phổ:
Duệ Vương đã vậy, Long Vương - một trong những danh hiệu lớn nhất của Shogi Nhật Bản còn thảm hơn nữa. Toyoshima Masayuki đã bị đánh bại với tỉ số 0-4, đặc biệt là ván 4 với một màn lật kèo rất khó hiểu, từ đó giúp Fujii trở thành Tứ quán trẻ nhất lịch sử Shogi Nhật Bản, đồng thời khiến Toyoshima chính thức trắng tay về mặt danh hiệu trong năm 2021, khi mà tại Lập Vị chiến nhóm A, khả năng rất cao người thách đấu Danh Nhân sẽ tiếp tục là Shintaro Saito chứ không phải là Toyoshima.
Bài quick report của mình trên blog. Mình đã nghĩ là sẽ có ván 5 nhưng không ngờ là Toyoshima lại làm một pha lật bánh tráng như thế...
Bài quick report của mình trên blog. Mình đã nghĩ là sẽ có ván 5 nhưng không ngờ là Toyoshima lại làm một pha lật bánh tráng như thế...
(Xem lại kì phổ:

5. Nhận xét và đánh giá

Chúng ta có thể nói gì về Fujii? Tôi thì đơn giản thôi, có thể nói rằng, Fujii Sota là thiên tài của thế kỉ thứ 21, khi mới chỉ 20 tuổi đã cầm nửa số danh hiệu của Shogi Nhật Bản, trở thành một cái tên hàng đầu, giờ kì thủ nào nghe tới cũng có phần kiêng nể. Sota là tuýp kì thủ lớn lên trong thời kì của engine Shogi, truyền thuyết đã đồn đại rằng Tứ quán đã từng đọc được một nước cờ có độ sâu tới 500 triệu nước mà AI đọc ra. Nếu như việc đó là sự thật, thì có thể nói thẳng rằng, thuyền đã khỏe lại gặp đúng gió, cứ thế mà chèo thẳng ra khơi thôi. Như tôi đã từng viết trong một bài báo cho VSC, chắc chắn rằng trong ít nhất mười năm nữa, tôi sẽ còn phải nhắc lại cái tên này nhiều.
Nhưng tất nhiên, có qua thì có lại. Một vài luồng ý kiến cho rằng Fujii chỉ đơn giản là ăn may gặp thời, gặp may mắn đúng lúc các kì thủ của thế hệ 9x đầu 2k dần dần suy yếu về phong độ, cộng với việc thế hệ kì thủ trẻ không thật sự có ai nổi bật, giỏi lắm thì có Takuya Nagase Vương Tọa (30 tuổi) và Shintaro Saito (28 tuổi) thôi. Nhưng cũng phải nói rằng, việc đánh bại từng kì thủ một, một cách tâm phục khẩu phục với lối chơi chắc chắn của AI, thì chắc chắn anh chàng này không may mắn rồi. Quyền phán xét ở các bạn, mình không ý kiến gì mấy, nhưng hãy giữ cho mình khách quan một chút nhé.
Bài viết của mình sẽ dừng lại ở đây, tại mình phải tranh thủ làm một vài việc khác. Cũng nhân tiện, theo thời gian mình viết, ngày mai (21/11/2021) sẽ diễn ra trận chung kết tranh JT cup giữa, lại là Toyoshima Masayuki và Fujii Sota. Bạn có thể theo dõi trận này, bắt đầu từ lúc 2h chiều tại kênh ABEMATV:
Tôi bắt đầu mong đợi Masayuki sẽ giữ được cúp, chứ cứ trượt dài thế này thì chết...
Tôi bắt đầu mong đợi Masayuki sẽ giữ được cúp, chứ cứ trượt dài thế này thì chết...
Còn bây giờ, xin chào, tôi là The Power Club, hẹn gặp lại các bạn!