Trịnh Công Sơn trong mắt nhà làm phim là kẻ dùng tài năng để tán gái :))
Phim tri ân những nhân vật nổi tiếng hay còn gọi là tiểu sử chưa bao là một đề tài dễ dàng cho những nhà làm phim trong nước cũng như trên thế giới sử dụng. Mới đây bộ đôi phim kể và tri ân nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng chẳng phải ngoại lệ. Dù đã là một sự thất bại được báo trước thế nhưng vì sao mình lại nói nó xứng đáng như vậy? hãy cùng xem:
Em và Trịnh qua góc nhìn của mình.
+) Thực ra trước khi bước vào rạp mình đã sẵn sàng tâm lí đón nhận một bộ phim tiểu sử thất bại nữa bởi thành thực mà nói thì Trịnh Công Sơn là một tuýp người quá khó để miêu tả nhất là chỉ trong thời lượng có 2 tiếng đồng hồ. Thế nhưng chỉ cần cái tên ma lực đó vang lên thì mình cũng như đại đa số những con tim yêu nhạc cũng sẽ kéo đến rạp ùn ùn xem phim thôi. Dù vậy việc đã chuẩn bị tâm lí như vậy xem ra vẫn là chưa đủ vì có Nằm mơ thì mình cũng chẳng thể ngờ rằng trải nghiệm xem phim lại có thể tệ đến vậy được. Hoàn toàn Thất vọng !
Vậy hãy bắt đầu nói kĩ hơn vì những thứ khiến mình thật vọng nhé :))
Lưu ý :sau đây hoàn toàn là quan điểm cá nhân cửa mình có thể đúng hoặc sai .
Trước tiên, khái quát về câu chuyện chính của phim
Vì là phim tri ân nên hãy bắt đầu với nhân vật chính của phim nhé :
- Trịnh Công Sơn cái tên mà chỉ cần nhắc đến cũng đã đủ để thu hút cả đám đông bởi lẽ tài năng của ông và những di sản ông để lại sẽ là vĩnh cửu và trường tồn với năm tháng, thế nhưng đáng buồn rằng cuộc đời cũng như chuyện tình duyên của ông thì lại khá lận đận. Đó chính là yếu tố mà các nhà làm phim muốn chuyển tải trong bộ phim lần này.
Well,Về Em và Trịnh thì đây là cuộc hành trình mà nhạc sĩ họ Trịnh giúp, hỗ trợ cô bạn đồng thời cũng là người tình mới người nhật Michiko hoàn tất luận án thạc sĩ, kết hợp với nhưng đoạn hồi tưởng của ông, ta thấy được những người con gái đã bước qua đời người nhạc sĩ và toàn cảnh những ảnh hưởng của họ lên cuộc đời đầy thăng trầm của ông.
<<khác với mọi khi mình sẽ chia phim làm 3 phần là hình thức, nội dung và nhân vật thay vì 4 phần vì thực sự đến giờ mình vẫn chưa nhận ra được ý nghĩa thực sự của phim là gì.>>

1. Hình thức 

Nếu để chỉ ra đâu là phần mà mình thích nhất của phim có lẽ sẽ là khoảng 1-2 phút đầu vì quả thực mình đã choáng ngượp trước màu phim, chất lượng hình ảnh và âm nhạc của mà phim sở hữu. Thế nhưng khi phim tiến vào phần chính thì cái cảm xúc bạn đầu đó đã thực sự biến mất .Thậm chí mình và bạn đã đùa rằng có lẽ Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh nên đạo diễn nhạc kịch chứ không phải một phim điện ảnh vì thứ duy nhất mà bộ phim cũng như nhà làm phim này làm tốt hoạ chăng cũng chỉ gói gọn ở chỗ hình ảnh đẹp, nhạc hay chứ nội đúng quả thật khá ...

2. Nội dung : 

Để mà nói thì có dùng bao nhiêu từ cũng chẳng thể chê hết phần nội dung của phim khi khác với hình thức bên ngoài nội dung, thứ mà đáng ra phải rất được chú trọng - nhất là một phim tiểu sử như vậy - thì chẳng được đề cao. Nhịp phim không phù hợp cũng như cách sắp xếp khá khó hiểu tạo cho phim sự thiếu nhất quán và cảm giác rằng thực sự Sơn khá vô cảm khi trong vòng 2 tiếng chỉ có khoảng 3-4 cảnh thật sự thấy anh ta buồn mà trên thực tế theo tính cách đó thì số cảnh buồn của anh đang lý ra phải dày đặc hoặc chí ít là nhiều hơn. Nó làm mình cảm giác nhà làm phim chỉ làm những cảnh này chỉ để cho có cho đủ thôi vậy. Chả hạn khi Sơn buồn về sự không góp mặt của Ánh - người mà anh thương nhớ cả đời - thì chỉ sau bài hát với Mai câu chuyện thay đổi khi phim cho ta thấy cảnh đôi uyên ương này mớm đồ ăn cho nhau :?, thậm chí chẳng có một cảnh nào anh chàng tự hỏi rằng tại sao Ánh không đến ? - Câu hỏi theo mình bất kể người nào nếu rơi vào hoàn cảnh đó sẽ đều đặt ra - . Rồi câu chuyện tại sao Mai lại từ bỏ Sơn để sang nước ngoài khi ban đầu chính cô này luôn tỏ thái độ muốn ở cạnh Sơn ? thế nhưng nhà làm phim lại dành ra cả phút đồng hồ chỉ để thêm vào vài câu thoại vài hành động kiểu để tỏ ra sâu xa, hàm ý để rồi chẳng ai hiểu:?, cảnh người bạn cạo đầu vì sợ đi chiến trường :? việc chiếu phần bài hát do Hồng Nhung biểu diễn :? hay cuộc hội thoại về Nga -người mà nhạc sĩ suýt thành hôn- :?
<<thực ra công bằng mà nói thì Hồng nhung và Nga cũng là một trong những người tình nổi tiếng của ông nhưng cũng đâu cần cho thêm vào kiểu giống như cố nhồi nhét như vậy đâu chứ ?? >>
Vậy đó, công nhận rằng đây là phim kể về những người bạn, người phụ nữ đã đi qua và mang lại cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn muôn vàn cảm hứng nhưng nếu sự xuất hiện của họ chẳng có vai trò gì, chẳng có phần câu chuyện phía sau thì liệu có nhất thiết phải thêm họ vào để rồi lại thiếu thời gian cho những nhân vật, câu chuyện đáng ra cần được coi trọng hơn chứ ?

3. Nhân vật

Đương nhiên đây sẽ là phần mình chê nhiều nhất vì đây dù sao cũng là một phim tiểu sử vậy mà nhân vật chính lại nhạt nhoà như vậy quả thực là không chấp nhận được!
- Trịnh Công Sơn: 
Nhạt nhoà thiếu chính kiến !
((Mình sẽ không đả động quá nhiều về tuyến truyện khi đã qua sườn dốc vì theo mình nó có thời lượng quá ít và nhạt nhoà có lẽ chủ yếu chỉ xuất hiện để kể về câu chuyện tình yêu của Sơn và Michiko .))
 Đầu tiên, Sơn của 15 phút đầu khiến mình gần như đã muốn bỏ hẳn về bởi lẽ những hình ảnh Trịnh Công Sơn trong mắt nhà làm phim quả thực là khủng khiếp với một người thích nhạc Trịnh như mình
Bộ phim bắt đầu khi nhạc sĩ tình cờ thấy diễn một cô gái xinh đẹp vậy điều đầu tiên anh ta làm là gì :? Theo chân về tận nhà :? nghe thôi đã sặc mùi biến thái. Hay 3s trước còn si mê cô chị 3s sau lập tức cảm nắng cô em rồi trên đường về lại viết ra được một bài hát cho cô chị ? Không biết biên kịch đã nghĩ gì khi lồng ghép những chi tiết kiểu đó vào một bộ phim có cái mác là Tri ân.
 Ngoài ra những cảnh ở Tuyệt Tình Cốc cũng như khi lần chính thức gặp mặt Diễm khiến cho hình tượng Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn của mình gần như mất sạch vì  theo như những gì mình biết sau khi bố mất chính Sơn và mẹ đã đứng ra cán đán, cố gắng thay ba chăm sóc gia đình. Ông còn được miêu tả là nghiệm nghị, tác phong và gia giáo - thứ mà thực ra cũng được nhắc qua đôi ba lần trong phim những nói thật là vô thưởng vô phạt :)) -. Vậy tại sao một người như vậy lại có thể hèn mọn như trong phim được cơ chứ :? anh ta ăn mặc luộm thuộm, chậm chạp và có phần hơi công tử bột hay kiểu một nhạc sĩ hơi có vấn đề về não vậy?
Thậm chí mình đã phải tự nhủ ít nhất 3 lần rằng đấy là sự rụt rè của người mới yêu hay sự ngượng ngùng của tuổi trẻ. Để rồi nhận lại được gì? một cú quay ngoắt biến ông thành một tên trai hư theo đuổi mọi cô gái hay kiểu mấy tên thanh niên học đàn tán gái ? Người được miêu tả là mới trước đó vài giây còn nói là nếu mất Ánh thì anh như mất đi cả cuộc sống lại hạnh phúc cùng một cô gái khác với chẳng chút buồn sầu nào :? 
- Lệ Mai ( khánh Ly ) :
cái gì nhức khối cần nói trước. Đây là cô gái được chiếm sóng nhiều thứ 3 của câu chuyện thế nhưng thứ ta nhận lại từ cô thì gần như bằng không ta thậm chí chẳng biết giữa họ là loại quan hệ gì khi Sơn níu giữ cô qua điện thoại nhưng cũng chẳng biết tại sao hai người đang vui vẻ lại chia ly. thứ duy nhất ta biết cô và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã có một khoảng thời gian đẹp bên nhau vậy thôi :))cụt lủn và vô nghĩa :!
.
- Michiko và Dao Ánh:
- nàng thơ người Nhật cùng với Ánh có lẽ là hai điểm sáng hiếm hoi trong dàn nhân vật của phim khi họ mang cho ta thấy được một cô gái Châu á nói riêng và toàn cầu nói chung trong thời đại mới- một cô gái hiện đại -. Họ chịu thương, chịu khó, hiền dịu nết na nhưng khi tình yêu đến cũng là người chủ động, mạnh mẽ, dữ dội thế nào, Để rồi khi đưa ra quyết định cuối cùng họ dứt khoát và sẵn sàng đương đầu với tất cả những khó khăn trong quyết định của bản thân. Thế nhưng việc có ít đất diễn và một kịch bản nghèo làn khiến cho hình ảnh của họ trong mình chỉ ở mức ổn chứ chưa hẳn là sâu sắc, gây thương nhớ như nhiều người đã đánh giá.
<< có thể sẽ có nhiều bạn hỏi tại sao mình lại gộp 2 người này vào chung >>
( Mình biết có rất nhiều người đã và đang dành lời khen cho Ánh kiểu một cô gái ai bất kể cậu trai nào đều muốn gặp trong đời mà chẳng nhận ra Michiko người mà cũng nhận được cách xây dựng tương tự: một kiểu câu chuyện, một kiểu tính cách tương tự chỉ khác rằng thời gian hạn hẹp hơn khiến hình ảnh Michiko không rõ nét như Dao Ánh được. Vậy nên mình mới quyết định gộp chung 2 người này để nói vì tại sao phải tách ra, nhắc lại khi quả thực nó chẳng có quá nhiều điểm khác biệt ?.)

Tổng kết lại: Nếu như bạn đang tìm một bộ phim để có thể hiểu hơn về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì có lẽ "Em và Trịnh" sẽ chẳng phải một lựa chọn tốt đâu.

mình sẽ chỉ cho phim 4/10 :)) trong đó 4 điểm là dành cho âm nhạc :))
Nếu có ý kiến gì về phần đánh giá xin hãy cmt để  mình tiếp thu nhé. mình xin chân thành cảm ơn ạ.