Như mọi người biết thì nước là chất lỏng và không có một thù hình cụ thể nào, và hình dạng của nước đẹp hay xấu đều là dựa vào vật đang chứa nó là cái cốc, là cái bình, nước trở thành hình thù của cái cốc, cái bình... Có khi nào vì 70% cơ thể của chúng ta là nước nên thời trang như trở thành một chiếc bình chứa, định hình cả ngoại hình lẫn tinh thần của người mặc.
Nước có hình dạng của đồ vật chứa đựng nó.
Nước có hình dạng của đồ vật chứa đựng nó.
Trang phục mà chúng ta mặc có một hiệu ứng rất thú vị lên chúng ta bao gồm cả những gì ta thấy trên bề mặt lẫn tâm lý tinh thần ở bên trong. Ở những buổi tập duyệt cho các vở kịch nói, nếu có một sự chú ý lên trang phục của diễn viên, họ luôn cố gắng mang nhưng món đồ có nét tương đồng và có tính liên quan tới nhân vật mà diễn viên muốn thể hiện. Vậy việc chọn trang phục trong tập duyệt có mục đích gì? Chắc chắn phải có một thứ khoa học tâm lý nào đó phía sau chủ đích này của các diễn viên kịch.
Nói đến diễn xuất ta nói đến mục tiêu là hóa thân sát nhất với nhân vật trong kịch bản. Việc hóa thân này để thực sự có hồn và diễn ra tự nhiên đòi hỏi diễn viên phải tìm cách cảm nhận được những gì mà nhân vật cảm thấy trong thể giới nội tâm của họ. Và cái đích thành công của diễn viên là khi ở trên sân khấu, khán giả không nhìn thấy cái tên của diễn viên như Vân Dung, Tự Long, Quang Thắng,... mà phải chính là nhân vật trong vở kịch. Việc diễn viên mang những trang phục sao cho hóa thân sát nhất với nhân vật chính là để mang lớp da của nhân vật đó, để tìm cách cảm giác được cái cảm giác của chủ thể.
Trang phục biểu diễn có thể cầu kỳ, phức tạp được đầu từ cả từ thiết kế lẫn chất liệu (Ảnh những bộ trang phục biểu diễn của NTK Eiko Ishioka).
Trang phục biểu diễn có thể cầu kỳ, phức tạp được đầu từ cả từ thiết kế lẫn chất liệu (Ảnh những bộ trang phục biểu diễn của NTK Eiko Ishioka).
Với khía cạnh thời trang, quần áo ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ và tư duy của người mặc chứ không chỉ thuẩn túy là việc chúng ta nghĩ gì thì mới mặc vậy. Theo như nghiên cứu tâm lý trên tờ Experimental Social Psychology, các nhà nghiên cứu có đề ra một khái niệm gọi là Nhận thức bao bọc(Enclothed Cognition) chỉ ra việc quần áo có những ảnh hưởng rõ ràng tới hành vi và nhận thức của người mặc. Trong nghiên cứu này, 2 nhóm đối tượng nghiên cứu được chỉ định mặc 2 loại trang phục: một là áo choàng trắng của phòng thí nghiệm, còn lại là tạp dề của họa sĩ. Những người tham gia tuy được giao nhiệm vụ hoàn thành cùng một công việc, nhưng lại có những biểu hiện khác nhau giữa hai nhóm. Đặc biệt với nhóm đối tượng mặc áo khoác phòng thí nghiệm biểu hiện các hành vi xử lý công việc một cách cẩn thận và tỉ mỉ hơn hẳn nhóm đối tượng mặc tạp dề họa sĩ.
Một nghiên cứu khác có tên The Cognitive Consequences of Formal Clothing năm 2015 trên các tình nguyện viện khi được chia làm 2 nhóm được chỉ định ngẫu nhiên mặc hai phong cách đối lập nhau, một nhóm mặc chỉn chủ, lịch thiệp và một nhóm mặc các trang phục hàng ngày. Nghiên cứu này cũng cho thấy nhóm đối tượng được mặc trang phục chỉn chu như khi tham gia các buỗi lễ, sự kiện có nhận thức khác hẳn so với nhóm còn lại. Khi được hỏi cùng một câu hỏi, nhóm trong trang phục chỉnh tề thể hiện khuynh hướng tư duy bao quát và trừu tượng, nhóm còn lại thì tập trung nhiều hơn về chi tiết. Điều này cũng được thể hiện qua trang phục, với trang phục formal thì sẽ khiến chúng ta liên tưởng tới các sự kiện có tính chất xa cách với những người xung quanh, mọi thứ phải trang trọng, khái quát và bề mặt thay vì ta có thể ôm hôn thắm thiết người khác trong các trang phục thường nhật thể hiện tính thân mật, gần gũi.
Phong cách chỉn chu kích thích tư duy tổng quát và trừu tượng.
Phong cách chỉn chu kích thích tư duy tổng quát và trừu tượng.
Phong cách thoải mái giúp chúng ta tập trung vào chi tiết và tạo cảm giác thân mật.
Phong cách thoải mái giúp chúng ta tập trung vào chi tiết và tạo cảm giác thân mật.
Việc ăn mặc từ đây không còn là sự tận dụng trang phục, mà thời trang trở thành một loại thần dược tác động lại ý thức của chính người mặc, như một chiếc mặt nạ biến hình thực sự làm thay đổi cách con người suy nghĩ và ứng xử. Vậy có thể nói thế giới giống như một sân khấu/sàn diễn khổng lồ mà chúng ta có khả năng chọn trở thành một nhân vật như thế nào. Có thể do vậy trong tiếng Anh có câu "dress the part" nghĩa là ta mặc để là người mà chúng ta muốn trở thành cũng như như mặc cho đúng với vị trí của mình trong xã hội.
Một cách thông minh để tận dụng hiện tượng này đó là thay vì chúng ta mặc những gì thể hiện đúng tâm trạng của chúng ta, hay mặc theo tâm trạng bạn muốn cảm nhận. Ví dụ như khi chúng ta lười biếng, thiếu động lực, thay vì mặc những món đồ xuề xòa, hay mặc một bộ đồ thật chau chuốt để bản thân cảm thấy dễ bắt đầu với những việc khó và không có cảm hứng làm.
Nếu bạn thấy thích những nội dung thời trang, hãy theo dõi page của chúng mình tại: facebook.com/Vietnamfabrics