Từ một cuộc trò chuyện với người bạn của tôi lúc nửa đêm, khi đó chúng  tôi đang bàn luận về những con người xung quanh, họ lợi dụng người bạn  đó, tôi và những người khác như thế nào, tôi bỗng thấy rằng mình cần  viết ngay một bài viết về vấn đề này để chia sẻ cho mọi người. Khi đặt  mình dưới góc nhìn của một nạn nhân bị lợi dụng, tôi đang băn khoăn bởi  vì không biết là bạn có nhận ra mình đang bị lợi dụng không, hay là bạn  đã nhận ra nhưng lại không thể chấm dứt nó?
Hi vọng sau bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về hành vi lợi dụng và biết mình nên làm gì từ bây giờ.

Bạn có đang bị lợi dụng?

Bạn không cần phải có một giác quan nhạy bén, tất cả những gì bạn cần là quan sát những hành xử của họ một cách tỉ mỉ, dựa vào một hoặc nhiều các dấu hiệu ở dưới đây:

1. Chỉ nhờ vả bạn khi đang cần điều gì đó

Thực sự, nếu họ chỉ muốn nói chuyện hoặc dành thời gian cho bạn khi đang cần giúp đỡ hay lời khuyên, hoặc nếu đó luôn là về nhu cầu của họ thì có thể bạn đang bị lợi dụng.
Hãy để ý các dấu hiệu sau:
  • Người đó quan tâm đến bạn ở mức độ nào? Họ có thường xuyên hỏi han  hay giúp đỡ bạn không? Hay họ chỉ tìm đến bạn khi cần một điều gi đó?
  • Lối hành xử “nhờ vả” đó đồng nhất không? Nếu điều này liên tục diễn ra trong mọi thời điểm hoặc đó là nội dung duy nhất trong sự tiếp  xúc giữa người đó và bạn, có nhiều khả năng bạn đang bị lợi dụng.

2. Người đó có đáng tin tưởng không?

  • Hãy xem xét liệu người đó có đáng tin cậy hay không, hãy nhìn lại và xem xét liệu họ có từng để lộ những thông tin riêng tư của bạn, đặc biệt là vì tư lợi cá nhân. Nếu có, nhiều khả năng bạn đang bị lợi dụng.
  • Hãy để ý mối quan hệ của người đó với người khác, nếu người đó từng phản bội niềm tin hay lợi dụng họ. Nếu có, đó là một dấu hiệu cho thấy có thể người đó cũng đang lợi dụng bạn.

3. Người đó đặt bạn ngoài vòng quan hệ xã hội

Họ có thường bỏ sót bạn trong những lần tụ tập, giao lưu? Tuy không nhất thiết phải mời nhau tham gia vào mọi hoạt động xã hội mà người đó tham dự, nhưng một người không vụ lợi sẽ nhớ đến và mời bạn tham gia.

4. Quan sát hành động của người đó

  • Hành động nói lên nhiều điều hơn ngôn từ. Nếu họ luôn nói rằng sẽ  trả ơn bạn nhưng chẳng bao giờ làm điều đó, có khả năng bạn đang bị lợi dụng.
  • Tự hỏi bản thân liệu người đó có biết ơn hay không. Họ có thật sự trân trọng sự giúp đỡ của bạn không? Nếu có, có lẽ người đó không lợi  dụng bạn mà chỉ là thật sự cần một vài giúp đỡ thiện chí. Nếu dường như  họ xem nó là điều đương nhiên, đó có thể là dấu hiệu của sự lợi dụng.

5. Cảm giác tội lỗi của bạn

Nếu họ thường cố điều khiển bạn bằng cách khơi gợi trong bạn cảm thấy  tội lỗi vì những điều không muốn làm, có khả năng bạn đang bị lợi dụng.

6. Liệu bạn có đang bị điều khiển hay không?

Nếu người đó luôn cố để ra lệnh và chỉ đạo bạn phải làm điều gì, đặc biệt là khi điều đó đem lại lợi ích cho họ hay những người bạn của họ, có thể người đó đang lợi dụng bạn.
Để đánh giá liệu người đó có đang điều khiển bạn, hãy cân nhắc điều  sau: Những người điều khiển người khác thường dễ nổi nóng và dùng nó để đạt được mục đích. Họ cũng có thể dùng những cảm xúc khác như tội lỗi hay buồn bã để khiến bạn làm điều họ muốn. Hãy lưu ý dấu hiệu của kiểm soát cảm xúc bởi đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy ai đó đang bị điều khiển.
Có thể người đó sẽ cố cô lập bạn và do đó, bạn thiếu sự hỗ trợ bên ngoài, dễ đầu hàng và làm theo yêu cầu hơn. Người đó có thể sẽ cố làm  điều này bằng cách phê phán bạn, khiến bạn phải làm cho họ.

7. Tin vào trực giác của bạn

Nếu có cảm giác người đó đang không thành thật, đặc biệt khi điều đó lặp đi lặp lại, có thể bạn đã đúng.

Giải pháp

Hãy nhớ rằng, đừng nóng nảy khi biết có ai lợi dụng bạn, hãy bình tĩnh giải quyết vấn đề bằng một cái đầu lạnh theo các bước sau:

Bước 1: Hỏi trực tiếp

Hãy gặp người đó, tốt nhất là ở một mình, tránh kéo thêm người khác tham dự. Kéo người khác tham dự vào có thể khiến cuộc trao đổi mang tính đe dọa, lấn át và có thể khiến người bạn trở nên sợ hãi hay vô cùng khó chịu.
Sau đó bạn sẽ từ từ dẫn dắt câu chuyện, trao đổi một cách bình tĩnh và kiên quyết. Sau đó bạn hãy đưa ra các hành động thật cụ thể, chi tiết về người đó mà bạn nghi ngờ để không thể nào giũ sạch, phớt lờ đi, sau đó có thể xoay ngược tình thế và gọi bạn với những lời lẽ xúc phạm.
Ví dụ, bạn có thể với một người bạn như sau:
“Mình đã cho cậu đi nhờ khi xe cậu phải đem đi sửa vào tháng trước. Thế nhưng, tuần này, khi xe của mình bị hỏng, cậu lại phớt lờ yêu cầu đi nhờ đến chỗ làm của mình. Mình nhận ra rằng cầu đã cố tình phớt lờ nó khi mình nhờ giúp đỡ”

Bước 2.1: Tìm kiếm lời xin lỗi và sự thay đổi

Nếu người đó xin lỗi và sẵn lòng thay đổi cách hành xử của mình, có  lẽ họ không lợi dụng mà chỉ vô tâm và sự vô tâm đó lại biểu hiện thành hành động ích kỷ. Đôi khi, chúng ta bận rộn với thế giới và cuộc sống của riêng mình đến nỗi không hề ý thức được hành động của bản thân đang trở nên ích kỷ.
Nếu bước 2.1 không có kết quả tốt đẹp thì hãy chuyển ngay sang bước 2.

Bước 2.2: Chấm dứt mối quan hệ

Giải thích vì sao bạn không thể tiếp tục duy trì một mối quan hệ với người đó nữa. Đừng để người đó thuyết phục bạn rằng họ sẽ thay đổi, đặc biệt là khi bạn đã cho họ vô số cơ hội trước đó. Họ sẽ chỉ tiếp tục lợi dụng nếu bạn cho phép điều đó.

Kết luận

Những người lợi dụng người khác là một trong những thành phần “ma cô”  tồn tại dưới xã hội bấy lâu nay, sẽ, đang và đã xuất hiện ở cuộc sống thường ngày của chúng ta. Người đó có thể lợi dụng mối quan hệ quan hệ đầu tiên, sau đó sẽ chuyển sang khai thác lòng tin của bạn, vân vân và vân vân …
Khi mọi chuyện đã vỡ lở, tôi biết, bạn rất ghét người đó và muốn  người đó biến mất khỏi cuộc đời bằng nhiều cách. Tuy nhiên, tôi tin rằng  hầu hết những độc giả tìm đọc đến bài viết của tôi là những con người thông minh và tế nhị. Bạn sẽ không làm việc gì đó sai trái để dẫn đến hậu quả ngoài ý muốn.
Hi vọng qua bài viết, bạn đã trang bị sẵn cho mình những kĩ năng cần thiết để đối phó và để giải quyết với những con người lợi dụng người khác.