Tổng tài sản được khóa trên các nền tảng DeFi tính đến thời điểm T6/2021. Nguồn: Defipulse

1. DeFi (tài chính phi tập trung) là gì?

Tài chính phi tập trung (DeFi) là một hệ thống tài chính nơi mọi sản phẩm tài chính đều được đưa lên các chuỗi khối phi tập trung công khai. Với DeFi, mọi nhà đầu tư đều có quyền giao dịch trực tiếp các sản phẩm tài chính với nhau mà không cần thông qua bên thứ ba như ngân hàng hoặc môi giới. Trên thị trường DeFi, nhà đầu tư sẽ không cần cung cấp bất cứ thông tin cá nhân gì (điển hình như CMND, số bảo hiểm xã hội may minh chứng tài chính) để có thể giao dịch. Nhìn chung, có thể hiểu DeFi là một hệ thống tài chính mới nhằm xóa bỏ các nhân tố trung gian và phi tập trung hóa hoàn toàn các hoạt động giao dịch (cơ chế hoạt động trái với các sàn giao dịch tập trung).
Sự xuất hiện của thị trường DeFi đã mở ra những cơ hội đầu tư mới điển hình như yield farming. Giải thích đơn giản thì yield farming cho phép nhà đầu tư sử dụng linh hoạt tài sản của mình để đầu tư vào các giao thức khác nhau để đạt mức lợi nhuận tối ưu nhất. Việc thị trường này thu hút được nhiều nhà đầu tư cũng giúp thúc đẩy sự xuất hiện của các sản phẩm cho vay thế chấp DeFi. Tổng số tài sản được thế chấp trên thị trường cho vay phái sinh tính đến cuối năm 2020 đã đạt 24 tỷ đô, và thị trường cho vay DeFi hứa hẹn sẽ còn bùng nổ hơn nhiều.

1.1. Tăng trưởng:

Chỉ trong vòng 14 tháng (cuối 2019 đầu 2020), tổng số tài sản được khóa trên các nền tảng DeFi đã tăng 5213% - từ 670 triệu đô lên 35,6 tỷ đô.
Defi là gì? Defi coin có lừa đảo không? list on Binace 2021
Nguồn: Kiemtienblog
Trên các nền tảng DeFi, tất cả các sản phẩm và tài sản đều có thể tương tác với nhau. Bản chất phân quyền của các nền tảng này cũng gây trở ngại khá lớn cho các cơ quan quản lý và giám sát. Nhờ vậy mà các nhà đầu tư có thể yên tâm rằng một sự kiện BitMEX 2.0 sẽ rất khó để xảy ra. Trong tương lai, ngay cả khi chính phủ siết chặt chế định, các nền tảng DeFi vẫn có thể sống tốt. Chính đặc điểm này sẽ thu hút đông đảo các nhà đầu tư gia nhập thị trường DeFi.
Cánh cổng dẫn vào thị trường DeFi là Ethereum. Với sự trỗi dậy của thị trường DeFi trong năm 2020, ngày càng có nhiều nhà đầu tư mã hóa bitcoin của họ trên Ethereum để có thể thế chấp trên các nền tảng DeFi khác nhau. Tính đến ngày 23/2/2021, tổng số BTC được mã hóa lên trên chuỗi khối Ethereum là 169991 BTC.

1.2. Một số nền tảng Defi

Các nền tảng DeFi phổ biến nhất hiện nay thường có liên quan mật thiết tới thị trường cho vay và các sàn giao dịch phi tập trung.
Tính đến tháng 2/2021, Compound, Maker và Aave đạt tổng dư nợ cho vay 7,8 tỷ đô (xem biểu đồ). Tuy nhiên, trước khi Compound ra mắt token COMP, tổng dư nợ cho vay trên thị trường DeFi chỉ đạt 159 triệu đô la. Như vậy, chỉ trong vỏn vẹn 8 tháng, ba nền tảng DeFi này đã tăng trưởng hơn 4800%.
What Is Aave? | Shrimpy Academy
Nguồn: Shrimp Academy
Có thể bạn sẽ tự hỏi: business model (mô hình kinh doanh) của các nền tảng này là gì mà có thể tăng trưởng nhanh như vậy?
Nhắc đến thị trường DeFi cũng không thể không nhắc đến các sàn giao dịch phi tập trung, với những cái tên đình đám như Uniswap, Curve, Bancor và Sushiswap. Khác với sàn giao dịch truyền thống, các sàn giao dịch DeFi thường sử dụng mô hình tạo thanh khoản tự động (AMM).
Về cơ bản, mô hình này sẽ cho phép người dùng (1) giao dịch ẩn danh trên các nền tảng DeFi và (2) đóng góp thanh khoản cho các pool thanh khoản. Thông qua đóng góp thanh khoản, người dùng sẽ được coi như một market maker và được thưởng vì đã tạo thanh khoản cho mạng lưới.
Với mô hình này, các sàn giao dịch phi tập trung đang mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư cá nhân đầu tư vào một thị trường mà đáng nhẽ chỉ dành cho các tổ chức lớn (các khách hàng lớn của sàn giao dịch và có tác động rất lớn lên tính thanh khoản của sàn).

1.3. Thế chấp bitcoin trên thị trường DeFi

What Is Wrapped Bitcoin? | CoinMarketCap
Nguồn: Coinmarketcap
Với nhiều nhà đầu tư, quá trình thế chấp bitcoin trên các sàn phi tập trung phức tạp hơn hẳn quá trình thế chấp trên thị trường phái sinh. Cách duy nhất để sử dụng bitcoin trên thị trường này là mã hóa bitcoin lên trên mạng lưới. Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường đã ghi nhận một số token ERC-20 được hỗ trợ bởi bitcoin, tuy nhiên mỗi loại lại có cơ chế vận hành lại hoàn toàn khác nhau. Trên thị trường DeFi, hiện có 4 loại token bitcoin chính:
1. Custodial: token bitcoin được hỗ trợ bởi bitcoin được nắm giữ bởi 1 bên thứ 3.
2. Hybrid: token bitcoin được tích hợp trên một giao thức mở phi tập trung
3. Synthetic: token có giá trị tương đương bitcoin nhưng lại không được hỗ trợ bởi bitcoin
4. Decentralized: token bitcoin được hỗ trợ bởi bitcoin tích hợp trên một giao thức phi tập trung hoàn toàn
Theo dữ liệu từ Dune Analytics, hiện có 169991 BTC được khóa trên các nền tảng DeFi. Kể từ tháng 6/2020, lượng BTC được tích hợp trên Ethereum đã tăng 3000% do nhu cầu thế chấp token bitcoin trên các nền tảng DeFi ngày càng lớn.
Biểu đồ dưới đây biểu thị thị phần của các token ERC-20 được hỗ trợ bởi BTC tính từ ngày 27 tháng 1.
Dễ thấy token chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường DeFi ở thời điểm hiện tại là Wrapped BTC (WBTC). Ước tính khoảng 115000 BTC đã được chuyển đổi sang WBTC, chiếm tới 71.8% thị phần. BitGo chính là đơn vị phát hành các WBTC mới trên mạng lưới Ethereum.
Token bitcoin ERC-20 lớn thứ hai là Huobi BTC (HBTC) với tổng cộng 22 000 HBTC được phát hành ra thị trường.
Một số token nhỏ hơn trên thị trường là renBTC (hybrid), SBTC (synthetic), và TBTC (decentralized).

1.4. Wrapped Bitcoin (WBTC)

Phần lớn WBTC được sử dụng trên các nền tảng cho vay, ví dụ như Aave, Maker và Compound. Từ biểu đồ có thể thấy ba nền tảng này hiện chiếm đến 46% tổng nguồn cung WBTC. 15% WBTC nằm trong pool thanh khoản của các sàn giao dịch phi tập trung.
Thị trường phái sinh DeFi cũng đang dần thành hình và hứa hẹn sẽ đem đến nhiều token BTC mới hơn nữa. Các sàn giao dịch phái sinh DeFi hiện đang nhắm đến các sản phẩm phái sinh thế chấp qua stablecoin.
ETH và các altcoin có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp trên thị trường DeFi không?
Có, và chính ETH sẽ dần soán ngôi BTC trên thị trường DeFi. Theo báo cáo quý 1/2021 của Genesis, công ty cho vay crypto lớn nhất thị trường, giá trị vay dư nợ ETH đã lần đầu tiên vượt qua BTC. Sự bùng nổ của thị trường DeFi đã thu hút thêm nhiều các quỹ đầu tư mạo hiểm vào thị trường này. Và để gia nhập thị trường DeFi, các quỹ này đã chọn ETH.
Trong quý 1 năm 2020, tổng dư nợ các khoản vay ETH trên Genesis chỉ chiếm vỏn vẹn 5,5%, nhưng lại tăng trưởng gấp ba lần lên 15,5% chỉ trong ba quý tiếp theo. Từ quý 4/2020 đến hết quý 1/2021, tổng dư nợ ETH đã tăng trưởng gấp 6 lần, từ 400 triệu $ lên 2,4 tỷ đô, qua đó chiếm được 27% tổng giá trị dư nợ cho vay của Genesis.
Cũng trong thời gian này, giá trị của lượng ETH được khóa trên các sàn giao dịch DeFi cũng đã tăng gấp 4 lần, từ 15 tỷ đô lên 60 tỷ đô.
Theo Genesis, hai nhân tố đằng sau sự trỗi dậy của ETH là chính sách lạm phát giá của ether và sự bùng nổ của Quỹ tín phát Greyscale Ether.
Grayscale Ethereum Trust (ETHE) Premium Sets All-Time-Low at -14.3%
Nguồn: Coingape
Bài viết được tổng hợp từ tài liệu nghiên cứu Banking on Bitcoin: BTC as Collateral của CoinDesk. Dịch giả: Heinous.