Đọc bằng cảm xúc hay lý trí?
Có bao giờ ta tự hỏi, tại sao truyện ngôn tình, tin giật tít, truyện ma, tin nhảm nhí như chữa bệnh bằng sữa mẹ, nước tương... được...
Có bao giờ ta tự hỏi, tại sao truyện ngôn tình, tin giật tít, truyện ma, tin nhảm nhí như chữa bệnh bằng sữa mẹ, nước tương... được đọc, được share nhiều đến vậy? Trong khi những bài viết chất lượng trên Spiderum lại chẳng mấy người quan tâm?
Tại sao mọi người quan tâm đến sách selfhelp, cách làm giàu,... trong khi những cuốn sách về khoa học chính thống, lại có ít lượng người đọc?
Manh mối số 1:
Người đọc không có lỗi... Lỗi tại người viết.
Không phải ai cũng hoàn hảo - Chuyên môn cũng như năng khiếu viết văn chưa chắc song hành với nhau. Khi một bác sĩ giải thích cho bệnh nhân, về chuyên môn thì thật chắc chắn, nhưng cách giải thích thì chưa chắc người nghe đã hiểu, và lại càng khó để thu hút người nghe. Vì suy cho cùng, bác sĩ là bác sĩ, nhà khoa học là nhà khoa học, đâu phải là nhà văn hay nhà báo.
Nên đôi khi những bài viết, cuốn sách rất có giá trị về mặt thông tin, nhưng lại không thể thu hút hay giữ chân người đọc.
Ngược lại, nhà văn, nhà báo, cư dân mạng,... thông tin họ đưa ra đúng hay không thì chưa chắc chắn, nhưng cách viết thì lại khiến người đọc tin tưởng và thấy chắc chắn vô cùng :). Đó là cách những thông tin đầy sai lệch vẫn khiến người đọc tin sái cổ. Từng câu chữ, ẩn dụ, rồi những câu chuyện nhỏ nhỏ, những ví dụ cá nhân, khiến người đọc cảm thấy đồng cảm, tin tưởng, thấy học được thật nhiều, nhưng trong khi lượng thông tin cung cấp là không có, hoặc có nhưng sai lệch.
Và bạn sẽ nghĩ, nhưng sẽ có những người giỏi khoa học, và cũng giỏi cả văn, điều đó là đương nhiên có thể xảy ra.
Vậy tại sao những nhà khoa học không viết như nhà văn để kiến thức có thể đến rộng rãi hơn với mọi người?
Nếu bạn Tham gia Reddit, hẳn cũng quen thuộc với series ELI5 - Explain like I'm five, nơi những vấn đề khoa học, chính trị,... phức tạp nhất được lý giải đơn giản nhất có thể (đến mức đứa trẻ 5 tuổi cũng hiểu được). Tại sao họ có thể làm được điều này? Nhưng sao những nhà khoa học khi viết sách không làm như vậy?
Hãy đọc một mẩu ELI5 bất kỳ, bạn sẽ thấy họ sẽ hoặc là lược giản vấn đề (bỏ đi nhiều chi tiết) hoặc là so sánh với 1 sự kiện/ sự vật nào đó đơn giản hơn, để giúp người đọc dễ hiểu hơn.
Vào đây để xem: 1 ví dụ về ELI5
Nhưng chúng ta phải chấp nhận 1 sự thật rằng, khoa học là sự phức tạp, và việc so sánh đó không hề mang tính chất tuyệt đối, không diễn tả toàn diện, chính xác bản chất của hiện tượng, sự việc.
Và việc làm cho thông tin dễ hiểu, dễ đọc hơn vô tình làm biến đổi bản chất của thông tin. Nên dù nhà khoa học hoàn toàn có thể nghĩ ra cách viết thu hút hơn, họ sẽ không làm như vậy để rồi làm sai lệch kiến thức. Điều tốt nhất họ có thể làm là trình bày rõ ràng, rành mạch.
Vậy vấn đề nằm ở đâu?
Manh mối số 2:
Không phải người viết, thì tại người đọc thôi???
Bạn có ngại khi đọc bài viết dài dòng này? Bạn chỉ muốn đọc kết luận và áp dụng công thức chứ không muốn đọc phần trình bày cách tìm ra/chứng minh công thức (trong khi phải chăng đó mới là điều nên đọc?)?
Chúng ta ngại sự phức tạp. Chúng ta để những cái title thật kêu, để ngôn từ điêu luyện, để những ví dụ đầy tính cá nhân của người viết, cũng như để cảm xúc của chính chúng ta dẫn dắt. Chúng ta chọn sự dễ dàng.
Tốt thôi, nếu bạn đọc giải trí, tìm kiếm một cái gì đó thay đổi cảm xúc, để cảm thấy tốt hơn, hay tìm kiếm một cái nhìn mới về vấn đề nào đó. Bất cứ cái gì đáp ứng được nhu cầu của bạn thì được coi là hữu ích với bạn, hãy cứ đọc truyện ngôn tình, hay đọc sách self-help.
Nhưng chỉ đừng đọc bằng cảm xúc, vì thế đã mất đi một phần ý nghĩa của việc đọc, đó là để lấy kiến thức, để học hỏi. Hãy đọc bằng lý trí.
Giống như mấy đồ ăn nhanh ngon nghẻ dễ nuốt, nhưng lại không tốt cho sức khỏe, còn đồ ăn healthy thì thường khó nhai đó.
Đọc cũng vậy, những cái gì nghe hay ho dễ dàng chưa chắc đã tốt bằng những điều khô khan và phức tạp. (Lại một kiểu so sánh văn học khập khiễng này :D)
Nếu bạn muốn nắm bắt khoa học thực sự, đừng e ngại sự phức tạp, bởi vẻ đẹp của khoa học, hay những điều bổ ích, đôi khi lại nằm ở chính sự phức tạp của nó. Và để lĩnh hội được, cần đọc bằng một lý trí vững vàng. (Đương nhiên là đọc mấy cái đó cần tập trung cao độ rồi.)
Đọc một cái gì đó đừng chỉ vì cách viết hay, mà hãy đọc chính nội dung bên trong từng câu chữ. (Một ví dụ nhảm khác là giống yêu một người đừng vì vẻ bề ngoài mà còn cả bên trong của người ta nữa).
Kết luận từ 2 manh mối
Theo bạn, bài viết này được bên ngoài, bên trong, hay cả 2 đều dở tệ?
Và sau phút giây này, bạn chọn đọc bằng lý trí hay cảm xúc?
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất