Có mem nào muốn xuyên không quay ngược lại thời phong kiến tham gia thi cử không? Nếu có thì nhớ kĩ mấy điều này đã nhé.
Phát hiện mang tài liệu vào phòng, đeo gông cùm một tháng rồi bị đánh 100 roi. Nói chuyện ồn ào thì cả thí sinh lẫn các vị giám thị đều bị truy tội. Bài thi phải viết loại chữ chân phương, thiếu một nét, một chấm tức là mắc một lỗi. Cuối bài thi phải ghi rõ số đã xóa, bỏ sót và sửa chữa. Quả đúng là bút sa gà chết hic. Luật lệ như thế mà vẫn có mấy vụ gian lận vang tiếng từ xưa đến giờ.
Trường thi Nam Định năm 1912
Trường thi Nam Định năm 1912

Giám thị Cao Bá Quát sửa bài dùm thí sinh

Cao Bá Quát hồi đó được cử đi chấm thi Sơ khảo trường thi Thừa Thiên. Trong lúc chấm thì gặp mấy bài văn hay nhưng lại phạm húy. Thương tình người có tài, không muốn vì lỗi nhỏ thế mà đánh trượt họ, ông cùng Phan Thời Nhạ lấy muội đèn làm mực chữa 24 bài, trong đó có 5 thí sinh đỗ cử nhân.
Sau khi kết quả được trả về, các sĩ phu đặt dấu chấm hỏi kiểu “sao mày đỗ còn tao không?”, thế là Bộ Lễ và Viện Đô bắt tay vào điều tra. Cao Bá Quát nhận tội “Là do tôi thấy bài hay sính bút làm vậy chứ không ai gửi gắm, dặn dò gì cả”.
Nhưng cuối cùng, ông vẫn chịu tội tử hình. Sau này được giảm án thành giảo giam hậu tức là giam lại, chờ thắt cổ sau và sau cùng là được pháp lập công chuộc tội.
Các vị giám khảo trông thi
Các vị giám khảo trông thi

Giúp con Tể tướng gian lận thì xử tử ngay

Tiến sĩ Ngô Sách Tuân thời đó được cử đi trông thi ở Thanh Hóa, trước khi đi thì được Tham tụng Lê Hy nhờ vả giúp đỡ đứa con trai của ổng cũng thi trường ấy, tiến sĩ nhận lời. Sau khi ráp phách thì con trai Lê Hy không đỗ, Ngô Sách Tuân đưa bài nhờ ông giám khảo khác phê là đỗ.
Chuyện đến tai quan Tham chính Phan Tự Cường và rồi bị tâu lên chúa Trịnh. Triều đình khép Ngô Sách Tuấn tội chết, một số quan giám khảo liên quan bị mất chức.
Còn một số vụ gian lận như Đặng Tế Mỹ năm 1826 đi thi lén lút đem tài liệu vào phòng, bị phạt đóng gông 1 tháng; con trai Lê Quý Đôn bị dính án vì đổi bài thi cho bạn. Sống trong thời đại “1 người làm quan, cả họ được nhờ” ai cũng muốn đỗ đạt, nhưng việc gian lận thì có thể giết chết một cuộc đời lúc đó.
* Nguồn tham khảo: Đời sống pháp luật, Tổ quốc