Hẳn với những ai đã từng xem những series phim Stranger Things hay Big Bag Theories, hay thậm chí đã từng có một tuổi thơ với tựa phim hoạt hình Dungeons & Dragons thường được phát sóng lúc 6h chiều cũng đã từng nghe đến thuật ngữ cùng tên, hay cả những con quái vật như Demogorgon, Mind Flayer, Tiamat,... Tất cả những tên gọi ấy đều bắt nguồn từ một tựa game Tabletop đã trải dài suốt gần 50 năm và đã trở thành một hình ảnh biểu tượng của văn hóa của phương Tây cho tới ngày nay.
Animated series Dungeons & Dragons nổi tiếng một thời
Animated series Dungeons & Dragons nổi tiếng một thời
Vậy Dungeons & Dragons, hay D&D là gì? Là một tựa game giả tưởng, kể chuyện nhập vai khởi nguồn từ lâu đời, D&D không hề cần tới sự can thiệp của máy tính, khi tất cả những gì bạn cần là giấy bút, xúc xắc và trí tưởng tượng của bạn. Từ bài viết này, mình sẽ đề cập tới phiên bản mới nhất của game hiện nay "Fifth Edition -5e". Trong trò chơi, một người sẽ đóng vai Người dẫn chuyện (Dungeon Master - DM), trong khi những người chơi còn lại sẽ ra quyết định dựa theo hoàn cảnh mà DM đưa ra. Để đơn giản hóa, quá trình sẽ chia thành ba bước: 1. DM miêu tả hoàn cảnh xung quanh 2. Players ra quyết định cho nhân vật của mình dựa trên hoàn cảnh đó 3. DM đưa ra kết quả của quyết định trên, và từ đó tạo ra hoàn cảnh mới.
Để dễ hiểu hơn, có thể ví dụ như sau:
DM:"Bạn đang lê chân trên sa mạc, mệt mỏi và kiệt sức. Bỗng bạn nhìn thấy một thân hình nằm úp trên mặt cát, không hề nhúc nhích..." Player A: "Tôi sẽ tiếp cận từ từ, để xem nó trông như thế nào" DM: "Khi bạn tới gần hơn, đó là một người đàn ông với một chiếc đầu hói, áo vest, đang ôm chiếc balo của mình và không hề nhúc nhích." Player A: "Tôi nghĩ không phải việc của mình, tôi sẽ bỏ đi." Player B: "Tôi thì sẽ tới gần, đá nhẹ vào thân ông ta để kiểm tra" DM: "Trong khi A bỏ đi, B tới gần và kiểm tra, dường như ông ta còn sống , nhưng không đủ tính táo nữa, miệng ông ta mấp máy gì đó..."
Một điều cần phải nhắc tới, đó chính là trí tưởng tượng của bạn. Mọi hành động, mọi quyết định của người chơi, dù là players hay DM cũng có thể tự biên tự diễn, không cần theo bất kì khuôn khổ nào. Hoàn cảnh và quyết định sẽ cứ đan xen nhau như vậy tạo thành những tình huống cụ thể, rồi kết hợp lại, chúng ta có được một câu chuyện nhập vai hoàn chỉnh. Đây là một trong những giá trị cốt lõi của trò chơi, khi tất cả các sự kiện có thể thiên biến vạn hóa tùy theo quyết định của cả 2 vai trò DM và Player. Ngoài ra, một biến số thú vị cần phải nhắc đến đó chính là những viên xúc xắc.
Bạn mới chỉ biết tới 6 mặt ư, hãy làm quen với 4 mặt, 12 mặt, 20 mặt!
Bạn mới chỉ biết tới 6 mặt ư, hãy làm quen với 4 mặt, 12 mặt, 20 mặt!
Chúng chính là thang đo kết quả hành động của người chơi, càng cao càng tốt. Muốn cậy khóa cửa ư? Đổ ra trên 12 thì được. Muốn lén lút? Tầm nhìn của đối phương là 15, hãy vượt qua nó. Chính sự may rủi của những viên xúc xắc đã khiến cho trò chơi tràn đầy tính biến ảo, khi mỗi con số sẽ dẫn tới những kết quả khác nhau.
Giết được con Boss rôi!!! (Stranger Things mùa 1)
Giết được con Boss rôi!!! (Stranger Things mùa 1)
Tuy mọi thứ có thể dễ dàng thay đổi như vậy, nhưng thông thường tựa game sẽ luôn có một cốt truyện cụ thể, như lạc vào vùng đất ma quỷ, đi tìm chén Thánh, ... cùng một số luật căn bản như chúng tộc, lớp nhân vật, phép thuật,... Tuy nhiên, chúng ta sẽ bàn về nó vào một topic sau.

Kết

D&D chắc chắn là một trong những sản phẩm vĩ đại nhất của trí tưởng tượng, khi tất cả người chơi cùng nhau thêu dệt nên những cuộc phiêu lưu thần bí, những bản anh hùng ca, hay đơn giản là những câu chuyện cười ra nước mắt khi xúc xắc ra số 1. Tất cả phụ thuộc vào khả năng và sự may mắn của bạn khi đến với trò chơi này.