The question is, are we trying to do the right things?
Có một ông già sống ở một nơi quanh năm bao phủ bởi tuyết trắng. Một ngày nọ, ông đem cần ra câu cá ở dòng sông băng. Ông ngồi im lặng thả cần, nhưng từ sáng tới chiều mà không câu được con cá nào.
Bỗng dưng có một cậu bé đến câu gần đó, mà lại còn đem theo cả máy phát nhạc ầm ĩ. Thấy vậy, ông già bèn than:
_ Không có cái ngu nào như cái ngu của tuổi trẻ, phát nhạc ầm ĩ thế kia mà đòi câu được cá hay sao.
Vừa dứt lời thì cậu bé giật cần, câu được một con cá lớn. Sau đó một chút, cậu lại câu được thêm con nữa. Cứ thế, cậu câu được cả đống cá.
Ông lão bực tức lại gần, hằn học hỏi cậu bé: "Tại sao ta ngồi im lặng từ sáng tới chiều không được, huống gì chú mày lại đem cả máy phát nhạc đi mà lại câu được nhiều vậy?"
Cậu bé liền giơ nắm tay đang nắm cả đống giun đất cho ông xem và nói: "Điều quan trọng là ông phải giữ cho mồi câu được ấm."
.
Đối với cậu bé mà nói, cậu ta làm điều đúng đắn là giữ mồi câu được ấm. Còn đối với ông già, điều đúng đắn chính là im lặng và câu cá. Đối với ông ấy, đem máy phát nhạc đi câu là một sự ngu dốt của tuổi trẻ.
Cả ông già và cậu bé, đều đang làm điều đúng đắn theo mình. Có điều khi càng lớn, chức vụ càng cao, hay hình ảnh càng nổi trội thì mình thường hay tin vào kinh nghiệm của mình và tin rằng những điều mình làm là chân lý. Rồi lại nhảy vào cái hố do chính mình tạo nên
.
The question is, are we trying to do the right things?
Câu này các đồng nghiệp trong công ty mình sử dụng rất nhiều trong lúc tranh luận. Nó được các senior sử dụng khá nhiều như là một câu chốt hạ cho một giải pháp nào đó.
Vấn đề là, làm sao để biết được những điều mình sẽ làm là đúng?
Thực tế thì để xác định được đâu là một điều đúng đắn theo một cách lý tính  là một việc rất khó. Chính vì thế nên mới sinh ra các loại phương pháp như "5 whys"  hay là "data driven", chỉ là để xác định được đâu sẽ là điều đúng đắn mà mình cần phải làm/ giải quyết.
Tuy nhiên, cuộc sống có rất nhiều ngữ cảnh, nên các phương pháp trên chỉ được gói gọn trong một ngữ cảnh cụ thể nào đó, với tác dụng làm tăng khả năng đúng cho việc ra quyết định. 
Nói cách khác, không có phương pháp duy lý nào là viên đạn bạc cho tất cả mọi điều. Điều mình nghĩ là đúng cũng có thể là sai ở một ngữ cảnh khác, ví dụ như:
_ Một người chưa thấy ma sẽ nói là ma không có thật. 
_ Mô hình thành công ở công ty này chưa chắc đã thành công ở công ty khác. 
_ Công ty mới thành lập chưa có khách hàng đã vội tính đến việc scale lên hàng chục ngàn người dùng.
Kết:
Điều mình nghĩ là đúng cũng có thể là sai ở một ngữ cảnh khác. Duy lý chỉ phát huy tác dụng nếu nó được xuất phát từ một chân lý và được gắn trong một ngữ cảnh cụ thể. Trong nhiều vấn đề, càng duy lý lại càng làm mình ngu đi.