[Dịch] Tại Sao Người Giàu Ngày Càng Bận Rộn?
Công việc đã tạo ra cho những người giàu một kiểu thỏa mãn nào đó mà trước đây họ thường tìm kiếm trong thời gian rảnh. Ngược lại, thời gian rỗi không còn là một dấu hiệu của quyền lực xã hội.
Dịch: tuu-nguyen.com
Hầu hết trong chiều dài lịch sử loài người, người giàu là những kẻ rảnh rỗi nhất. Trong “Dowton Abbey”, một bộ phim về tầng lớp thượng lưu tại Anh vào đầu thế kỉ 20, có một cô nàng quý tộc õng ẹo chưa bao giờ nghe đến từ “cuối tuần”: với quý cô này, ngày nào cũng rảnh vô cùng tận. Trái lại, những người nghèo đều có một cuộc sống cực nhọc. Hans-Joachim Voth, một nhà sử học kinh tế tại đại học Zurich, chỉ ra rằng vào năm 1800, trung bình một người lao động tại Anh làm việc 64 tiếng một tuần. “Ở thế kỉ 19, bạn sẽ biết một người nghèo đến mức nào dựa vào số giờ làm việc trong một tuần của anh ta,” Voth nói.
Trong thời đại phát triển kinh tế hiện tại, câu chuyện hoàn toàn khác. Tổng số thời gian làm việc đã giảm mạnh sau một thế kỉ . Nhưng người giàu đã dần phải làm việc nhiều hơn người nghèo. Năm 1965, những người có bằng đại học, những kẻ có vẻ giàu hơn, sẽ có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn những lao động chỉ mới học xong cấp 3. Nhưng, cho đến năm 2005, số thời gian nghỉ ngơi của những người lao động có bằng đại học ít hơn tận tám tiếng so với những người chỉ tốt nghiệp trung học. Các con số từ Cuộc Khảo Sát Về Việc Sử Dụng Thời Gian tại Mỹ được công bố vào năm ngoái chỉ rằng: những người Mỹ với ít nhất một bằng cử nhân làm việc hơn những người chỉ có bằng trung học hai tiếng một ngày. Một cuộc khảo sát khác cho thấy rằng tỉ lệ những người Mỹ tốt nghiệp đại học làm việc trên 50 tiếng một tuần tăng từ 24% năm 1979 lên 28% năm 2006, và chỉ số này trong nhóm chỉ tốt nghiệp trung học lại giảm.
Có vẻ như: người giàu không còn là tầng lớp nhàn rỗi nữa.
Có nhiều lời giải thích cho vấn đề này. Một trong số đó liên quan đến “hiệu ứng thay thế”, theo lời của các nhà kinh tế học. Mức lương cao khiến cho thời gian rỗi đắt đỏ hơn: nếu bạn nghỉ ngơi càng nhiều, bạn càng phung phí phí nhiều tiền. Từ những năm 80, mức lương của những người ở top đầu đã tăng lên chóng mặt trong khi những người ở vị trí trung bình ngày càng được trả ít hơn. Sự bất công này khiến cho những người giàu điên cuồng làm việc hơn và những kẻ nghèo ngày càng có ít động lực hơn.
Đặc tính “nhất ăn tất” của nền kinh tế hiện đại càng khiến cho “hiệu ứng thay thế” rõ rệt hơn. Sự bao trùm của thị trường toàn cầu khiến cho những công ty tiến bộ nhận được những khoản lời kếch xù (ví dụ: Youtube, Apple hay Goldman Sachs). Lợi ích từ việc cho đối thủ hít khói không hề nhỏ. Nghiên cứu của Peter Kuhn từ ĐH California và Santa Barbara và Fernando Lozano từ ĐH Pomona chỉ ra rằng: Chuyện tương tự cũng xảy đến với giới lao động trình độ cao. Mặc dù họ không được chi trả ngay lập tức cho những giờ làm thêm, những người làm việc nhiều nhất thường sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ thị trường “nhất ăn tất” hiện tại. Trong khi vào năm 80, giữa những người cùng trình độ và cấp độ, một người làm việc 55 tiếng/tuần kiếm nhiều hơn 11% so với người làm 40 tiếng/giờ. Khoảng cách này đã tăng lên thành 25% vào những năm đầu của thiên niên kỉ mới này.
Các nhà kinh tế học nghiêng về lí giải rằng: “Hiệu ứng thay thế” sẽ bằng cách nào đó bị chống lại bởi “hiệu ứng thu nhập”: mức lương cao cho phép người ta thỏa mãn các nhu cầu vật chất tốt hơn, họ ngừng làm thêm và thay vào đó nghỉ ngơi nhiều hơn. Một tỉ phú, người đủ sức mua cả một hòn đảo, sẽ có ít động lực làm thêm giờ hơn. Nhưng định hướng xã hội mới có thể đã vô hiệu hóa hiệu ứng thu nhập.
Thực trạng làm việc và nghỉ ngơi trong giới nhà giàu đã thay đổi kể từ những ngày “Dowton Abbey” được phát hành. Quay lại năm 1899, Thorstein Veblen, một nhà kinh tế học Mỹ, người đồng thời rất xuất sắc trong lĩnh vực xã hội học, dùng tiền của mình để làm mọi thứ. Ông cho rằng thời gian rảnh là một loại “huân chương cao quý”. Người giàu có thể khiến người khác phải làm những việc chân tay, nhàm chán – mà theo Veblen là “nghề kinh doanh”. Tuy nhiên, thời gian rảnh của những người trong tầng lớp như Veblen có vẻ khá bận rộn. Họ làm những công việc “sang chảnh”: các hoạt động sáng tạo thử thách như viết lách, các hoạt động yêu nước hay tranh biện.
Lý thuyết của Veblen cần được cập nhật, theo một báo cáo từ một nhà nghiên cứu từ ĐH Oxford. Các công việc trong những ngành kinh tế cấp cao đang cần nhiều kiến thức và trí tuệ hơn. Những công việc nhàm chán, như trông thang máy, hay có vẻ hào nhoáng, như thiết kế thời trang, lại dần ít đi. Điều đó có nghĩa rằng: càng ngày, càng nhiều người được hưởng thụ sự “sang chảnh” ngay tại văn phòng. Công việc đã tạo ra cho những người giàu một kiểu thỏa mãn nào đó mà trước đây họ thường tìm kiếm trong thời gian rảnh. Ngược lại, thời gian rỗi không còn là một dấu hiệu của quyền lực xã hội. Thay vì vậy, nó đại diện cho sự vô dụng và thất nghiệp.
Có nhiều dẫn chứng ủng hộ lí thuyết này. Nghề khiến người ta thấy ít hạnh phúc là những công việc dịch vụ thường thường, ít đòi hỏi về kĩ năng. Sự thỏa mãn nghề nghiệp tăng lên, tỉ lệ thuận với mức độ cao quý của nghề nghiệp. Khảo sát từ Arlie Russell Hochschild từ ĐH California, Berkeley chỉ ra rằng: vì công việc ngày càng đòi hỏi nhiều trí tuệ hơn, con người dần bắt đầu hưởng thụ nó hơn những lúc ở nhà. “Tôi đi làm để thư giãn”, một người được phỏng vấn chia sẻ với bà Hochschild. Và người “nhiều của” thường cảm thấy rằng tha thẩn ở nhà chỉ tổ tốn thời gian. Một nghiên cứu năm 2006 tiết lộ: Số thời gian cho các hoạt động nghỉ ngơi thụ động của những gia đình có thu nhập 100 nghìn Đô dành ít hơn 40% so với những gia đình kiếm chưa đến 20 nghìn Đô.
Từ Chối Nghỉ Ngơi
Vậy còn những người lao động có trình độ giáo dục thấp hơn? Sự gia tăng thời gian nghỉ ngơi cho thấy những công việc thường thường và đòi hỏi ít kĩ năng của họ đã bớt bấp bênh hơn. Từ những năm 80, những người chỉ có bằng trung học ngày càng khó tồn tại hơn trên thị trường lao động. Vào năm 65, tỉ lệ thất nghiệp của những người này cao hơn 2,9% so với những người có bằng đại học trở lên. Con số này hiện tại là 8,4 %. “Những người có trình độ giáo dục thấp thậm chí không cần phải kiếm cách để có thời gian rảnh,” Erik Hurst từ ĐH Chicago giải thích. “Đôi lúc họ không tự nguyện được rảnh rỗi.” Ngoài ra, trong cộng đồng những người có mức lương thấp, hiệu ứng thu nhập cũng có sự thay đổi. Công nghệ thông tin, bằng cách mở ra một môi trường nhà ở rẻ và chất lượng cao, đồng nghĩa với việc những người kiếm ít không cần phải làm quá nhiều để có thể hưởng thụ một bữa nghỉ ngơi ra trò.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất