Lưu ý: Bài này mình reup, nguồn sưu tầm, không rõ tác giả nhưng thấy hay nên đăng, mời các bạn đọc và cho ý kiến nhé!
Xem lại phần 1 tại đây.
Trong vòng 5 năm trở lại đây, phong trào remake (làm lại) phim đã nở rộ lên như một ngôi sao sáng sau cơn mưa. Xuất hiện lác đác từ những năm 2015, chỉ trong vòng 2 năm ngắn ngủi, hơn gần hàng chục, hàng trăm đầu phim điện ảnh đủ mọi thể loại đã được ra đời cùng vô số những bộ phim truyền hình dài tập khác phủ sóng trên mọi "Tivi" màn ảnh nhỏ với khán giả nước nhà. Tất cả những điều đó đã nói rõ lên một sự thực, rằng remake không chỉ còn đơn thuần là một "hot trend" nữa, mà đó đã là một xu hướng thực sự lâu dài, có ảnh hưởng rất lớn tới bộ môn nghệ thuật thứ 7 của nước nhà và có thể sẽ thay đổi một cách toàn diện bộ mặt của nghành điện ảnh Việt Nam trong tương lai gần.

Từ trước những năm 2015, số bộ phim điện ảnh thực sự hay và chất lượng của Việt Nam hầu như là không nhiều, chủ đề quanh đi quẩn lại chỉ có kinh dị và hài. Dù là hai thể loại được nhiều khán giả ưa chuộng, thế nhưng những bộ phim có cùng thể loại trên đều hầu hết chỉ là những bộ phim "nửa nạc nửa mỡ": hài chẳng ra hài, kinh dị cũng chẳng ra kinh dị, tâm lí nhân vật thì hời hợt, miếng cười thì chả ra đâu vào đâu, kĩ xảo làm thì còn không bằng cả con nít quậy chơi. Biên kịch bán chữ nuôi thân, đạo diễn nhận hối lộ, diễn viên tranh nhau tạo scandal,... Đều chỉ là những gì mà khán giả có thể thấy được qua những dự án phim cứ nối gót nhau mà nổi lên rồi lại chìm đi một cách lặng lẽ trong sự nuối tiếc của những người có tâm với nghề.
Và trước sự trượt dốc "không phanh" đó, một tia sáng đã nổi lên, đó chính là remake (làm lại) phim. Ban đầu là "Yêu" (2015) rồi đến "Em là bà nội của anh" (2015); với doanh thu hơn hàng trăm (100) tỉ đồng cùng vô số những lời khen tích cực từ các nhà phê bình trong giới điện ảnh, khi đó, lại một lần nữa, chẳng ai ngu mà để cơ hội "trượt tay" cả.

Khởi đầu là hàng đơn vị, đến năm sau thì đã là hàng chục, rồi năm kìa là hàng trăm, cho đến bây giờ, số đầu phim được "Việt hóa" cả trên mặt trận điện ảnh lẫn truyền hình đều đã lên đến hàng nghìn, hàng chục nghìn. Từ Miu Lê đến Kiều Minh Tuấn, dòng phim remake cũng thực sự giúp nâng tầm tên tuổi của những diễn viên từ vô danh lên hạng A hạng B cùng vô số những lời khen có cánh cho các đạo diễn và nhà làm phim trong hiện tại.
Thế nhưng, lợi ích đâu chỉ có vậy. Cốt truyện có sẵn, xử lý tình tiết cũng đã xong hết rồi, nếu muốn nhanh thì chỉ cần cứ dựa vào đó mà quay theo là "OK", không tốn thời gian nếu lỡ phải biên tập lại một kịch bản hơn chục triệu "dở như hạch", cũng không tốn suy nghĩ một chút chất xám nào (nếu làm y như phim trước đã làm), với những tiện ích "ngon-bổ-rẻ" như thế, chả trách tại sao điện ảnh Việt Nam lại có nhiều phim remake tới vậy.

Nhưng, con dao tháo chuôi thì luôn là ngọn sắc, khi phong trào remake bắt đầu bão hòa, khán giả lại bắt đầu ngán ngẩm với những bộ phim "Tây hóa", "ngoại hóa" với dàn diễn viên quanh đi quẩn lại chỉ có nói chuyện trong cung điện nhà lầu, mà lại chẳng có nổi một cảnh làng quê, thành phố "thực sự" ở Việt Nam. Từ ban đầu là phao cứu sinh, rồi lại trở thành vật bán tiền; những nhà làm phim, biên kịch, đạo diễn và sản xuất phim hiện nay hầu hết đều rất thụ động về mặt ý tưởng, ỷ lại vào chất lượng của phm gốc và luôn chỉ chăm chăm vào việc làm sao để thu lợi cho mình mà bỏ qua cả cái tâm khi làm nghề. Mà đã là kiếm tiền rồi, thì nghệ thuật còn để ở đâu?
Trước những sự thay đổi về mặt chất lượng trong thời gian gần đây, khán giả cũng đã bắt đầu quay lưng lại với phim Việt một lần nữa, khiến cho những người thực sự có tâm với nghề lại trở nên khó khăn hơn để theo đuổi vì ngoài đó ra, còn có vô vàn những người khác cũng tham gia vào làm diễn viên, đạo diễn và biên kịch nhưng chỉ là để lấy lợi riêng trước mắt mà chẳng nghĩ đến tương lai của điện ảnh Việt Nam. Thiết nghĩ, dù có kiểm duyệt phim đi hay chăng nữa, thì những người làm phim cũng cần dùng một cái tâm để cải thiện chất lượng điện ảnh đối với phim Việt, chứ không phải là cứ làm cho có rồi xong, sợ kiểm duyệt mà không dám vươn lên những giới hạn mới cho bản thân. Rồi còn cả nhà nước cũng nên có sự đầu tư đối với điện ảnh nước nhà, chớ nên coi thường vì đó không chỉ đơn thuần là một thú vui để giải trí, mà đó còn là bộ mặt của bản sắc văn hóa Việt Nam, không thể nào một bộ phim về dân tộc ta lại chỉ có thể kể về sự dậm chân tại chỗ sau 10 năm thương mại hóa, tư nhân hóa của điện ảnh nước nhà được.
Thay vì kêu gọi "giải cứu phim Việt", hãy tự suy xét lại bản thân, chớ đừng ăn xin lòng thương của khán giả, bởi vì họ cần xem phim hay, chứ không phải để nghe những lời than vãn.

@Nguyễn Minh