Florence 04062022
Mấy hôm nay rảnh rỗi, mình tìm tới sách và phim. Kể ra giờ watch list của mình cũng kha khá: trong năm học thì xem game streamer với...
Mấy hôm nay rảnh rỗi, mình tìm tới sách và phim. Kể ra giờ watch list của mình cũng kha khá: trong năm học thì xem game streamer với NBA, thi thoảng thì bóng đá. Chỉ là đợt này bóng đã cũng cuối mùa, NBA cũng sắp hết, nên là phải bổ sung vào chuỗi thời gian trống bằng phim. Mấy hôm nay mình coi trên dưới chục bộ phim cổ trang TQ. Nhưng phim cổ trang không phải là cái mình muốn nhấn mạnh hôm nay, mà nó là cách làm phim, tư tưởng làm phim, hoặc nói chung ra là cách làm văn hóa.
Cách làm văn hóa
Mình là người may mắn. Mình thích sử, thích nghe chuyện, thích văn hóa. Và mình được đến những nơi giàu văn hóa cũng như biết cách làm văn hóa. Ở Hàn suốt 4 năm, điều mình thán phục nhất ở Hàn không phải là cách người ta làm giàu, mà là cách người ta làm văn hóa khi người ta giàu. Mình còn nhớ hồi năm 1 mình được chọn đại diện sv nước ngoài làm lễ trưởng thành ở Hàn. Mặc hanbok, đội gat, cũng làm lễ như các bạn khác trong hội trường của đại học dưới không khí trang nghiêm, mình cảm nhận người Hàn thật sự trân trọng nền văn hóa bản địa. Mình ấn tượng cực mỗi lần tới sân bay Incheon là có 1 bảo tàng và 1 khu trưng bày cổ vật ở trong sân bay. K-pop hay k-drama thì không phải bàn. Nó không chỉ là một thương hiệu mang tầm châu lục mà còn vươn ra thế giới. K-drama là một cầu nối mạnh mẽ đưa các món ăn, đồ uống, và cách sống Hàn ra nước ngoài.
Quay lại TQ cũng chẳng cần bàn nhiều, bởi bản thân TQ là một trong những cái nôi văn minh nhân loại, với một kho lịch sử, tiểu thuyết, truyện huyễn hoặc đồ sộ, tự cổ chí kim. Xuân thu, chiến quốc, tam quốc, nam bắc triều, tùy đường, ngũ đại thập quốc, nguyên-mông, phản thanh phục minh, ... Mỗi giai đoạn lịch sử TQ đều được ghi chép rành mạch, rõ ràng. Nhưng đáng thán phục (hoặc sợ?!) hơn là bất cứ thời kì nào TQ cũng có thể khai thác để đưa ra các tác phẩm văn hóa xuất sắc. Đấy cứ kể như mình không phải người TQ mà còn lẩm nhẩm được mấy thời kì này theo thời gian thì kể xem TQ đã thành công thế nào. Bên cạnh khai thác chính sử, văn hóa TQ còn rất bodoi với các tiểu thuyết: phong thần/tam quốc/tùy đường diễn nghĩa, tây du ký, liêu trai chí dị, thủy hử, etc., chưa nói tới một đống truyện/phim võ hiệp, huyền huyễn. Trước giờ mình nghĩ là đọc mấy cái truyện tu tiên các kiểu chỉ toàn các bố châu Á, ai dè lúc trước tìm sách tiếng Anh để đọc ra nguyên một web các truyện tu tiên tiếng Anh, mà đông người cmt và hóng cực kì. Khi học bên này cũng vậy, các bạn TQ rất có chủ ý là học và so sánh với TQ. Chưa nói tới cách so hay thái độ so, nhưng tư tưởng rằng quốc gia mình là một thước đo đã là một sự tự hào văn hóa.
Hôm qua mình mới đọc được tin Pháp cấm sử dụng những từ như "esport" hay "stream" mà bắt phải sử dụng các từ thuần tiếng Pháp như “jeu vidéo de compétition” và "joueur-animateur en direct". Thật ra thì cái này với mình là làm văn hóa hơi cực đoan. Ai cũng biết là Pháp và Anh hổng thích nhau, dẫn tới sự cạnh tranh về ngôn ngữ cũng rất kịch liệt. Trước đó có nhiều đợt nhà nước Pháp cấm sử dụng các thuật ngữ tiếng Anh nhất định, lần này cũng chỉ là +1 rule mà thôi. Nếu mà bạn có qua Pháp thì bạn cũng sẽ trải nghiệm điều đó: kể cả người ta có hiểu tiếng Anh thì cũng không thèm trả lời bằng tiếng Anh đâu.
Nói người lại ngẫm tới ta. VN cũng có một nền văn hóa đa dạng với một lịch sử đầy những thời kì hay ho. Chỉ tiếc là cách là văn hóa của mình chưa được "ăn khách" lắm. Cứ thử khai thác truyền kì thời Xích Quỷ/Hồng Bàng, nhà nước Văn Lang, 1000 bắc thuộc, thời chuyển giao Lý - Trần, thời đầu nhà Hậu Lê, thời Trịnh - Nguyễn, càng khỏi nói tới thời chống Pháp, Nhật, Mỹ. Thật ra lang thanh nhiều hội nhóm mình biết nhiều người có tâm với sử nước nhà lắm, cũng muốn làm gì đó để truyền bá cái hay của nước Việt, nhưng mà "lực bất tòng tâm". Có lẽ, mình cần giàu trước, rồi mới tính tới làm văn hóa chăng?
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất