Đôi nét về Hố đen (hay Lỗ đen)
Bài viết tham khảo thông tin từ trang web của NASA
Hố đen là một nơi trong không gian. Ở đó, lực hấp dẫn sẽ kéo mọi thứ vào nó, ngay cả Photon ánh sáng cũng không thể lọt ra ngoài. Lực hấp dẫn nơi đó rất mạnh bởi vì toàn bộ vật chất đã bị nén vào một khoảng không gian cực nhỏ, và điều này có thể xảy ra khi một ngôi sao đang dần chết đi, và ngôi sao ấy rơi và chính nó.
Vì không có ánh sáng có thể lọt ra ngoài được nên con người
không thể nhìn thấy lỗ đen. Chúng dường như vô hình!
Kính viễn vọng không gian với các công cụ hỗ trợ đặc biệt có thể giúp bạn tìm ra lỗ đen. Với các công cụ ấy bạn có thể thấy những khác biệt
của một ngôi sao ở gần lỗ đen và một ngôi sao khác.
Lỗ đen lớn đến mức nào?
Các lỗ đen có thể lớn hoặc nhỏ. Các nhà khoa học cho rằng các lỗ đen nhỏ nhất chỉ nhỏ bằng một nguyên tử, nhưng khối lượng chúng có thể bằng cả một ngọn núi. (khối lượng là lượng vật chất, hay "chất" trong một vật thể).
Một loại lỗ đen khác được gọi là "sao". Khối lượng của nó có thể gấp 20 lần khối lượng của Mặt trời. Có thể tồn tại trong dải ngân hà của chúng ta rất nhiều hố đen khối sao như vậy.
Các lỗ đen lớn nhất được gọi là "lỗ đen siêu khối lượng". Những lỗ đen này có khối lượng gấp 1 triệu lần khối lượng Mặt trời. Các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng rằng mọi thiên hà rộng lớn đều chứa một lỗ đen siêu khối lượng ở trung tâm của nó. Hố đen siêu khối lượng ở trung tâm của dải Ngân hà Milky Way của chúng ta được gọi là Sagittarius A (dịch: Nhân Mã A). Nó có khối lượng bằng khối lượng của khoảng 4 triệu Mặt Trời và có thể nằm gọn trong một quả cầu rất lớn, nơi có thể chứa đến vài triệu Trái Đất.
Sự hình thành các lỗ đen
Các nhà khoa học cho rằng những lỗ đen nhỏ nhất hình thành
khi vũ trụ bắt đầu. (vũ trụ bắt đầu theo thuyết Vụ nổ lớn)
Hố đen khối sao được tạo ra khi tâm của một ngôi sao cực lớn rơi vào chính nó, hoặc khi ngôi sao đó sụp đổ. Khi điều này xảy ra, nó gây ra một Siêu tân tinh. (Siêu tân tinh hay sao siêu mới là một sự kiện thiên văn học biến đổi tức thời xảy ra trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa sao ở các sao khối lượng lớn, mà một vụ nổ khổng lồ cuối cùng đánh dấu sự hủy diệt của sao, nguồn: Wiki)
Các nhà khoa học cho rằng các lỗ đen siêu lớn được tạo ra cùng lúc với thời gian hình thành thiên hà mà chúng đang ở.
Nếu lỗ đen là "một màu đen", làm sao các nhà khoa học biết chúng tồn tại ở đó?
Bạn không thể nhìn thấy lỗ đen vì lực hấp dẫn đã kéo toàn bộ ánh sáng vào giữa lỗ đen. Nhưng các nhà khoa học có thể nhận biết nhờ lực hấp dẫn mà nó tác động đến các ngôi sao và khí xung quanh nó. Các nhà khoa học có thể nghiên cứu các ngôi sao để biết được liệu chúng có đang bay xung quanh, hay quay quanh quỹ đạo của một lỗ đen hay không?
Khi một lỗ đen và một ngôi sao ở gần nhau, "ánh sáng năng lượng cao" được tạo ra. Loại ánh sáng này không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Các nhà khoa học sử dụng vệ tinh và kính thiên văn trong không gian để có thể quan sát loại ánh sáng này.
Liệu lỗ đen có thể hủy diệt Trái đất?
Các lỗ đen không di chuyển trong không gian và "ăn" các ngôi sao, các mặt trăng và các hành tinh. Trái đất sẽ không bị rơi vào hố đen vì không có hố đen nào đủ gần với hệ Mặt trời để Trái đất có thể bị rơi vào.
Giả như có một lỗ đen có cùng khối lượng với Mặt trời thay thế cho Mặt trời, Trái đất vẫn sẽ không bị rơi vào, Trái đất và các hành tinh khác sẽ vẫn quay quanh lỗ đen đó như khi chúng quay quanh Mặt trời bây giờ.
Và vì Mặt trời là một ngôi sao không đủ lớn, nên nó sẽ không thể trở nên một lỗ đen!
NASA đang nghiên cứu về các lỗ đen như thế nào?
NASA đang sử dụng các vệ tinh và kính thiên văn trong không gian để tìm hiểu thêm về các lỗ đen, và nó cũng giúp các nhà khoa học trả lời các câu hỏi về vũ trụ.
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất