Đậy lại đi anh! Em sợ.
Gái tính rất hay bị coi thường. Nó là tính bánh bèo, chạnh lòng, luỵ tình, trưng diện, nũng na nũng nịu, chanh chua, lẻo mép,... và hàng trăm thứ èo uột, chảy nhớt khác có thể quan sát được bằng mắt thường. Và kì lạ ở chỗ tiêu chuẩn gái tính này thật không đối xứng. Nó chỉ tập trung chủ yếu vào hình thức và các biểu hiện bên ngoài thay vì đi sâu vào bản chất. 
Sự gái tính có thể được nguỵ trang bằng cái mác nam tính chỉ vì nó được sử dụng bởi đàn ông. Ta có thể dán mác soi mói, lừa lọc và nhỏ nhen với đàn bà nhưng lại đổi nó thành mác cộc tính, mưu lược và kiên định với đàn ông. 
Bản chất sự gái tính không dành riêng cho phái nữ vì từ "gái" chỉ tính âm trong bát quái âm dương (tôi chọn từ "gái" vì nó nhây và càn rỡ hơn từ "nữ"). Các cụ hồi xưa gọi nó là tính đàn bà chỉ vì những tính chất này nhìn thấy rõ nhất ở đàn bà, cộng thêm sự thực thi chặt chẽ tinh thần trọng nam khinh nữ của xã hội phong kiến.
Để định một con người gái tính thì phải dựa vào các tính chất thay vì giới tính và phải có sự so sánh với chuẩn mực nữ tính-nam tính. Các tính chất của gái tính thì tôi sẽ nói sau. Về chuẩn mực, chúng có thể thay đổi liên tục bởi phạm trù so sánh hoặc độ hiểu biết của người thực hiện sự so sánh đó. Nó có thể chủ quan. Một ví dụ dễ hiểu đó là: đàn ông Châu Á thường nam tính hơn phụ nữ Châu Á, nhưng sẽ nữ tính hơn đàn ông Tây. 
Gái tính cũng có hai mặt. Độ thâm một ý nhiều nghĩa, sự tỉ mỉ, sự nhạy cảm và sự linh hoạt là những đặc điểm gái tính mà bất kì ai cũng cần. Nhưng sẽ như thế nào nếu những tính chất tốt đẹp được lèo lái sang những mục đích để hãm hại người khác? Gái tính độc hại đã ra đời theo cách đó. Về tấn công, gái tính độc hại cùng chia sẻ nam tính độc hại ở sự kiểm soát người khác nhưng khác phương thức. Gái tính kín đáo hơn và giết con người từ từ như nước chảy đá mòn. Về phòng thủ, gái tính dùng vẻ ngoài sạch sẽ hay mỏng manh để khiến cho đối thủ xót xa mà giơ cao đánh khẽ. Tính âm luôn hấp thụ và dồn nén tốt hơn tính dương nên nó xả sự dồn nén đó chậm rãi và chờ đợi thời cơ đối thủ yếu nhất mà xả luôn một thể. 
Nhưng đó chỉ là tính chất của những kẻ gái tính muốn gây ảnh hưởng tới người khác. Bên cạnh một gái tính thống trị thì cũng có gái tính ăn mòn. Khác với một dương tính hừng hực tôn thờ tử vì đạo, âm tính kích thích sự yếu đuối để nạn nhân của nó tự huỷ hoại mình và tất nhiên, trò kéo co giữa sự sống và cái chết là một đặc điểm cực gợi cảm của gái tính.
Và tin rất vui là trong một xã hội đề cao văn minh, giao lưu văn hoá và sự thoả hiệp để tránh đổ máu thì cái gái tính độc hại này đã được dọn đường để đi lên. 


Lấy nhỏ giết to 



"Góp gió thành bão" và "mưa dầm thấm lâu" là những mô tả chính xác nhất của sự tấn công của tính âm trong văn hoá Việt. Chúng không hề hùng dũng, oai phong và quân tử mà đầy tính luồn lách, trúc trắc và cơ hội. Nói trắng ra là chúng siêu gái tính như "con gái nói có là không, nói không là có". Đấu tay đôi chẳng khác nào đi nhảy vực vậy nên, sự gái tính luôn bắt đầu với những thứ nhỏ nhặt dễ thao túng để từ khách rồi đảo thành chủ trong âm thầm. 

1. Vạch lá tìm sâu

Viện những lỗi lặt vặt để úp sọt những toàn bộ giá trị. Những thứ bị tấn công thường là các chuẩn mực đạo đức hay điều lệ cơ bản dễ hiểu vì chúng là cái lốt hoàn hảo cho sự tha hoá từ từ.
Mạng xã hội và truyền thông là những nơi cái sự gái tính độc hại này bộc rõ bản chất nhất. Sự phát triển mạng xã hội thúc đẩy sự trỗi dậy của quyền lực mềm. Nó cho những con người quyền lực của sự nặc danh hình thức để cô lập người khác mà không cần phải trả giá đắt của hiện thực. Sự soi mói này là thứ vũ khí hiệu quả để tắt đài những người chắc chắn sẽ thắng những kẻ gái tính nếu cả hai cùng thực hiện một cuộc tranh luận logic. 
Sự phổ biến của cụm từ "body shaming" là một dấu hiệu cho gái tính bắt đầu vũ khí hoá những câu chê bai rất đời thường và copy-paste nó với quy mô lớn hơn. Body shaming thời hiện đại không hề là sự bắt buộc con người phải có cơ thể đẹp từ xã hội, mà sự nhục mạ cơ thể nó xuất phát từ bản năng ghen tị những thứ hoàn hảo hơn nhưng đuối lí. Khi không có một sự lí luận đúng đắn để chê thì sự gái tính thôi thúc người ta tấn công vào những khuyết điểm bẩm sinh. Lấy cái giá trị dễ dãi của thị giác để đánh giá giá trị gai góc. Body shaming và công kích cá nhân là hai chị em cùng nhau tương hỗ vì cái thứ hai dùng thông tin cá nhân cơ bản, vô thưởng vô phạt và không liên quan tới vấn đề tranh luận (giới tính, nghề nghiệp, địa vị, gia cảnh) để làm nhục. 
Tiếp đến là bài học "đức hạnh" đầy rẫy trên các trang mạng. Sự gái tính xói mòn cả các giá trị đạo đức truyền thống vì nó nhân danh đạo đức để đâm thọt những người sống đạo đức. Một ví dụ điển hình đó là phá thai. Đơn giản chỉ là huỷ một bào thai hay cắt một miếng thịt để cứu sống cuộc đời một người trưởng thành, cụ thể hơn là một người mẹ. Xét về thuyết vị lợi, phá thai có thể đem nhiều hạnh phúc hơn, suy là nó nhân đạo hơn nhưng đây là lúc mà sự gái tính trở nên nguy hiểm. 
Tính âm luôn bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt và trong phạm trù trên thì chính là bào thai. Nó đang từ từ biến chất mối quan hệ mẫu tử và gia đình dù trông có vẻ đang bảo vệ nhân quyền. Và một lẽ thường tình, phá thai không hề giải quyết cái nguyên nhân dẫn tới phá thai: quan hệ tình dục bừa bãi. Không ngạc nhiên khi showbiz, một môi trường gái tính cổ suý phong trào "phá thai vì lợi ích của người mẹ" để rồi mở đường cho sự ra đời của một đội quân Pro-choice, xem phá thai hiệu quả hơn việc dùng condom.
Đạo đức là một sân chơi cao cấp hơn body shaming và công kích cá nhân vì nó mang màu "triết gia" và "thuyết giáo" nhiều hơn. Vì vậy, đây mảnh đất màu mỡ cho các trí thức lưu manh viết những bình luận dài thoòng loòng cho những vấn đề cỏn con. Và cái gì dài dài thường hay được mặc định là sâu sắc. Bởi vậy, tôi luôn cảm giác rằng một xã hội hay xem các quy tắc là một phương tiện để khoe thì lại chính là nơi các quy tắc ấy mất chức năng hướng tới cuộc sống tốt đẹp, để rồi cuối cùng thành các giáo điều chết. Tiếng Anh có một từ tả hiện tượng này chính xác hơn cả từ corrupt, chính là bastardise. Nó biến chất cái tốt đẹp bằng cách sao chép 99% và thêm thắt 1% các chi tiết vụn vặt rất khó để nhận ra. 
Nói cho cùng, sự khó tính này không hề mang tính chất đóng góp, thay đổi cục diện hay đưa một hướng giải quyết vấn đề nó chỉ trích. Nó chỉ nhai đi nhai lại một thứ cũ òm rồi quăng ở đó, để những người trong cuộc phải tự tìm đường mà thoát dù ngay từ ban đầu, sự khó tính này nhân danh tìm lối thoát cho họ. 

Đọc thêm:

2. Tốt nước sơn hơn tốt gỗ

Sự vạch lá tìm sâu trên kia còn phèn lắm. Nó chưa được hệ thống hoá để trở thành một hệ tư tưởng có tính lưu trữ và sao chép triệt để. Vẫn tiếp tục áp dụng công thức lấy nhỏ giết to và ở đây, chính là sự coi trọng hình thức hơn cốt lõi. Điều này khuếch đại sức mạnh của nó bằng cách kết hợp với một tính chất khác của gái tính, sự làm màu. 
Dù là thích văn hoá Nhật nhưng sau 6 năm yêu thích, tôi phải thừa nhận trong cay đắng rằng Nhật siêu gái tính. Nhật có tính bảo thủ nhưng tôi cảm giác đó là sự thẹn thùng của một cô gái còn bỡ ngỡ với những thứ mới lạ, một khi đã thuyết phục cô ta tham gia cuộc chơi là cô ấy hấp thụ từ thượng vàng cho đến hạ cám. Nói như thế nào cho đúng nhỉ? Khó tính những thứ cần thoáng và dễ dãi những thứ cần chặt. Kì diệu hơn nữa, Nhật rất biết cách tạo ra cho mình một phiên bản siêu cầu kì từ những thứ nó hấp thụ, biến nó thành một nét văn hoá đậm chất Nhật và đôi khi ảnh hưởng ngược lại cái nơi nó tiếp nhận.
Văn hoá Nhật không khó để đọc vị nhưng rất khó để trình bày cái gái tính của nó vì nó có quá nhiều mâu thuẫn và sự úp mở để thực hiện một cuộc phân tích logic. Nếu như "con gái nói có là không, nói không là có" thì tôi sẽ chọn một đại diện cho cái tính màu mè của Nhật, đó chính là nghệ thuật đương đại với cái gốc to đùng từ nghệ thuật Postmodernism. Dù mở đầu với Nhật Bản nhưng tôi phải đá xéo cái nơi khai sinh ra phong cách này, phương Tây.

Postmodernism Explained | Owlcation

Postmodernism là một đại diện tuyệt vời của gái tính vì: nó hay nhai lại cái cũ, biến thiên vạn hoá như nước (không theo luật lệ), có tính chảy nhớt, làm màu những thứ vặt vãnh và bê tha những thứ trọng tâm. Nó rất hấp dẫn khi lần đầu ra mắt nhưng càng xem, tôi càng thấy cái gì đó cheap cheap, copycat và trên hết là mang tính chống đối để huỷ diệt hơn là chống đối để phát triển. Nếu như nó chỉ dừng ở phạm vi một phong cách độc lạ trong sự phát triển chung của nghệ thuật thì chẳng gì lo ngại nhưng đến hiện tại, nó đã chiếm thế thượng phong trong văn hoá của các nước phương Tây. Đây là báo động khá lớn cho sinh hoạt văn hoá ở các nước phát triển. Vì sao? Trống rỗng, èo uột và hoại tử là ba chủ đề thường xuyên của trường phái này. 

Andy Warhol, Marilyn Diptych 1962 | Andy warhol marilyn, Andy warhol, Warhol
Marilyn Diptych by Andy Warhol: Một sự rẻ tiền, copycat và công nghệ copy-paste
Jackson Pollock | Biography & Facts | Britannica
Number 1A, 1948 by Jackson Pollock: Chét màu từa lưa hột me rồi bảo đây là nghệ thuật. Ai không hiểu nó là kém văn hoá. Ừ tôi kém thật.









A voir sur Télérama.fr, “Piss Christ, Jesus Christ crie au blasphème” -  Télévision - Télérama.fr
Piss Christ by Andres Serrano: Theo như mô tả từ chính tác giả, đây là bức ảnh chụp một cây thánh giá bằng nhựa được nhấn chìm trong một bể nước tiểu. Đây là một sự báng bổ Chúa rất vô học khi kết nối hình ảnh Chúa với nhựa, một chất liệu rẻ tiền và nước tiểu, một thứ cặn bã hôi thối. Và nếu không biết tới dòng miêu tả và chỉ dựa vào thị giác thì đây là bastardisation rất kín kẽ thông qua màu sắc. Cái màu đỏ cam trông có vẻ như màu ánh sáng bình minh nhưng cùng lúc, rất giống màu dung dịch formaldehyde ngâm một cái xác đã lâu năm. Ý nghĩa? Chúa chỉ là một cái xác được bảo tồn để trang trí cho đẹp và niềm tin về Chúa đã chết.






Andres Serrano | Red Pope, I, II and III (Immersions) (1990) | Available  for Sale | Artsy
Red Pope by Andres Serrano: Tác phẩm này rõ ràng đang bastardise hình ảnh cha xứ với 2 màu: đỏ và đen, màu của Satan. Suy ra, ví cha xứ là Satan. Hơn nữa, lại dùng màu đỏ hơi phả cam từ Piss Christ.
















Đất nước của phương Đông bằng một cách nào đó tiếp thu những chủ đề như thế này như cách đất nước này mở toang cánh cửa với văn hoá phương Tây thời Minh Trị. Dù không có tính chất báng bổ và bạo lực rõ ràng như phương Tây nhưng cũng đầy tính chèm nhẹp, uỷ mị và tự huỷ hoại. Nhật luôn gái tính hơn so với phương Tây nên còn thúc đẩy độ gái tính hơn cả các bậc tiền bối. Phần lớn các nghệ sĩ hàng đầu ở Nhật và các phong cách nghệ thuật cao cấp ở đó đều mang tinh thần kiểu như này.

The Lion of the Kingdom that Transcends Death by Takashi Murakami: Trông đẹp và kích thích đúng không. Một wallpaper thật duy mĩ cho desktop. Đúng như cái tên Death. Quá ẩm ướt và hoại tử cho một con sư tử, một biểu tượng nam tính. Sự màu mẽ cute kawaii còn phụ hoạ cho sự sống dở chết dở của sư tử. Cái cách màu sắc loang lổ ở background mô phỏng sự rỉ sét -> sự điêu tàn. Một cái chết kawaii đầy ám thị. 

ASIA CONTEMPORARY ART | Japanese Apricot 3
A Pink Dream by Chiho Aoshima: Một từ thôi, hoại tử. So với ảnh trên thì ảnh này còn đỡ nguy hiểm vì nó biểu thị rõ hơn về cái chết.
How Yayoi Kusama Built a Massive Market for Her Work - Artsy
Yayoi Kusama tiếp tục tinh thần Andy Warhol, copy-paste kết hợp với vòi bạch tuộc, một thứ nhớt nhớt và nhục dục.

Đọc thêm:

Tính âm là hấp thụ nên sự gái tính có một đặc điểm mà ai cũng hình dung được: dạng chân. Nó có nghĩa là dạng chân cho những thứ ỡm ờ như Postmodernism xâm nhập và tất nhiên, làm kiểu đó có thể mang lại khoái cảm ngay lần đầu nhưng sau khi khoái cảm tắt là một sự hối hận. Thật không may là đa số các trường hợp của sự ép phê này vẫn chưa nguôi cơn khoái cảm đó vì...nó thực sự rất gợi tình. Thất bại trong việc chống lại sự nhục dục là một biểu hiện gái tính - quy phục. Bản thân Postmodernism cũng đã là biểu tượng cho sự quy phục trước lối mòn sáng tạo.
Nhìn lại một biểu tượng nam tính chính nghĩa trong Kitô giáo và cách những hoạ sĩ tôn vinh giá trị tôn giáo ấy khắc hoạ những vị tu sĩ nhất quyết hướng về Chúa mà cầu nguyện trước sự cám dỗ của ác quỷ. Cố gắng chống trả là chính là sự lấy lại cân bằng của tính dương trước sự xâm nhập của tính âm. Nó không cần phải là sự gồng mình ra vẻ mà đơn giản chỉ là tiến lên phía trước dù có chông gai. Đây thứ cần phải được khuyến khích hơn trong xã hội ngập tràn hoại tử kia. 
Bức tranh dưới này dù không hấp dẫn về thị giác nhưng ý nghĩa của nó rất rõ ràng và ai cũng có thể hiểu rằng nó rất nhân văn. Nghệ thuật có thể màu mè, lớp lang nhưng ít nhất phải trung thực về mặt cảm giác. Dù ta không thể phân tích hay chỉ ra những yếu tố tạo nên xúc cảm khi thưởng thức nghệ thuật nhưng ít nhất nghệ thuật phải cho ta một chỉ dẫn, một gợi ý kín đáo để bổ trợ cho việc hiểu nó. Nghệ thuật không nên đánh lừa người xem bằng những thứ hào nhoáng để che dấu sự trống rỗng, hay tiêu cực hơn nữa là từ từ băng hoại con người với những thứ hoại tử. 

Pura Kastigá: DAVID RYCKAERT III.- LA PINTURA FLAMENCA.
The Temptations of Saint Anthony by David Ryckaert III: Nếu nhìn vào đám ác quỷ chiếm phần lớn bức tranh, chúng vớ vẩn như theo style Postmodernism nhưng hãy nhìn vào trọng tâm của bức tranh. Chỉ một nhân vật đó thôi mà đã thay đổi cái theme của bức tranh này. 


Lấy nhu khắc cương



Âm tính luôn yên lặng và kín đáo. Nó được bọc một lớp đường béo ngậy để đánh lừa và từ đó tiêm nhiễm vào trí óc con người. Khác với sự cưỡng chế thô bạo của nam tính độc hại, nó mang tính tẩy não cao để thuyết phục con người tôn vinh nó. Vẫn mang phong cách lấy nhỏ giết to và lần này, sự gái tính dùng những thứ mong manh dễ vỡ để giết chính chủ thể của nó. "Lấy nhu khắc cương" ở đây được dùng với nghĩa: dùng sự bao dung để hao mòn đi khả năng phản kháng. Phương pháp này rất hiệu quả trong một xã hội đang hướng tới sự văn minh và dần rời xa thời ăn lông ở lỗ khắc nghiệt.
Đối nghịch với những kẻ gái tính đầy toan tính trong phần trước, những kẻ gái tính ở phần này chính là lũ èo uột mất hết sức sống hay giơ victim card để che dấu sự yếu đuối của mình. Tôi thường hay dùng công thức Hannibal Lecter vs Prince Harry  Amazing Amy vs Meghan Markle để phân biệt hai loại này. Ngắn gọn hơn là gái độc vs gái phèn. Ngoài lề một tí, lí do tôi lấy các nhân vật giả tưởng làm đại diện cho gái độc vì tụi gái độc hiếm khi nào lộ mặt ra mà tụi gái phèn thì cứ nhan nhản khắp nơi. 

1. Trầm cảm

Đây là phong trào dài hơi nhất từ thời counter culture Mỹ và nó đã làm èo uột đi sức sống của giới trẻ từ Âu tới Á. Bản thân tôi từng fan của sự lãng mạn hoá những thứ hoại tử đó khi tung hô 27 club. Bảo toàn những di sản các nghệ sĩ bằng sự khóc thương cho cái chết của họ là thứ uỷ mị vì di sản của họ không phải sự đau thương mà là những tác phẩm khơi dậy sức trẻ. 
Bây giờ sự khóc thương đó đã được tiến hoá thành một trào lưu văn hoá thương mại tầm vóc. Trầm cảm, fear marketing và drama trải lòng bò đang đón nhận nồng nhiệt khắp nơi. Cái hùng dũng trong nghệ thuật đang dần bị bastardise dần qua việc thêm thắt các yếu tố nữ quyền rất mệt mỏi vì gồng quá mức. Gồng như vậy nhưng vẫn phải mong manh và dễ vỡ. Billie Eilish và Troye Sivan rồi cả sự thành công của Joker là minh chứng cho thấy thế giới quan giới trẻ đang èo uột rất nhiều so với thời xưa. 
Trầm cảm, một bệnh tâm lý bây giờ cũng theo công nghệ copy-paste và bất cứ sự việc nào có yếu tố trầm cảm cũng đều nhận được sự bảo bọc và chia buồn. Ai mà bài xích thì bị coi là thiếu hiểu biết và vô tâm.
Ngày xưa, người trầm cảm tự thu mình và chịu đựng; ngày nay, người "trầm cảm" đua nhau khoe mình "trầm cảm" chỉ vì cảm thấy có chút u sầu. Sự chia sẻ và đồng cảm, một phương pháp có tính âm từng hữu dụng để chữa trị vấn đề tâm lý nhưng giờ thì nó đã bị tha hoá tới mức, tôi không còn tin tính hiệu quả của nó trong việc chữa cái xu hướng trầm cảm copy-paste kia. Lấy gái tính để chữa trị hệ luỵ của gái tính thì chỉ có làm trầm trọng hơn vấn đề. Nó như một vòng lẩn quẩn không lối thoát và chỉ có một cái tát thật đau để khiến những người trẻ èo uột nhận ra mình sướng như thế nào.

2. Kneeling

Sự thống trị của thiểu số yếu thế nhưng cứng đầu là có thật. Sau khi đọc Cuốn "Skin in the Game", tôi mới nhận ra bản thân cũng bị ảnh hưởng bởi sự thống trị vô hình này. 
Một ví dụ rõ ràng ở Việt Nam chính là myth dầu thực vật luôn tốt hơn mỡ động vật. Hai lợi thế cơ bản giúp nó hạ gục được mỡ động vật trong chế độ ăn uống người Việt: 1. Sự hiện diện của thiểu số (người ăn chay) và 2. Nó đủ trung lập (không khác biệt nhiều về màu sắc, hương vị và cách dùng) để người ăn mặn (đa số) và lẫn ăn chay (thiểu số) đều sử dụng được. Đây là nền tảng tốt để thực hiện những chiến dịch định hướng như: các nghiên cứu khoa học bảo vệ sức khoẻ và trào lưu quyền động vật từ phương Tây. Hiệu quả của chúng còn được đẩy cao hơn trong một môi trường của Folk Buddhism - hạn chế sát sinh. Quá trình này được gọi là sự tái chuẩn hoá. 
Black Live Matter là một case study cho sự độc tài thiểu số này đã tiến xa tới mức độ nào nếu như đa số thoả hiệp. Từ năm 2013 đến 2017 (trừ 2018 và 2019), BLM luôn dùng cái lí do giết người da màu bởi cảnh sát da trắng đó để khởi động. 5 năm biểu tình của những nhóm nhỏ để tạo dựng một ảo diệu toàn quốc rằng: cảnh sát da trắng luôn coi nhẹ mạng sống người da màu (tôi sẽ không vạch trần nó trong bài này vì nó khá dễ nếu bạn chịu tìm hiểu). Với sự kiên nhẫn 5 năm đó thì BLM đã đạt đỉnh cao trên mặt trận văn hoá lẫn chính trị vào năm 2020. 
Lịch sử nô lệ và phân biệt màu da nơi công cộng, tỉ lệ nghèo khó cao ở người da màu, cộng thêm sự chênh lệch dân số (70% người Mỹ da trắng vs 13% người Mỹ da màu) cũng đủ để tạo một ấn tượng rằng người da màu hiện tại vẫn bị chèn ép trong xã hội Mỹ. Đây là môi trường tuyệt vời để truyền thông và mạng xã hội Mỹ, một quyền lực mềm siêu gái tính và chanh chua phổ biến khái niệm kì dị mang tên "reverse racism" (phân biệt chủng tộc ngược). Và trên hết, sáng tạo nên các victim card để giơ lên mỗi khi cần.
Bởi vậy, người sử dụng victim card siêng năng nhất oái ăm thay không phải là người da màu đang chịu sự bất công mà là các chiến binh trên. Đã vậy victim card còn hay được sử dụng để giải quyết bề nổi của vấn đề thay vì tận gốc vấn đề. Có một từ phù hợp để mô tả điều này: ăn vạ. 
Một dạng phổ biến của victim card chính là sympathy fishing như ảnh chụp và video người da màu trong tình trạng khốn khổ và các loại hình nghệ thuật (phim, tranh, tượng) để làm phong phú cái khổ đó. 
Nay, victim card đã được phát triển thành một dạng èo uột mới, quỳ gối. Đây là một hành động có tính biểu tượng cao vì ý nghĩa lịch sử của nó chính là quy phục trước một thực thể hay biểu tượng cao quý. Hơn nữa, rất nhiều nền văn hoá từ Đông đến Tây chia sẻ cùng ý nghĩa đó của quỳ gối. Một cách thật tình cờ, sự tương đồng về văn hoá đó là một yếu tố trung lập sẵn có để khuyến khích một nhóm người đến từ nhiều nền văn hoá khác nhau thực hiện quỳ gối nếu như cái ý nghĩa của nó được thay đổi. Dùng logic của ví dụ dầu ăn thì quỳ gối trước người da màu (thiểu số) sẽ dần lấn át quỳ gối trước Chúa (đa số) nếu như cái đầu tiên có đủ sự trung lập để lôi kéo nhiều người. Vậy sự trung lập ấy được tạo ra như thế nào? 
Sự kiện Colin Kaepernick đã bắt đầu quá trình đó thông qua cơ chế bastardise. Quỳ gối trước là cờ Mỹ có vẻ không có gì báng bổ nhưng động cơ của sự quỳ gối thì không trong sạch cho lắm, đó chính là động cơ chính trị hay biểu tình BLM - quỳ gối cho những người da màu chết dưới tay cảnh sát. Tôi tin rằng không phải ngẫu nhiên mà phong trào quỳ gối này bắt đầu tại một buổi chào cờ thay vì các sự kiện khác (vd: lễ nhà thờ, đám cưới, đám tang hay biểu tình công cộng). Lá cờ Mỹ bản thân đã có tính trung lập cao vì là biểu tượng cho sự đoàn kết của liên bang và các chủng tộc tại Mỹ. Nếu thuyết phục một nhóm người chấp nhận quỳ gối dưới cờ Mỹ được thì không khó lắm để thuyết phục họ quỳ gối cho BLM. 
1% của bastardise nằm ở chỗ đó và tạo đủ sự mập mờ để lôi kéo các nhóm không xác định được cái 1%. Nó dần tạo ra một ý nghĩa mới của quỳ gối, sự đồng cảm cho đau thương với người khác. Sự lặp đi lặp lại rất kiên nhẫn của một nhóm nhỏ BLM từ năm 2016 đã tạo ra một kneeling trung lập. Quỳ gối giờ vừa mang ý nghĩa kính trọng bề trên trong quá khứ, vừa mang sự đồng cảm cho người da màu ở hiện tại. BLM 2020 đã thành công định hướng ý nghĩa nước đôi ấy sang phía có lợi cho nó và còn phát triển tiếp ý nghĩa đó thành một dạng phổ quát hơn, sự đồng lòng người dân Mỹ. Hình ảnh chính trị gia, cảnh sát và người biểu tình cùng nhau quỳ gối đã thể hiện điều đó.
Dù là một biểu hiện bên ngoài, việc quỳ gối luôn hàm ý sự hạ thấp lòng tự trọng và cái tôi như giá trị bất biến của vàng qua bao thế kỷ. Nếu như quỳ gối trước một thực thể thần thánh hay mang giá trị văn hoá dân tộc thì đó là sự tôn trọng, nhưng quỳ gối trước một cá nhân có cùng sự bình đẳng không khác gì bản thân thì là sự đánh mất lòng tự trọng. Đi xa hơn, việc lạm dụng quỳ gối cho mục đích chính trị đầy thực dụng đã xói mòn đi cái giá trị tinh thần của quỳ gối trong văn hoá, để rồi cuối cùng khiến con người thực hiện sự quỳ gối một cách dễ dãi. Ngày xưa, nhóm Hippie thi nhau làm tình và khoả thân để phản chiến thì ngày nay, nhóm BLM thi nhau quỳ gối để đòi công bằng. 
Ý nghĩa của quỳ gối giờ chẳng khác gì khiêu khích người khác quỳ gối theo cho mục đích cá nhân rất tầm thường. Cùng nhau quỳ để hùa nhau chơi cho vui, hùa nhau tham gia biểu tình và hùa nhau để tin vào cái ảo diệu toàn quốc trên. So với sự khoa trương đầy đỏng đảnh các giá trị đạo đức để rồi xói mòn chính chúng trong phần trước, vấn đề này chẳng khác là bao. 


Accolade - Wikipedia
Việc quỳ gối trước bậc quân vương thời xưa là một vinh hạnh không phải ai cũng có. 

History Behind Photo of Martin Luther King, Kr. Kneeling | Time
BLM giờ đang cite ảnh này cho cái kneeling và dấu nhẹm luôn sự thật rằng Martin Luther King Jr đang quỳ để cầu nguyện, chứ không phải quỳ phong trào.

















Vậy làm sao để cứu một thời đại gái tính?



Ở một mặt nào đó, những kẻ gái tính sẽ ăn sống lẫn nhau. Hành động rạch mặt Mason của Hannibal dù không khiến Hannibal chính nghĩa hơn nhưng ít nhất để các mục tiêu của Mason cảnh giác khi nhìn vào khuôn mặt gớm ghiếc của hắn. 
Bản thân khi tôi viết bài này cũng đã gái tính lắm luôn rồi. Cà khịa mạnh trên đây mà chưa chắc gặp tận mặt mấy đứa gái tính để cà khịa. Dùng Spiderum ở Việt Nam để chỉ trích thay vì đi sang Mỹ mà bức xúc. Chỉ trích và quăng ở đó. Đã vậy còn mượn khái niệm "gái tính" để đâm thọt từ Pro-choice nhân đạo, Postmodernism sexy, Nhật Bản kawaii, trầm cảm đáng thương và BLM công bằng. Cuối cùng, là một bài viết đầu voi đuôi chuột không có giải pháp cụ thể để cải thiện độ gái tính chanh chua của bản thân. 
Vì vậy, tôi nghĩ rằng sẽ phù hợp hơn nếu chia sẻ các phương pháp tôi dùng để bảo vệ bản thân trước những kẻ độc hại hơn cả mình. Gái tính độc hại như tế bào ung thư có thể di căn từ một điểm nhỏ đến khi làm ổ ở đó rồi thì mới phát ra triệu chứng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh và phòng ở đây có thể là sự đánh phủ đầu nếu cần thiết. 
Đối với những kẻ gái tính gây ảnh hưởng, tôi chỉ có thể đưa ra hai lời khuyên: chất vấn liền những đứa hay giảng đạo và cảnh giác cao độ với những kẻ nguỵ quân tử. Đánh hơi loại thứ nhất thì không khó nhưng loại thứ hai rất khó vì chúng rất tinh vi. Bởi vậy, tôi nghĩ cũng phải chuẩn bị tinh thần cho việc bị lừa vài cú để sau này có đủ da thịt đấu lại.
Đối với những đứa hay èo uột hay ăn vạ để gây chú ý, loại này còn có khả năng để cứu vãn thì tốt nhất nên xát muối vào nỗi đau của tụi nó. Nếu như thấy chúng chuẩn bị góp gió thành bão để đánh hội đồng thì đây là vấn đề khá lớn rồi. Nhanh chóng tìm đồng minh để giáp lá cà. Hãy lấy kinh nghiệm từ cuộc chiến tumblr vs 4chan (có vietsub). Không thoả hiệp với tụi ngay từ ban đầu đã không muốn thoả hiệp, nhất là tụi ảo tưởng mạnh. 
Cuối cùng, hãy thông báo cho những người khác về những kẻ trên để tạo sự cảnh giác thường trực và khả năng dấy quân mỗi khi cần. 
Anh ăn bánh hông? Em cắt cho.

Nguồn tham khảo:
Silent Hill 1,2,3 OST
Start of something new HSM OST