Image may contain: text

Loài người là giống loài đặc biệt. Khả năng suy nghĩ trừu tượng đã giúp chúng ta trở nên tốt hơn, làm được nhiều điều phi thường nhưng cũng đặt lên ta “lời nguyền” về sự đau khổ.
Chúng ta không chỉ muộn phiền vì hiện tại con mình đang đói, mà còn đau khổ khi nghĩ đến chuyện tháng tới cả nhà sẽ thiếu ăn. Ta không chỉ trải nghiệm nỗi đau của chính mình, của những cá thể xung quanh mà còn đồng cảm với những câu chuyện cách đây hàng trăm năm, kể cả khi đó là chuyện bịa. Ta không chỉ tuyệt vọng trong giây phút chia ly, mà đã trực tiếp trải nghiệm điều này ngay cả khi chỉ mới thoáng nghĩ đến nó.
Chúng ta cũng trải nghiệm sự cô đơn ngay cả khi sống giữa cộng đồng 8 tỷ dân.

Chúng ta là ai?

Tháng ba năm ngoái, một cá thể sói xám ở bang Oregon chết và dư luận đổ dồn trách nhiệm cho các nhà bảo tồn động vật, thay vì thợ săn hay người dân địa phương [1]. Con sói này trước khi được thả ra môi trường tự nhiên đã bị bắt để gắn chip theo dõi. Nguyên nhân cái chết được ghi nhận không phải vì bị bắn hay đánh bả.
Nó đã chết vì stress.
Cụ thể hơn là do “tổn thương mô cơ do bị bắt giữ” (capture myopathy). Đây không những là nguyên nhân gây chết của chú sói xám Oregon kia, mà còn với nhiều loài động vật hoang dã khác [2]. Việc bắt giữ đã kích hoạt hệ thống sinh học “chiến hay chạy” (fight or flight) của sinh vật, khiến cơ thể chúng liên tục tiết ra nhiều chất hóa học để kích thích cơ cũng như tác động đến hoạt động của thận và hệ tuần hoàn.
Việc kích thích này nhằm giúp chúng có đủ năng lượng và các cơ quan thay đổi theo hướng thích hợp để bỏ chạy, nhưng nếu số chất hóa học này không được giải phóng (vì chúng đang bị bắt giữ); chúng sẽ tích lũy và tạo ra ngộ độc. Tình trạng kích thích kéo dài có thể dẫn đến tổn thương các mô cơ, suy đa tạng và tử vong.
Để có thể hình dung rõ hơn về capture myopathy, hãy tưởng tượng chiếc xe đua của Vin Diesel trong Fast and Furious được kích hoạt hệ thống Nitro, kéo hết ga nhưng lại bị ghì chặt lại một chỗ.
Động vật cũng chỉ là những “cỗ máy sinh học” được lập trình phức tạp và phản ứng dựa trên những tác động từ môi trường. Do đó, chúng không thể biết rằng ai đó bắt chúng vì mục đích tốt hay xấu, cũng như không có khả năng tự trấn an bản thân. Hệ thống “chiến hay chạy” đơn giản chỉ kích hoạt dựa trên bản năng và vô tình tự tổn thương chính mình.
Và loài người cũng thế.
Tuy Homo Sapiens đã phát triển nhận thức đến tầm có thể đánh giá tốt xấu, biết tự trấn an bản thân, nhưng cơ thể của chúng vẫn phản ứng theo bản năng. Stress hay trầm cảm cũng là phản ứng “chiến hay chạy” của bản năng sinh học [3]. Khi đối diện với những kích thích được xem là nguy cơ, cơ thể chúng ta bắt đầu tiết ra những chất hóa học và chính những chất này mới là nguyên nhân khiến chúng ta cảm thấy căng thẳng, áp lực, mệt mỏi và ảnh hưởng đến cơ thể - chứ không phải bản thân những nguy cơ kia.
Và dù bản năng này đã giúp chúng ta sống sót trong hàng trăm nghìn năm, ngày nay nó lại là một gánh nặng.
Theo thuyết tiến hóa, toàn bộ những cơ chế phản ứng sinh học như không ăn thì đói, ngán ăn khi đã no, động dục khi đến mùa sinh sản, chạy trốn khi gặp kẻ thù, đứng yên khi gặp nguy hiểm, trầm cảm, uể oải kém hoạt động vào mùa lạnh... nhằm phục vụ cho mục đích tối thượng của sự sống là sinh tồn và duy trì nòi giống.
Những cá thể gặp thú dữ không biết sợ, mùa lạnh vẫn bị tăng động hoặc không có hứng thú với việc giao phối hay không có cảm giác đói đã dần bị loại trừ và biến mất.
Tuy nhiên, có lẽ tạo hóa là một giáo viên bảo thủ và quan trọng ở quá trình hơn kết quả, nên đôi khi việc nó muốn không phải là “sống”, mà là phản hồi đúng “quy trình”. Khi cơ thể phát tín hiệu rằng nó đói, bạn phải ăn. Việc từ chối ăn có thể khiến bồn chồn mệt mỏi, trong khi đáp ứng lại tiếng gọi bản năng sẽ nhận được tưởng thưởng tương xứng bằng một mớ những chất hóa học tạo ra cảm giác thỏa mãn, hài lòng và hạnh phúc [4]. Thực tế chưa chắc việc ăn đã cần thiết đến thế.
Xã hội chúng ta đang ở đủ tiên tiến để đảm bảo cho sự sinh tồn của loài người, nhưng cơ chế sinh học thì không biết được điều này mà vẫn phản ứng dựa trên kích thích. Việc đứng trước đám đông, đi gặp người lạ có thể khiến chúng ta rơi vào trạng thái bồn chồn, hồi hộp hoặc kích động vì nó kích hoạt trạng thái "chiến hay chạy".
Tương tự như vậy, bất kể những nhà bảo tồn có cố gắng cho những con vật họ bắt giữ tạm thời ăn uống đầy đủ có thể chẳng có nhiều ý nghĩa nếu không thể giúp chúng bớt căng thẳng. Việc stress - vốn là cơ chế giúp tăng khả năng sinh tồn - thậm chí còn ảnh hưởng đến những cơ chế sinh tồn khác như ăn uống, gây chán ăn, nôn mửa và dẫn đến chết vì suy nhược [5].
Có lẽ tạo hóa khi tạo ra cơ chế stress chỉ để dùng trong thời gian ngắn và một vài trường hợp nhất định. Vì bản chất của hệ thống “chiến hay chạy”, theo quan điểm của tâm lý học tiến hóa, là những phản ứng cấp thời dùng cho những trường hợp não bộ không có đủ thời gian để xử lý.
Có lẽ tạo hóa đã không nghĩ rằng loài người sẽ phát triển đến mức tạo ra căng thẳng kéo dài cho những loài khác.
Và cho chính giống loài của mình.

Cô đơn là thứ cảm giác xa xỉ của người hiện đại

Sự phát triển và tiến hóa của xã hội loài người diễn ra nhanh hơn rất rất nhiều so với quá trình tiến hóa sinh học. Dựa trên lịch Holocene, loài người bắt đầu định cư từ cách đây khoảng 12.000 năm [6], trong khi thời điểm đầu tiên xuất hiện loài Homo Sapiens được cho là cách đây khoảng 200.000 năm [7]. Cơ chế “chiến hay chạy” thậm chí còn có tuổi đời dài hơn lên đến hàng triệu năm, kể từ khi xuất hiện những loài động vật có bộ não bao gồm hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm [8].
Theo quan điểm của khoa học hiện đại, gen và môi trường là hai yếu tố đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của chúng ta. Nếu như gen thuộc về tiến hóa, thuộc về sinh học và có phần ổn định trong suốt nhiều nghìn năm nay, thì yếu tố từ môi trường đã thay đổi liên tục đến mức chóng mặt.
Mâu thuẫn giữa hai yếu tố này khiến loài người phải “chịu đựng” nhiều cảm giác không mấy vui vẻ do cơ thể sinh học phản ứng với kích thích đến từ môi trường hiện đại.
Cô đơn là một trong những cảm giác mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Có lẽ điều này sẽ khiến bạn cảm thấy hoài nghi.
Nhưng mãi đến năm 1959, ngành tâm thần học mới chú ý đến cảm giác gọi là “cô đơn”, thông qua bài luận của Chuyên gia phân tích Frieda Fromm-Reichmann [9].
Trong cuốn “A Biography of Loneliness: The History of an Emotion” (Oxford), nhà Sử học người Anh Fay Bound Alberti cho rằng sự cô đơn không hề tồn tại trước thế kỉ thứ 19, hoặc ít nhất không phải ở dạng mãn tính [10]. Nghĩa là những người phụ nữ góa chồng, những đứa trẻ bị bỏ rơi vẫn trải qua cảm giác cô đơn cấp thời nhưng nhanh chóng hòa nhập hoặc họ sẽ không thể sống quá lâu để nói về sự cô đơn của mình.
Robinson Crusoe là tác phẩm văn học nổi tiếng về chàng thủy thủ trên đảo hoang nhưng không xuất hiện bất kỳ từ “cô đơn” nào. Chỉ duy nhất xuất hiện 13 lần từ “cô độc” (alone) [11]. Fay Bound Alberti còn lập luận rằng sự xuất hiện của từ “cô đơn” hiếm đến mức khó tin ở những tác phẩm văn học trước thế kỷ 19.
Sở dĩ có việc này vì loài người là giống loài cộng đồng và việc chúng ta có thể sống một mình chỉ là hiện thực mới xuất hiện gần đây. Cảm giác “cô đơn” kéo dài đủ lâu để ai cũng có thể chú ý đến cũng vậy. Còn trong suốt lịch sử loài người, “cô đơn” nghĩa là chết.
Cô đơn vốn là trạng thái căng thẳng của cơ thể do phản ứng “chiến hay chạy” được kích hoạt [12]. Trạng thái khó chịu này nhắc nhở loài người xích lại gần nhau hơn để có thể đem lại lợi ích cho cả cộng đồng. Vì một cá thể tách khỏi nhóm có thể gây hại cho chính anh ta lẫn nhóm của mình.
Ở thời tiền sử, cảm giác cô đơn sẽ kích hoạt khi ai đó bị lạc khỏi đoàn hoặc gặp những cá thể lạ mặt. Khả năng cao họ sẽ chết nếu không hoảng sợ và nhanh chóng bỏ chạy tìm về đoàn của mình. Cảm giác cô đơn cũng là hình phạt cho những cá nhân có những hành vi chống lại bộ tộc của mình (ăn cắp thức ăn chẳng hạn) [13].
Trước khi diễn ra cách mạng công nghiệp, con người vẫn cần bám víu lấy nhau để cùng sinh tồn. Hệ thống làng xã địa phương có luật lệ chặt chẽ để đảm bảo để luôn đủ nhân lực sản xuất lương thực cho tất cả. Do đó, việc bị tẩy chay, trục xuất là một trong những hình phạt nặng nhất - một dạng án tử treo lơ lửng trên đầu.
Sự tồn tại của các cá nhân ở thời điểm này phụ thuộc vào những mối quan hệ xung quanh. Chỉ khi họ được hòa nhập vào cộng đồng, họ mới có thể sống. Những người gánh chịu hình phạt này sẽ chết đói trước cả khi họ cảm thấy cô đơn; hoặc ngay cả khi họ đã trải qua cảm giác này, họ cũng chẳng thể nói về nó cho bất kỳ ai vì chẳng ai thèm nghe hoặc chẳng ai hiểu nổi.
Vậy, trước thế kỷ 19, gần như những ai trải qua cảm giác cô đơn mãn tính đều sẽ chết vì điều kiện môi trường đủ để kích hoạt cảm giác này cũng là điều kiện mà họ không thể tồn tại được nữa. Trừ vua chúa, những người đứng ở trên cao có vẻ như phải sống với sự cô đơn kéo dài [14].
Tuy nhiên, sự xuất hiện của gương soi và chủ nghĩa cá nhân đã thay đổi tất cả [15]. Từ khi có nhận thức rõ ràng hơn về nhân diện bản thân, loài người bắt đầu có những cái nhìn vượt xa bản năng sinh học. Chủ nghĩa cá nhân ra đời đánh dấu bước ngoặt con người quyết định sống chung với nỗi cô đơn vì họ đề cao sự riêng tư cá nhân hơn.
Xã hội kể từ sau sự xuất hiện của chủ nghĩa cá nhân, trật tự xã hội bắt đầu có những chuyển biến sâu sắc. Hệ thống gia đình truyền thống (nhiều thế hệ cùng chung sống với nhau) dần thay thế bằng mô hình gia đình hạt nhân (vợ chồng và con).
Những ngôi nhà sinh hoạt chung dần được chia thành nhiều gian khác nhau dành cho những đối tượng khác nhau [16] và sau đó là tách hẳn ra sống ở nhà riêng.
Song song với đó, cách mạng công nghiệp và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã đẩy chúng ta đến với những môi trường sống mới ít ràng buộc với nhau hơn. Các công nhân trong nhà máy dù rằng gắn bó với nhau vẫn tốt hơn, nhưng việc cư xử lạnh lùng cũng không khiến bạn gặp nguy đến mức không thể sống nổi.
Và rồi chúng ta bắt đầu cảm thấy cô đơn, lần đầu tiên trong nghìn năm có lẽ.

Chủ nghĩa tư bản và nỗi cô đơn

Chủ nghĩa cá nhân ngày nay, theo một hướng nào đó, có thể xem là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản.
Việc rời khỏi nhà, dọn ra ngoài ở và tự chủ tài chính đang dần trở thành một loại đồ chơi mà đứa trẻ 18 tuổi nào cũng khao khát. Đó như một dấu hiệu của sự trưởng thành và người ta đánh đổi chúng bằng mọi giá, bất kể rằng đạt được nó cũng có nghĩa rằng đặt bản thân vào một tình trạng căng thẳng và khó khăn hơn. Sau khoảng vài tháng tận hưởng cảm giác ở một mình, có thể bạn sẽ thích cảm giác này, có thể không, nhưng điểm chung là nhận ra rằng không thể quay lại được nữa.
Nếu như mô hình gia đình truyền thống cho phép chuyện nhiều thế hệ trong một dòng tộc sống trong một ngôi/khu nhà chung, thì mô hình gia đình hạt nhân tạo ra nhu cầu lớn về bất động sản - điều mà nhà tư bản nào cũng thích.
Việc “sở hữu sự riêng tư” khá đắt đỏ, không chỉ ở việc bạn phải bỏ ra cả đời để dành dụm cho ngôi nhà riêng của chính mình, mà còn ở việc tiêu pha mua sắm và giải trí để bù lại sự cô đơn của việc một mình. Không có gì lạ nếu phần lớn chúng ta rơi vào cảnh đến ¼ cuối cùng của đời người mới trả xong số nợ liên quan đến căn nhà mình sở hữu.
Ở một mình bản thân nó đã cô đơn, nhưng việc phải làm việc nhiều hơn để duy trì sự một mình đó còn khiến chúng ta cô đơn hơn nữa. Người hiện đại liên tục phải tiếp xúc với người lạ - thứ tạo ra cảm giác căng thẳng do cơ chế “chiến hay chạy” đã nhắc ở phía trên. Bên cạnh đó là hàng loạt căng thẳng không thể gọi tên khác.
Kết quả, vào cuối ngày, chúng ta thường phải đối mặt với cảm giác trống rỗng thường trực quen thuộc. Đó chính là nỗi cô đơn.

Vì sao sinh ra ở Việt Nam là một sự may mắn (và vì sao mọi thứ sắp thay đổi)

Những áp lực trên sẽ rõ ràng hơn ở xã hội nằm ở phía Tây, nơi chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cá nhân nắm quyền chi phối sâu sắc đến gần như mọi thứ.
Vì dù sao đi chăng nữa, người Việt Nam vẫn nhận được sự trợ giúp nhiều từ gia đình, bạn bè, dòng họ trong những việc như cưới xin, mua nhà hay thậm chí tìm kiếm công việc. Vay ngân hàng là lựa chọn xếp sau sự nhờ vả.
Nhưng mọi thứ đang dần thay đổi theo hướng tệ hơn. Millennials (cuối 8x, đầu 9x) và Z Gen ở Việt Nam dạo gần đây có vẻ thích xu hướng độc lập tài chính và dọn ra ở riêng. Phần nhiều trong số họ chưa đủ già để nhận ra rằng mình sẽ có phần tuổi trung niên khổ hơn bố mẹ của mình - hệt như thế hệ Baby Boomers ở Mỹ ở thập niên 80 của thế kỷ trước.
Phần nhiều trong số họ chỉ mới lờ mờ nhận ra sự cô đơn, nhưng vẫn chỉ dừng lại ở mức giễu cợt.
Hãy nhớ rằng cô đơn khác hoàn toàn với cô độc hay hướng nội. Cô độc là khi tôi và bạn thích cảm giác ở một mình, tận hưởng chút thời gian tránh xa khỏi những mối quan hệ xã hội mệt mỏi.
Nếu như cô độc là cảm giác tuyệt vời khi ngồi cạnh cửa sổ trong ngôi nhà nhỏ nhắn xinh xắn ở Đà Lạt để đọc sách uống trà, thì cô đơn là cảm giác trống rỗng sau khi kết thúc phiên làm việc hoặc ván game vào lúc gần nửa đêm.
Cô độc là một lựa chọn, còn cô đơn là hoàn cảnh ta phải chấp nhận.
“Sự cô đơn là trải nghiệm đau đớn đến mức đáng sợ và khiến chúng ta làm mọi thứ để tránh né”, Frieda Fromm-Reichmann viết trong bài tiểu luận của mình. Đây không chỉ là trải nghiệm về mặt tinh thần, khoa học đã chứng minh nó có liên quan đến việc suy giảm tuổi thọ, bệnh tim mạch và hàng loạt điều nghiêm trọng khác về mặt thể chất [17].
Phương Tây đã có sự nhìn nhận nghiêm túc về vấn nạn này ở tầm vĩ mô. Giới y tế đã có hẳn một bộ quy chuẩn về Thang Đo Cô Đơn, cựu Tổng Y sĩ Hoa Kỳ từng ban bố “đại dịch cô đơn” trong khi nước Anh có hẳn Bộ trưởng Bộ Cô đơn. Báo chí phương Tây cũng bắt đầu nghiêm túc hơn khi nói về cô đơn, trong khi hàng loạt nghiên cứu đã được xuất bản để xem xét tác động của cảm giác này đối với sức khỏe cá nhân và ổn định xã hội.
Chúng ta mặc dù bước vào thế giới kết nối hơn bao giờ hết, nhưng việc này chẳng những không giúp giảm bớt, mà còn làm trầm trọng hơn tình trạng này.
Cộng đồng tuy ngày một đông nhưng lại phân rã hơn do khác biệt về xuất thân, chủng tộc, nghề nghiệp, tôn giáo, quan điểm chính trị, giai cấp, học thức… và những thứ này còn va chạm nhau liên tục trên internet. Thời xưa tuy đơn giản và ít tự do nhưng mọi thứ có phần nhất quán hơn.
Sự phức tạp của xã hội hiện đại cũng khiến chúng ta ngày càng ít điểm chung hơn, vì dù sao tâm trí của con người là có hạn để quan tâm đến tất cả mọi thứ. Điều này dẫn đến việc duy trì những mối quan hệ trở nên khó và cần nhiều nỗ lực hơn. Bạn bè chơi chung với nhau cho đến khi ra trường, cho đến lúc mỗi đứa làm một nghề, quan tâm một thứ khác nhau, quan điểm chính trị khác nhau…
Bản thân chúng ta cũng có quá nhiều mối quan tâm và bị chúng chi phối đến mức không còn thời gian và tâm trí để bận tâm đến việc duy trì các mối quan hệ nữa. Chúng ta có công việc, việc nhà, xem phim, đọc truyện, netflix, hóng drama… và tất cả những thứ trên đã chiếm gần như toàn bộ thời gian - hãy nhớ rằng ai cũng vậy.
Sự đa dạng cũng khiến bạn có cảm giác rằng “đại dương còn nhiều cá” và xem nhẹ những mối quan hệ, nhưng thực chất tất cả mọi người đều đang đối mặt với đại dịch cô đơn do ai cũng có ít hơn thời gian để dành cho nhau và cần nhiều hơn thời gian cho chính mình. Sở dĩ có việc này là do chúng ta phải cật lực để trả tiền cho sự tự do mà ta đã mua (chẳng phải ai đó đã nằng nặc đòi ra ở riêng đó sao?) và để trở nên “ổn” theo quy ước của xã hội.
Sự mâu thuẫn giữa mô tả về tình bạn/tình yêu trong các tác phẩm văn học (có thể nó đã từng đúng) trong quá khứ kết hợp cùng mâu thuẫn của xã hội hiện đại khiến chúng ta ngày càng đau khổ hơn nữa do có mức kỳ vọng quá cao mà thực tại không thể đáp ứng nổi.
Chúng ta luôn mong chờ được tụ tập bạn bè nhưng những cuộc tụ tập của những người “luôn mong chờ được tụ tập” thường có chất lượng kém hơn kỳ vọng của họ vì họ đã bị phân tâm như họ vốn luôn như vậy -> ít tụ tập hơn do không thỏa mãn -> cô đơn hơn.

Đừng vội phán xét

Sự cô đơn mà chúng ta đang trải nghiệm là kết quả của dòng chảy lịch sử và không thể tránh khỏi. Chúng là sự kết hợp của nỗi đau sinh học có nguồn gốc cách đây hàng triệu năm và những biến chuyển mạnh mẽ của thời đại.
Chuyển biến này tuy mạnh mẽ nhưng vẫn mượt mà từ trước đến nay, khiến chúng ta không mấy bận tâm hay đặt câu hỏi về chuyện về sự thiếu vui vẻ của mình. Cho đến khi đại dịch xuất hiện.
Những cô cậu trẻ tuổi ở riêng vốn vẫn nghĩ mọi chuyện rất ổn cho đến khi họ bị mắc kẹt trong căn hộ của mình hàng tháng trời. Việc này có lẽ chẳng vấn đề gì với mô hình gia đình truyền thống nơi cả dòng họ ở cùng nhau (hãy liên tưởng đến phim Coco).
Nếu bạn vẫn nghĩ rằng việc mắc kẹt ở nhà hàng tháng trời hoàn toàn ổn vì đã có Facebook, Netflix, Steam và YouTube, thì hãy nghĩ đến chuyện internet biến mất. Mọi thứ sẽ trở nên mất kiểm soát. Con người sẽ nhận ra từ lâu mình đã trở thành những con thú tự nhốt mình trong lồng. Và điều này không phải không thể xảy ra, chiến tranh nổ ra hoặc sự cố kỹ thuật nghiêm trọng nào đó chẳng hạn.
Nỗ lực cá nhân đúng là có tác dụng và là tất cả những gì chúng ta có thể làm để đối mặt với nỗi cô đơn của chính mình, nhưng nhìn ở góc nhìn vĩ mô và dòng chảy lịch sử thì không đáng kể.
Giải pháp về đại dịch cô đơn có lẽ xin phép nhường lại cho các bạn, vì bài viết cũng đã tương đối dài.
Nhưng hãy nhớ rằng, chúng ta vốn chỉ là những sinh vật nhỏ bé chịu sự chi phối của những thứ lớn lao.
Vì thế, hãy tận dụng khoảng thời gian xuất hiện ngắn ngủi của mình trên hành tinh này. Và hãy khiến chúng trở nên có nghĩa.
Đọc thêm những bài viết khác của chúng tôi tại: FANPAGE MONSTERBOX

OUR LONELINESS

Humans is quite an exceptional species. Abstract thinking has, on the one hand, reformed our brain, granting us the eminence over other species.
On the other hand, it has as well uttered a “forlornness curse” on us.
Given that we grieve our children’s hunger, envisaging next month’s situation must be worse a pain in our neck. Whilst miserably enduring our own pains, we as well empathize with others, even when they’re merely hoary hoaxes. Before we could cry out split-ups, we have beforehand experienced them as vividly the moment they flash across our mind.
Forasmuch as we’re being dogged by forlornness in a 8-billion-member community.

Who are we?

An Oregon gray wolf ceased to exist las March, and the public blame was, for the most part, on animal conservationists, instead of hunters or locals. Before getting released to the wild, he had formerly been captured to attach a tracking chip. By record, he died from neither being shot nor poisoned.
Rather, he died of stress.
"Capture myopathy" explicitly kicked his bucket. In addition to the poor gray Oregon wolf, this has, every so often, been what put other wildlife to death [2].
The capture activates their "fight or flight" response system, coercing their own bodies to continuously release a number of chemicals, whose functions are to stimulate the muscles, and to enhance kidneys and the circulatory system’s performance.
This mechanism is intended to burst them with enough energy and somehow “reform” their bodies to better flee. That said, unless released (for the animals are still captured); these will, one way or another, accumulate and counterproductively breed self-poisoning. As this prolongs, it might spearhead muscle tissue damage, multiple organ failure and eventually death.
Capture myopathy might as well be interpreted as Vin Diesel's (Fast and Furious) racing car getting clenched in one place, given the enabled Nitro system and the already pulled throttle.
Resembling humans, animals are purely “biological machines”, sophisticatedly programmed to respond to any change to the environment. They, therefore, could hardly ever know they’re caught for whether scrupulous or unscrupulous purposes. Nor could they ever reassure themselves. Their "fight or flight" system that accidentally injures them has been straightforwardly activated as their instincts take over.
So have humans’.
Given that we Homo sapiens have better developed our awareness to judge good and evil and reassure ourselves, our bodies still are instinctively responding. Both stress and depression are byproducts of this so-called "fight or flight" biological instinct [3]. Upon confronted stimuli perceived as risks, our bodies secrete the chemicals that breed the distressed, pressured, burned out feelings, thus, gravely impact the body, instead of the risks themselves.
Which has survived us since the dawn of the human civilization has, nowadays, turned out as much burdensome.
The Theory of Evolution has it that every biological response mechanism, to demonstrate, skipping meals - hungry, full - lose appetite, breeding season - oestrus, encountering enemies - flee, in danger - stand still, or cold season - get depressed, sluggish, is to accomplish the ultimate living goal - to survive and maintain the race.
Individuals, which are either nervy of ferocious animals, overactive during the cold season, disinterested to mating or have no appetite, have little by little been culled, thus, vanished.
Still, the Creator, to all appearances, is rather a fuddy-duddy teacher, who has, every so often, preferred the process to the outcome. He demands methodicity over mere “survivals”.
Accordingly, as the hungry belly signals, you must eat. Turning it down might effortlessly burn you out, forasmuch as an appropriate response grants you a reward - chemicals that catalyze the feelings of satisfaction, contentment, and happiness [4] . Particularly when eating might be not that much critical.
In a like manner, no matter how assiduously conservationists pro tempore strive to feed the captured animals, they still are that much stressed. The survival mechanism, this way, has gravely impacted others, to name a few: eating, anorexia nervosa, vomiting and eventually death from neurasthenia [5].
The Creator has, in all likelihood, provided humans with the stress mechanism for a few certain cases, and for a little while only. The "fight or flight" system’s very cores, in the view of evolutionary psychology, are “fleeting” responses to situations wherein the brain lacks the necessary time to process.
He, however, could hardly ever imagine a future, in which humans would breed “chronic stress” on other species.
And as well on their own.

Forlornness - the modern humans’ “sumptuous feeling”

The human society has evolved at a rate that outstrips that of biological evolution. The Holocene calendar claims that humans first settled down roughly 12,000 years ago [6], whilst Homo sapiens had formerly existed for 200,000 years [7]. Insomuch as the "fight or flight" mechanism must have been dated to as early as mega-annums ago, since the dawn of the first species with the sympathetic and parasympathetic nervous systems [8].
Modern science has it that genes and environment have been the two factors crucial to our development. Whilst genes have been evolutionary, biological and rather stable for thousands of years, our living environment has forevermore been “ever-evolving”.
Such a conflict has done a “disservice” - obnoxious feelings - to humans, since our biological bodies have every so often responded to the stimuli from the modern environment.
Loneliness has been among the “new”, recently emerging feelings we could experience.
Skeptical?
Not until 1959 did psychiatry pick up on the so-called "lonely" feeling mentioned in Fromm-Reichmann’s essay [6].
Alberti’s "A Biography of Loneliness: The History of an Emotion" argued that loneliness had formerly rarely existed before the 1800s, or at least no on was diagnosed as chronic [7]. The widows and handicaps had pro tempore grieved loneliness, yet soon enough rehabilitated or out themselves to death before they could have got their feelings told of.
Robinson Crusoe, albeit being a renowned novel on the sailor alone on a desert island, did hardly mention any "lonely". "Alone" instead ousted for 13 times [8]. Alberti, thusly, argued that the word "loneliness" had been incredibly rare in literary works before the 1800s.
This is interpreted as humans are highly-social species, inasmuch as our forlornness has not long ago popped up. So is the "loneliness" lasting long enough for anyone to notice.
Throughout human history, to endure "loneliness" had been to cease to exist.
Loneliness is a stressful state, a byproduct of the "fight or flight" response activation [9]. Such an obnoxious feeling reminds humans to stack up and again succor the entire community.
An individual, upon split-ups, could wreck both himself and his community.
Back to the prehistoric times, loneliness triggered as an individual was lost from his tribe and/or came across abnormalities. To all appearances, they’d themselves kick the bucket unless they freaked out, quickly fled and strive to return to their tribes. Such a feeling was as well a punishment for those against their tribes (stealing food, to illustrate) [10].
Before the industrial revolution, people had still clung to each other to survive. The local system had held stringent “laws” to secure sufficient human resources to produce and distribute foods. Ostracization and expulsion, thus, had been among the gravest punishments - pretty much “suspended” death sentences.
Back then, one’s existence had been contingent to their surrounding relationships. Not until having integrated into the community could they truly live. Those inflicted such a punishment, therefore, would have long died of starvation before they could develop some sense of forlornness. Even if one had formerly experienced it, he could hardly ever told it to anyone, for others neither willed to listen nor understand it.
In conclusion, before the 1800s, those suffered from chronic loneliness would have ceased to exist since they had been suffocated before they could ever feel it.
Except for the royal families - the noble who had had no choice but to live with the prolonged loneliness [11].
The invention of mirrors and individualism, however, radially changed everything [12]. Thanks to self-actualization, we humans could anticipate far beyond our biological instincts. The dawn of individualism marked the watershed moment, from which we’ve decided to grin and bear loneliness as we’ve cherish our personal privacy.
Social order has since witnessed profound changes. The traditional family system (multigenerational) has little by little ousted nuclear families (husband, wife and children).
The common houses have as well been splitted into different rooms for certain members [13], who later move out into private houses.
Insomuch as the industrial revolution and the rise of capitalism have propelled us to new, yet less tight-knit environments. Given other harmonized workers in your factory, your cold-heartedness could hardly ever “kick your bucket”.
It’s also when, for the first time, we humans could undergo loneliness/forlornness/aloofness.

Capitalism and loneliness

Modern individualism is, to a certain extent, a byproduct of capitalism.
Moving away from parents, out into one’s own apartment, and financial independence have piece by piece become a desirous goal that every 18-year-old craves so badly. It’s been the milestone of maturity and we at-all-costs thirst for, even when this might run us into nerve-racking and painful situations. After a few months enjoying this solitude, we might either cherish or loathe it. Still, there’s a point we come to realize that there’s no way back.
Given the traditional family model, which got multiple generations to live in a common house/building/vicinity, the modern nuclear family model instead has since acted as a precursor to leveraging real estate - what every capitalist dotes on.
“Purchasing the privacy” is pretty much over one’s head, since on the one hand, our lifelong saving might even fall short for an apartment’s price; and on the other hand, we MUST splurge on past times to stave off the lonely feeling.
Bizarrely enough, we’ve all too often witnessed those never settling their housing debts until their 60s.
Living by our own itself is forlornness. Still, getting ourselves always tied up to “protect” this personal privacy must be grievously painful. Modern people are constantly exposed to strangers - the trigger of the aforementioned "fight or flight" mechanism.
It’s not to mention a series of stress that we could hardly ever spell out.
At the end of the day, we’re all too often dogged with emptiness. That is loneliness.

Why being born a Vietnamese is a godsend (forasmuch as why things are changing)?

The above mentioned pressures are rather evident in Western societies, wherein capitalism and individualism are tucked away in pretty much every aspect of life.
Forasmuch as we Vietnamese still receive supports from family, friends, and relatives in, to name a few, marriage, housing, or even employment. Bank loans is as well an acceptable option after relationships.
Adversely, however, things are getting, in small doses, exacerbated. The Millennials (late 8x, early 9x) and Z Gen have recently seemed leaning towards the moving out and financial independence trend. Given that, many still are negligent to the fact that that their middle-ages will sooner or later get more miserable than their parents’ - in a like manner as the American Baby Boomers generation in the 80s.
They, for the most part, have only dimly felt loneliness, and their perceptions have only allowed them to cackle into laugh upon hearing “LoNeLiNeSs”.
Bear in mind that loneliness is pretty much as chalk and cheese with solitude and introvert. Solitude is when we enjoy such a feeling, such precious time away from dull social relationships.
If solitude is a handsome feeling while sitting by the window in a lovely small Da Lat house to voraciously read books and drink tea, loneliness is rather the feeling of desolation after working hours or a midnight game :< (Injoker ako mid).
Solitude is an option, loneliness is the situation we have no choice but to endure.
"Loneliness is enough a horribly painful experience to coerce us to do everything to avoid it", wrote Frieda Fromm-Reichmann in his essay. This is not just a mental experience, since science has evidenced and associated it to a shortened life expectancy, cardiovascular diseases and other serious physical problems [15].
Westerners have taken this seriously, and at a macro level. Their health community has even a set of standards for the Lonely Scale; the former US General Physician did declare a "loneliness pandemic"; insomuch as the UK has so far got a Lonely Minister. The media have since been contemplative about loneliness. Studies have as well examined its impacts on personal health and the status quo.
Given that we’ve been in the most connected world on record, such a society could hardly ever soothe this, Rather, it has exacerbated our loneliness.
The community population, albeit skyrocketing, is as much pulled apart due to differences in background, race, occupation, religion, political opinion, class and education. Inasmuch as these things are constantly running against each other on the internet. It’s when we commemorate a precious past, howbeit straightforward and less independent, yet was somewhat of much higher consistency.
The modern society’s complexity has little by little turned us poles apart, whilst our mind fails to mind everything. Which turns maintaining relationships more arduous and painful. Friends are by each other until graduations. Each afterwards has his own career, bears different things in mind, and holds different political views.
We ourselves are preoccupied by a number of things, which have been so predominated that we could hardly spare some time minding relationships. We’ve got work, housework, movies, comics, netflix, dramas. They all take up most of OUR time - ours, not mine, or some others’.
The multifariousness has as well evoked the so-called sense of "isn’t this a planet of 8 billions people?", thus, got us to overlook relationships. In fact, however, we’re all being dogged by the lonely pandemic. We crave more tie for ourselves, yet less time for others. This is because we must work from hand to mouth, to service the freedom we have purchased (didn’t we ourselves insist on this forlornness?), and to act upon the social conventions.
Together with the friendship-love conflicts we’ve all too often told of from old-school literary works (which might have been true), those of the modern society have turn our lives rather miserable: we’ve set so high an expectation that the reality could rarely afford.
We’ve every so often longing for friend hangouts, still, those with friends "always crave friend gatherings so badly", many a time, fail their expectations since they’ve already been distracted - as usual -> less gatherings due to dissatisfactions -> more forlornness.

Never leap to judgement

The loneliness we’re undergoing is pretty much the doomed result of the historical flow. They are the fruits of the biological pains originated mega-annums ago and the era’s profound changes.
Such reformations, howbeit profoundly fundamental, have been as much smooth, which turns us negligent to our piecemeal dullness. Until the pandemic rocks us.
The young living on their owns still think of life as a bed of rose until they’re hardstuck in their own paradises for months. This, as far as can be seen, does hardly matter the traditional family model, wherein the whole family is together (turn to “Coco”).
Think of one day the Internet ceases to exist. Everything would go wild. Forasmuch as humans would turn ourselves caged animals.
This is dormant, take, for example, a war outbreak or some grave technical issues.
Personal efforts do work. Given that they’re exactly the only thing we can do to grapple with our own loneliness, they’re purely drops in the “historical flow” ocean.
The solution to the pandemic might be your turn to go, since the article is rather long.
Bear this in mind, we’re only lilliputians reigned by Brobdingnagians.
Thus, hold dear to our little time on this planet. Don’t let them dully pass by.
- Artist: NoA.
- Trans: Heinous.

REFERENCES:

[1] https://www.washingtonpost.com/science/2019/03/13/capturing-wild-animals-study-can-stress-them-death-is-it-worth-it/

[2] https://academic.oup.com/conphys/article/7/1/coz027/5528374

[3] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3056281/

[4] https://health.clevelandclinic.org/what-happens-to-your-body-during-the-fight-or-flight-response/

[5] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21093444

[6] https://en.wikipedia.org/wiki/Holocene_climatic_optimum

[7] https://www2.palomar.edu/anthro/homo2/mod_homo_4.htm

[8] Jansen, A. S. P., Nguyen, X. V., Karpitskiy, V., Mettenleiter,

T. C., & Loewy, A. D. (1995, October 27). “Central command neurons of

the sympathetic nervous system: Basis of the fight-or-flight response.”

Science,270, 644 -646.

[9] https://www.pep-web.org/document.php?id=paq.028.0572c

[10] https://www.amazon.com/Together-Connection-Performance-Greater-Happiness/dp/0062913298?ots=1&tag=thneyo0f-20&linkCode=w50

[11] http s: //ww w.plane tebook.com/free- ebooks/ro bi nson-crus oe .p df (xóa khoảng cách)

[12] https://expathealth.org/global-health-topics/loneliness-triggers-the-fight-or-flight-switch/

[13] https://www.britannica.com/science/loneliness

[14] I don’t know but… I think so.

[15]/[16] https://www.facebook.com/teammonsterbox/photos/a.2581348878812529/2580155795598504/?type=3

[17]  https://psycnet.apa.org/record/2017-14291-001 / https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2922929/ / https://heart.bmj.com/content/102/13/1009 / https://ebn.bmj.com/content/17/2/59 / https://journals.plos.org/plosmedicine/article?id=10.1371/journal.pmed.1000316


And further readings/special thanks to:


1. This original article help me a lot: https://www.newyorker.com/magazine/2020/04/06/the-history-of-loneliness

2. And so do the translate version one of Huskywannafly from Spiderum: https://spiderum.com/bai-dang/Coi-Nguon-Co-Don-nor

3. And this video of Kurzgesagt: https://www.youtube.com/watch?v=n3Xv_g3g-mA

If you wanna discuss more about the points of this article, read more in our other post:

- https://www.facebook.com/teammonsterbox/photos/a.2625511611062922/2623287874618629/?type=3&theater

- https://www.facebook.com/teammonsterbox/photos/a.2609434229337327/2604171063196977/?type=3&theater

- https://www.facebook.com/teammonsterbox/photos/a.2581348878812529/2580155795598504/?type=3&theater

- https://www.facebook.com/teammonsterbox/photos/a.2559004764380274/2560822174198533/?type=3&theater

- https://www.facebook.com/teammonsterbox/photos/a.2536949673252450/2534476463499771/?type=3&theater

- https://www.facebook.com/teammonsterbox/photos/a.2591031654510918/2595915834022500/?type=3&theater