“Everything happens for a reason” – Mọi sự xảy ra có lý do của nó.

Câu này có lẽ thiên hạ nói cũng đã mỏi miệng. Một câu đại loại kiểu như đại ý rằng mọi thứ xảy ra trong đời của chúng ta, đều là có mục đích tốt, và (có chăng là) đã được vũ trụ định đoạt sẵn. Nhưng mà mình thấy thiên hạ có vẻ thường dùng câu này theo cách hơi kì lạ.

Từ chối hiểu.

Tại sao lạ?

Giả sử như bạn bị bồ đá, bạn tự nói “điều này xảy ra để tôi tìm được người yêu tốt hơn con hám của đó”.
Giả sử bạn bị thủng lốp xe, “điều này xảy ra vì số trời muốn tao nghỉ học hôm nay”.
Giả sử “điều A xảy ra, là vì vũ trụ đã định đoạt để điều B sẽ đến với tao, và điều B chắc chắn tốt hơn điều A”
Phần lớn chúng ta dùng dạng câu này để làm cho bản thân thấy khá hơn sau 1 chuyện tồi tệ. Suy luận vậy thực ra cũng được, vì nó cũng không có gì xấu, có khi lại làm bản thân thấy việc xấu có ý nghĩa, có meaning hơn, nư tự an ủi vỗ về bản thân ấy mà.
Chỉ là mình tự nghĩ, sao mình không thử xoay ngược cách suy nghĩ của câu nói  “Everything happens for a reason” (Mọi sự xảy ra có lý do của nó) thành câu hỏi “What reasons cause this to happen” (Lý do gì đã làm nó xảy ra)
Chả phải thay vì tự thuần phục bản thân trước ngữ cảnh, tự đặt câu hỏi để tìm ra vấn đề thì sẽ tìm ra được câu trả lời sâu sắc hơn. Và đi đến một bài học có khả năng áp dụng cao hơn sao mọi người?

Think about it

Ví dụ lại nhé:

Giả sử như bạn bị bồ đá, thay vì bạn tự nói “điều này xảy ra để tôi tìm được người yêu tốt hơn con hám của đó”, bạn tự hỏi bản thân "tại sao con đó hám của và bỏ rơi mình theo thằng khác?"
Con đó hám của, lý do là vì nó là nạn nhân của quan điểm giáo dục sai lệch. Gia đình đã khó khăn từ bé, nó bị nhồi vào đầu tư tưởng phải làm giàu, phải chọn lấy lối sống vật chất mới có thể đổi đời. >>  Nếu nhìn nhận như vậy, thì thực ra bản thân con bé đó không có lỗi, hoàn cảnh của nó, những người xung quanh nó biến nó thành một người như vậy, nó thực ra là nạn nhân của một tâm lý toxic, và bản thân nó cũng khổ sở nhiều>>>> Nếu đã như vậy. Liệu bạn có thể bao dung hơn cho những gì đã xảy ra không? 

Giả sử bạn bị thủng lốp xe, thay vì giả định rằng “điều này xảy ra vì số trời muốn tao nghỉ học hôm nay”, hãy tự hỏi "ai làm gì mà xe mình thủng lốp?"
Điều này xảy ra vì đêm qua bạn lái xe hơi ẩu, lốp bị xước nhỏ, đến sáng nó xì hết hơi lại gặp bạn lái không thèm kiểm tra. Đi được 1 đoạn nó thủng luôn, bạn không đi học được.>>>> Nếu nhìn nhận như vậy, lỗi là do bạn lái xe kì cục thôi à, lần sau kĩ hơn cẩn thận hơn sẽ không sao. Chứ đổ thừa thủng lốp xe do số trời? Ủa ai rảnh? Trời đâu rảnh đi đâm lốp xe làm gì dzậy mấy má?

Rồi cuối cùng, Giả sử “điều A xảy ra, là vì vũ trụ đã định đoạt để điều B sẽ đến với tao, và điều B chắc chắn tốt hơn điều A”…
Hoặc cũng có thể, “điều A xảy ra là vì để bạn có thể tìm nguyên do và rút ra kinh nghiệm cho mình. Và khi đã có nhiều kinh nghiệm hơn, khi điều B xảy ra bạn sẽ xử lý mọi chuyện tốt hơn”.

Tóm lại là...?

Mình không bài xích câu nói “Everything happens for a reason”, câu nói này là hiện thân của sự tích cực trong mọi tình huống tiêu cực, mình cũng khá thích nó. 
Tuy nhiên nếu bạn dùng nó quá nhiều, biết đâu bạn sẽ rơi vào cái bẫy tư duy chây lười: không chủ động tìm kiếm hướng giải quyết, không tìm ra sự hiểu và thương của bản thân, mà cứ mắc kẹt trong việc "trời định rồi, làm được gì nữa đâu" thì chắc đời sẽ chán lắm. 
Hiển nhiên, bài viết hoàn toàn là quan điểm cá nhân, love it or hate it. It's all welcome nha.

Không liên quan nhưng One Piece ra chap 1000 rồi anh chị em ạ.