Image may contain: drawing
Bức thư đạt giải nhất cuộc thi viết luận 2016 International Essay Contest for Young People  
“Ước mơ của em là gì?” Vị giám khảo hỏi tôi trong kỳ thi tuyển sinh cấp 3. Như thể đã chờ đợi từ lâu, tôi trả lời một mạch theo những gì mình đã chuẩn bị sẵn. Nhưng trái tim tôi tự nhủ : "Đó không phải là giấc mơ của của cậu, phải không?”
Ở Nhật Bản, mỗi năm có khoảng 35.000 vụ tự tử, mức cao nhất trong bất kỳ quốc gia phát triển nào. Nếu Nhật Bản là quốc gia giàu có và thịnh vượng, thì tại sao lại có nhiều người tự đặt dấu chấm cho cuộc đời họ đến vậy? Tôi vẫn luôn tự hỏi mình như thế từ khi còn là một đưá trẻ. Nhưng sau khi vào trường trung học, tôi đã hiểu được lý do. Bởi tôi sống mà không có ước mơ.
Vào cấp 3, khi tôi nói với thấy giáo của mình rằng, "Trong tương lai tôi muốn trở thành bác sĩ và sẽ giúp đỡ trẻ em ở các nước đang phát triển". Thầy tôi đáp :"Tuyệt vời" Nhưng tôi đã kịp thấy cái nhếch môi nhạo báng mà ông dành cho tôi khi nói điều đó. Thời gian trôi qua, tôi từ bỏ con đường sự nghiệp mà tôi mong muốn vì nghĩ rằng mình không thể. Tôi ném đi cả ước mơ của mình và dần dần trái tim trở nên trống rỗng.
Nhưng rồi cuộc đời tôi đã rẽ sang một hướng khác. Năm lớp 11, tôi tình cờ bắt gặp một poster quảng cáo về việc thiện nguyện tại một trại trẻ mồ côi ở Indonesia trong kỳ nghỉ hè. Từ khi còn nhỏ, tôi đã luôn khao khát được tham gia vào các tổ chức hợp tác hỗ trợ quốc tế, và ngay lập tức quyết định lên đường.
Khi đặt chân tới Indonesia, tôi nhận ra đó là một môi trường hoàn toàn khác với Nhật Bản. Dù vậy, điều kiện khắc nghiệt ở đó cũng không là gì so với những điều tuyệt vời mà tôi có trong suốt quãng thời gian ở đây .Với tôi, cuộc sống ở Indonesia có mọi thứ mà ở Nhật không có. Ở Nhật, ba mẹ tôi thường về nhà rất muộn và tôi luôn phải ăn một mình, nhưng ở đây, “gia đình'” của tôi là 60 người ngồi bên nhau xung quanh một chiếc bàn ăn lớn.
Thức dậy vào buổi sáng đã từng là nỗi ám ảnh, nhưng giờ đây tôi thức dậy
với một tâm thế khỏe khoắn, lắng nghe thanh âm dịu êm của lũ trẻ hát thánh ca.
50 đứa trẻ mồ côi ở trại trẻ này, mỗi em đều có những hoàn cảnh đặc biệt mang chúng tới đấy, và chúng đang sống một cuộc sống tốt nhất mà chúng có thể. Và tôi đã học được nhiều điều từ chúng hơn tôi tưởng tượng.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài của cuộc hành trình, có một chuyện đã xảy ra khiến tôi khá ngạc nhiên. Đó là khi chúng tôi tổ chức Lễ hội Sao (Tanabata). Bọn trẻ được hỏi, "Ước mơ của em là gì?" và được phát những tấm thẻ nho nhỏ để viết câu trả lời của chúng lên đó. Tôi đã rất ngạc nhiên khi nhìn vào những tấm thẻ được gửi lại. Trong số 50 thẻ , chỉ có năm tấm có tên của một nghề được viết ra. Khi tôi hỏi một nhân viên của trại trẻ tại sao lại có chuyện như vậy, ông trả lời, "Thế giới của bọn trẻ rất nhỏ, vì vậy chúng chỉ có thể chọn lựa những nghề nghiệp quen thuộc với chúng. Và ngay cả với nghề nghiệp mà chúng biết, ước mơ của chúng cũng sẽ không thành sự thật, bởi chúng quá nghèo." Ông cũng nói thêm rằng đã có 30% số trẻ em trong trại trẻ mồ côi trở thành tội phạm.
Đó chính là kết quả của sự nghèo đói. Thật là một cú sốc lớn khi nhận thức được điều này sau một tháng sống cùng bọn trẻ. Tôi cũng nhận ra rằng cái nghèo có nghĩa là những đứa trẻ sẽ có rất ít những mơ ước để lựa chọn, và tôi đã rất ngạc nhiên bởi điều này.
Thế còn ở Nhật? Chắc chắn rằng đó là một đất nước giàu có. Dường như chúng ta có không giới hạn những lựa chọn cho tương lai của mình. Nhưng liệu có đúng trong trường hợp này? Khi nói về ước mơ của mình, tôi nhận được câu trả lời rằng điều đó quá viển vông. Và khi chúng tôi lớn lên, chúng tôi được dạy rằng “hạnh phúc” có nghĩa là vào được một trường học tốt, có một công việc ổn định, lập gia đình, và già đi.
Nhưng khi đến trại mồ côi và gặp bọn trẻ ở đó, tôi cảm nhận một hạnh phúc rất khác mà tôi chưa bao giờ thấy được. Hạnh phúc là khi ngồi bên một gia đình lớn, quây quần thưởng thức bữa cơm. Hạnh phúc là khi được chia sẻ ngay cả những gì nhỏ nhất mình có với những người bạn, người anh chị em của mình. Hạnh phúc là khi tập chung mọi sự chú ý, quan sát và cảm nhận những con người xung quanh mình . Những điều này liệu được coi là "Hạnh phúc" ở Nhật Bản không, tôi tự hỏi?
Cả Nhật Bản và Indonesia đều nghèo, bởi cả hai bên đều có rất ít sự lựa chọn để mơ ước. Ở Indonesia, đó là vì tiền. Ở Nhật, đó là do quan niệm hạn chế về hạnh phúc.
Hiện tại, tôi đang viết một cuốn sách. Cuốn sách giới thiệu về 200 nghề khác nhau, về các quốc gia trên thế giới và được viết bằng tiếng Indonesia. Tôi đang lên kế hoạch để cuốn sách sẽ đến tay các bé ở trại trẻ mồ côi vào tháng Tám năm nay (2016).
Sau đó, tôi muốn mở một "lớp học của những ước mơ", để dạy cho bọn trẻ thế giới này rộng lớn như thế nào và giới thiệu những cơ hội phát triển cho chúng. Tôi tin rằng “giáo dục ước mơ” là một nền tảng giáo dục cần thiết để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn - một tương lai mà trẻ em có có ước mơ và nỗ lực mỗi ngày để đạt được nó. Điều này, theo tôi, là cần thiết ở cả những quốc gia phát triển và đang phát triển.
Giờ thì tôi có một ước mơ - một ước mơ để mở rộng những cơ hội và lựa chọn có sẵn cho trẻ em. Và lần đầu trong đời, tôi nhận ra mỗi ngày mới đều ngập tràn hy vọng.
------------------------------------
“What is your dream?” the interviewer asked me during my high school entrance examination. As if I had been waiting for the question, the words I had prepared flowed smoothly out of my
mouth. But in contrast, my heart was saying: “You don’t really have a dream like that, do you?”
There are about 35,000 suicides a year in Japan, the highest of any developed country. If Japan is so wealthy and prosperous, then why are so many people taking their own lives? I had
been asking this question since I was a child. But after entering high school, I felt that I understood the reason why. I had no dream.
In junior high school, when I said to my teacher, “In the future I want to be a doctor and help children in developing countries,” my teacher answered, “Good. That’s wonderful.” But I didn’t fail to catch the little scornful laugh he made as he said it. Time after time, I gave up on an occupation that I aspired to, thinking that it was impossible for me. I threw away my dreams,
and gradually my heart became hollow.
That was when my turning point came. In grade 11, I saw a poster advertising volunteer work at an orphanage in Indonesia during summer vacation. Since I was a child, I had always
dreamed of participating in international cooperation efforts, and I immediately decided to go. When I got to Indonesia, I found an environment very different from that of Japan. But my enjoyment of the time I spent there far outweighed the harsh conditions. For me, living in Indonesia was everything that my life in Japan wasn’t. Whereas in Japan, my parents were often late coming home and I would eat by myself, here, my ‘family’ of 60 people sat together around a big dining table. Waking up in the morning used to be a bother, but now I woke up with a good feeling, listening to the children’s beautiful hymns. The 50 children in the orphanage each had their own circumstances that brought them there, and they were living their lives as best they could. I learned more things from those children than I can possibly count.However, after a good deal of time had passed during my stay, something happened that gave me quite a shock. It happened when we celebrated the Star Festival (Tanabata) with the children. The children were asked, “What is your dream?” and they were given cards on which to write their answer. I was very surprised when I looked at the cards that came back.
Among the 50 cards the children handed in, only five occupations were written. When I asked an orphanage staff member why this was the case, he replied, “The children’s world is very small, so they can only choose from occupations that are familiar to them. And even for the occupations they know, their dream won’t come true, because they are too poor.” He also told
me that 30 percent of the children in the orphanage go on to commit crimes. This is what poverty is, I realized. It was quite a shock to learn this, after I had been living with the children for a month. I realized that being poor meant that the children would have very few dreams to choose from, and I was taken aback by this.
How about in Japan? Certainly, Japan is a very wealthy country. It would seem that we have unlimited choices for our future. But is that really the case? When I talked about my dream, I was told that it was impossible for me. When we are growing up, we are told that ‘happiness’ means going to a good school, getting a good job, getting married, and growing old.
When I went to the orphanage and met the children there, I felt a kind of happiness that I’ve never felt before. The happiness of sitting together with the entire family to eat meals. The happiness of being able to share even what little you have with your brothers and sisters. The happiness of giving our full attention to the people in our lives. Could these things be called ‘happiness’ in Japan, I wonder?
Both Japan and Indonesia are poor, because in both countries, the choices for one’s dream are narrow. In Indonesia, it’s because of money. In Japan, it’s due to our narrow concept of happiness.
At present, I am writing a book. It’s a book that introduces 200 different occupations and all the countries of the world, and it’s written in Indonesian. I’m planning to have this book reach the orphanage in August of this year (2016).
After that, I want to open a ‘classroom of dreams,’ to teach children how big the world is and introduce the vast number of options available to them. I think this kind of ‘dream education’ is the education that is needed to build a better future—a future where children can have a dream and make progress toward achieving it. This, I think, is needed in both developed and developing countries. I now have a dream—a dream to broaden the choices available to children. And for the first time in my life, I am spending every day filled with hope.
Emily Ryan