Dạy cấp 3 ở Melbourne
*** Từ trước tới giờ trên spiderum, mình vẫn hay xưng "tôi". Cũng chả nhớ tại sao mình xưng vậy nữa, vì ở ngoài đời cũng như trên kênh...
*** Từ trước tới giờ trên spiderum, mình vẫn hay xưng "tôi". Cũng chả nhớ tại sao mình xưng vậy nữa, vì ở ngoài đời cũng như trên kênh Youtube mình chẳng bao giờ nói vậy với ai. Với lại, cảm thấy "tôi" có gì đó nghiêm trọng và xa cách quá nên từ giờ các bài viết của mình xin phép được đổi qua xưng là "mình" và "các bạn" nhé :D
Như đã từng giới thiệu ở một số bài viết, mình hiện là giáo viên dạy cấp 3 ở một trường tư ở Melbourne. Năm tới bang Victoria mở cửa biên giới, dự là sẽ có nhiều gia đình sẽ muốn cho con sang du học từ sớm. Du học bậc đại học thì cũng nói nhiều rồi, nên mình xin chia sẻ một số điều của việc du học bậc thấp hơn nhé. Bài viết chỉ được nói từ trải nghiệm thực tế hạn hẹp của người viết.
Như đã từng giới thiệu ở một số bài viết, mình hiện là giáo viên dạy cấp 3 ở một trường tư ở Melbourne. Năm tới bang Victoria mở cửa biên giới, dự là sẽ có nhiều gia đình sẽ muốn cho con sang du học từ sớm. Du học bậc đại học thì cũng nói nhiều rồi, nên mình xin chia sẻ một số điều của việc du học bậc thấp hơn nhé. Bài viết chỉ được nói từ trải nghiệm thực tế hạn hẹp của người viết.
Giới thiệu qua về hệ thống giáo dục ở Úc
Ở Úc, từ lớp 7 tới lớp 12 gộp chung lại thành 1 cấp, gọi là Secondary. (Mình thì lại chỉ dạy các lớp từ 10 tới 12, giống với cấp 3 của mình nên mình hay nói mình dạy cấp 3 cho mọi người ở VN dễ mường tượng :D). Hệ thống trường thì ngoài trường công, trường tư, thì có cả trường đạo (Catholic school). Trường đạo thì cũng học như trường công và trường tư, nhưng sẽ có thêm những tiết học về đạo, kinh thánh và những giá trị cốt lõi của đạo. Cũng có trường tốt, trường không tốt cho lắm. Trường công thì giá học phí như nhau, trường tư top thì đắt, tốt vừa thì rẻ, nhưng nói về cái tâm với nghề thì giáo viên ở trường nào cũng giống nhau, khác về cơ sở vật chất thôi. Trường công hay tư hay đạo thì các trường đều được tự quyết định chọn giáo liệu (sách giáo khoa) từ nhà xuất bản họ thích, cũng như tự xây kế hoạch dạy. Ví dụ, nếu thầy cô giáo cảm thấy chương 3 nên được dạy trước chương 1 thì hoàn toàn có thể làm thế, miễn làm sao học sinh học được những kiến thức và kĩ năng mà bộ giáo dục đề ra cho các cấp là được. (Danh sách những kiến thức và kĩ năng này gọi là Study Design, cứ 4 năm thay đổi 1 lần). Vì thế việc dạy học ở đây có phần thoải mái và linh hoạt hơn ở VN.
Nhìn chung từ mẫu giáo tới năm lớp 8 là học sinh đi học như đi chơi. Cũng vẫn có những bài kiểm tra nhưng chủ yếu dưới dạng project để học sinh thỏa sức sáng tạo và phát triển cá nhân. Những năm này thì giáo viên chấm cũng dễ tính hơn. Năm lớp 9 thì số lượng bài tập và độ khó của các bài kiểm tra sẽ được nâng lên nhằm chuẩn bị cho các em vào lớp 10.
Ở đây để xin vào đại học, bạn cần có xếp hạng ATAR. Australian Tertiary Admission Rank (ATAR) là một con số từ 0 tới 99.95 để chỉ thứ hạng của bạn so với tất cả các học sinh khác cùng niên khóa trên toàn bang. Ví dụ bạn được ATAR 90 tức là bạn đứng trên 90% tổng số học sinh, nằm trong top 10% của bang. Lưu ý, ATAR là thứ hạng, không phải điểm số. Tùy vào trường đại học và ngành muốn đăng ký mà người ta yêu cầu ATAR khác nhau. Vậy làm thế nào để có được ATAR?
Ở VN, mỗi ngành đại học yêu cầu điểm của 3 môn nhất định trong kỳ thi cuối cùng là kỳ thi đại học. Ví dụ Kinh tế đối ngoại là khối D, phải thi Anh Toán Văn. Ở Úc, giải thích theo kiểu đơn giản, học sinh phải chọn ít nhất 4 môn học (trong tổng số hơn 90 môn bộ giáo dục cho lựa chọn) để thi lấy điểm trong final exam để xếp hạng ATAR, ngoài ra có thể thi thêm 2 môn tự chọn nữa (không bắt buộc), tổng cộng tối đa 6 môn. Không quan trọng đó là môn gì, bạn cứ thi 6 môn do bạn chọn (hoặc 4 hay 5 tùy học sinh, nhưng bắt buộc phải có 4 môn), 100% điểm của 4 môn điểm cao nhất và 10% điểm của 2 môn thấp nhất trong 6 môn bạn thi sẽ được tính vào tổng điểm để xếp hạng lấy ATAR. Điều này cho phép các học sinh chọn môn mà các em cảm thấy phù hợp với khả năng nhất và tạo điều kiện cho các em có tổng điểm tốt nhất có thể.
Toàn bộ giáo trình để học thi cho final exam được chia ra làm 4 học phần (gọi là Unit): Unit 1&2 học trong 1 năm, Unit 3&4 học trong năm tiếp theo (và final exam chính là kì thi để tổng kết Unit 3&4, do bộ giáo dục ra đề, diễn ra trên toàn quốc). Nội dung học của Unit 1 tới Unit 4 được đề rõ trong Study Design.
Bên trên các bạn còn nhớ mình có nói tới "tổng điểm để xếp hạng không?". Tổng điểm đó không chỉ bao gồm điểm của final exam, mà còn cả điểm của các bài kiểm tra của các môn đó trong khi học sinh học Unit 3&4 nữa (và cũng chỉ điểm của Unit 3&4 được tính vào tổng điểm để xếp hạng). Giống với việc VN năm vừa rồi xét cả điểm học bạ, bên đây họ tính cả điểm trong quá trình học với lời giải thích rằng sẽ là không công bằng nếu đánh giá một học sinh chỉ vào hôm thi final exam. Biết đâu cả năm học sinh đó học rất tốt, bài kiểm tra được điểm cao, nhưng đúng hôm thi thì bị đau bụng hay căng thẳng mà làm bài không tốt? Để công bằng thì họ tính cả điểm trong quá trình học vào và có điều chỉnh tương ứng nếu 2 điểm này chênh lệch nhau quá nhiều, để đảm bảo học sinh được đánh giá một cách công bằng nhất. (quá trình điều chỉnh là do bộ giáo dục làm).
Unit 3&4 về mặt nội dung giống tới 90% Unit 1&2, chỉ bổ sung thêm một số kiến thức nâng cao hơn. Có thể nói, Unit 1&2 được tạo ra để học sinh học ... "nháp", vì nội dung thì giống Unit 3&4, còn điểm số thì không được tính vào tổng điểm xếp hạng. Nếu học xong Unit 1&2 của một môn nào đó mà cảm thấy khó hoặc không thích, các em được phép bỏ môn đó và học thẳng vào Unit 3&4 của môn khác (tùy môn mà có các điều kiện kèm theo). Nhưng các em phải đảm bảo là có ít nhất 4 môn thi Unit 3-4 cho final exam. Các bài kiểm tra từ Unit 1 tới Unit 4 đều do giáo viên của trường viết ra, miễn là đảm bảo học sinh được đánh giá trên những kĩ năng và kiến thức đã được đề ra trong Study Design.
Thường Unit 1&2 được học vào năm lớp 11, Unit 3&4 được học vào năm lớp 12. Tuy nhiên một số trường cho phép lớp 10 học trước tối đa 2 môn Unit 1&2, đồng nghĩa với việc lớp 11 các em sẽ phải thi 2 final exam cho Unit 3&4 của các môn đó, giảm bớt số môn các em phải thi final exam ở lớp 12. Ví dụ, lớp 10, em nào chọn học 2 môn Unit 1&2 để thi U34 năm lớp 11, thì tới lớp 12 các em chỉ phải thi tối đa 4 môn nữa (Nếu các em không chọn học thêm 2 môn phụ để lấy thêm 10% thì chỉ cần thi thêm 2 môn nữa). Còn em nào muốn chơi cho đã, năm lớp 11 mới học Unit 1&2 cho cả 6 môn, thì lớp 12 các em sẽ phải thi cùng lúc tưng ấy môn, khá mệt mỏi, nên hầu hết đều bắt đầu Unit 1&2 từ lớp 10 để đỡ stress vào năm 12. Kết quả của final exam và ATAR thường sẽ được công bố vào trước giáng sinh, nhưng năm nay do dịch nên mọi kỳ thi đều bị lùi lại, và kết quả sẽ được công bố sau giáng sinh. Từ lúc ATAR được công bố cho tới lúc học sinh lớp 12 bắt đầu học đại học là khoảng hơn 3 tháng - 4 tháng, đồng nghĩa với một kỳ nghỉ dài cho các em. Cũng như ở VN, các trường, các ngành sẽ nhận học sinh theo thứ tự từ trên xuống. Kể cả khi bạn đủ điều kiện, bạn vẫn không được nhận nếu trường đã nhận đủ học sinh. Vì vậy học sinh luôn được khuyến khích là cố hết sức để đạt ATAR cao nhất có thể.
Hệ thống giáo dục của Úc được đánh giá là công bằng nhất thế giới với rất nhiều điều chỉnh về mặt điểm số để đảm bảo học sinh được đánh giá một cách công bằng nhất. Giải thích cụ thể thì không thể hết trong 1 bài viết, nhưng nói ngắn gọn thì người ta giải quyết được ba vấn đề chính: Sự khác nhau về độ khó trong các bài kiểm tra trong khi học ở các trường khác nhau (có trường ra đề dễ, có trường ra đề khó), sự khác nhau về thực lực khi học và kết quả bài final exam (học tốt nhưng thi kém, và ngược lại), và độ khó giữa các môn trong final exam (có môn dễ, có môn khó. Ví dụ Business Management thì được đánh giá là dễ hơn so với Maths Specialist. Như vậy học sinh đạt 70 điểm ở BM không nên được coi là có bằng điểm với học sinh được 70 điểm ở MS). Với tất cả những điều chỉnh đó (được thực hiện bởi bộ giáo dục), học sinh yên tâm rằng dù ở trường nào, thầy cô nào, chọn thi môn nào, đánh giá của các em đều được chuẩn hóa và công bằng.
Giáo viên ở Úc
Giáo viên, ở đâu cũng thế, không phải là nghề cho tất cả mọi người. Theo thống kê, phần lớn những sinh viên sư phạm sau khi ra trường chỉ trụ lại được với nghề tối đa 2 năm, sau đó là đổi nghề, vì không chịu được áp lực. Có áp lực từ phụ huynh, có áp lực từ học sinh - những đứa không chịu học, không thích học hoặc đơn giản là không muốn học, áp lực từ việc phải mang việc về nhà và không cân bằng được cuộc sống cá nhân và công việc.
Có đi làm rồi mới biết, nghề giáo viên có rất nhiều trách nhiệm ngoài giờ học, thậm chí có phần tốn thời gian và công sức hơn cả việc giảng dạy trên lớp. Ngoài việc soạn giáo án, chuẩn bị tài liệu dạy, giáo viên còn phải viết đề cho bài kiểm tra, làm đề mới cho những đứa phải thi lại, chấm bài và đưa feedback cụ thể cho từng bài, hẹn gặp phụ huynh để bàn về những học sinh cá biệt, làm bản báo cáo v..v... Nên dễ hiểu là ở Úc, một nền văn hóa phương Tây ưa hưởng thụ cá nhân, những sinh viên sư phạm trẻ không thể ở lại quá lâu với một nghề chiếm quá nhiều thời gian của mình như vậy.
Tuy nhiên, đó chỉ là với những ai không biết quản lý thời gian hợp lý. Với mình, năm đầu tiên là năm quan trọng và vất vả nhất, vì mình phải làm quen với một ngành nghề mới, cụ thể là các hệ thống trong trường, cổng thông tin của trường, cách viết đề kiểm tra, cách dùng những nguồn tài nguyên có sẵn của trường, rồi phải tạo slides powerpoint riêng của mình để dạy v..v.... Nói chung khá bận rộn, nhưng vì mình biết tranh thủ những tiết trống để làm việc nên từ năm đầu mình đã không phải mang việc về nhà. Những năm sau mình sẽ chỉ phải dùng lại những tài liệu mình đã làm ở năm đầu để dạy (hoặc cùng lắm thay đổi chút ít. Chủ yếu làm mới phương pháp thôi), vậy là càng nhàn hơn :D. Cuối kỳ thì mọi báo cáo đều được làm qua cổng thông tin của trường, chủ yếu là nhập điểm và xếp hạng hạnh kiểm nên rất nhanh. Giáo viên nào chăm chỉ, xong mỗi bài kiểm tra là chấm và nhập điểm luôn (như mình) thì việc báo cáo này rất nhàn, mất 3' cho mỗi lớp. Giáo viên nào lười thì sẽ bị dồn ứ vào cuối kì :))
Giáo viên ở Úc có văn hóa chia sẻ tài nguyên. Hầu như môn nào cũng có một nhóm facebook của các giáo viên dạy môn đó trên cả nước, mỗi nhóm lại có một drive để lưu trữ những tài nguyên mà các thành viên share lên.
Ở đây không có dạy thêm (chỉ có gia sư riêng, hoặc ai muốn dạy thêm thì sẽ là do phụ huynh tự đề nghị mở lớp và trả tiền riêng), mà có thì cũng ít ai "giấu nghề" lắm. Chỉ riêng tài nguyên từ những người đồng ý chia sẻ trên mạng đã đủ để bạn hầu như không phải tự mình làm gì rồi :D Bất cứ ai có câu hỏi gì trong quá trình dạy cũng đều được giải đáp tận tình trên đây. Họ đều là giáo viên nên văn hóa ở các group này đều rất văn minh, lịch thiệp. Nếu biết cách khai thác (như mình đã và đang làm) chúng thì sẽ nhẹ gánh đi rất nhiều. Tuy nhiên, như đã nói, không phải ai cũng hợp với nghề này, nên có những người dù không thực sự phải làm nhiều nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi và bỏ việc.
Các trường ở đây được tự quyết định giờ học và số tiết. Có trường dạy 50 phút/tiết, có trường 45'/tiết, thậm chí có trường 1 tiếng/tiết. Có trường chỉ có 5 tiết/ngày, có trường có tận 7, nhưng tổng thời gian học sinh được dạy ở trường ít nhất phải là 25 giờ/tuần. Giáo viên thường phải có mặt ở trường nửa tiếng trước khi tiết 1 bắt đầu, và có thể về sau khi tiết cuối kết thúc, trừ khi có họp giáo viên. Trung bình giáo viên phải ở trường khoảng 8 tiếng/ngày - thời lượng làm toàn thời gian tiêu chuẩn. Tuy nhiên, thực tế làm việc thì ít hơn, vì sẽ có tiết trống trong ngày. Có những ngày mình chỉ phải dạy 3 tiết chẳng hạn. Về mặt quy định thì giáo viên phải ở trường từ trước lúc trường bắt đầu tới lúc tan học (thường là từ 8.30 sáng tới 3h30 chiều), nhưng thực tế thì nhìn chung các trường đều "du di" cho các giáo viên nếu họ muốn về sớm hoặc ra ngoài ăn uống khi có tiết trống giữa ngày :D T7 và CN nghỉ.
Bên trên mình có nói là giáo viên nhàn nếu biết tận dụng tài nguyên rồi. Và bạn sẽ thấy nghề này nhàn hơn khi biết mỗi kì học của học sinh secondary bên đây kéo dài 10 tuần, một năm có 4 kì. Mà gọi là 10 tuần chứ thường học tới tuần 9 là đã dạy xong hết rồi. Tuần 10 hầu như chỉ đến để ngồi chơi hoặc xem phim trong lớp. Sau mỗi kì học, học sinh được nghỉ 2 tuần. Mà học sinh nghỉ thì tức là giáo viên cũng nghỉ theo. Vậy là giáo viên cứ làm 2 tháng rưỡi thì được nghỉ 2 tuần, full lương. Hết kì 2 được nghỉ 3 tuần. Tới cuối năm, học sinh được nghỉ hè từ đầu tháng 12 tới cuối tháng 1, gần 2 tháng, giáo viên đương nhiên cũng nghỉ theo, cũng full lương. Như vậy giáo viên trung bình nghỉ tầm 3 tháng rưỡi full lương.
Lương của giáo viên bên này, mặc dù họ vẫn thường đình công để đòi lương cao hơn, nhưng cá nhân mình thấy so với Mỹ, và đương nhiên ở VN, lương cơ bản ở đây khá cao, đủ để bạn có một cuộc sống khá an nhàn. Mỗi năm kinh nghiệm sẽ giúp lương tăng tầm 3%. Sau khoảng 12 năm dạy thì lương giáo viên gần bằng lương hiệu trưởng :D
Số liệu về lương của giáo viên trường công, bang Victoria. Giáo viên năm nhất có mức thấp nhất.
Đưa ra ví dụ cụ thể thì, lương giáo viên mới ra trường ở trường công cho năm 2019 là tầm 69k/năm trước thuế (số liệu công khai trên mạng). Lương trả sau thuế 2 tuần một lần sẽ vào tầm hơn 4k/tháng chút xíu. Nếu bạn còn độc thân thì số tiền đó đủ để bạn có một cuộc sống thoải mái, thậm chí có phần dư dả. Nếu phải lo cho một người nữa thì có thể nói là vừa đủ để mỗi tháng đi ăn ngoài xả láng một lần. Đương nhiên lương thì càng nhiều càng tốt, nhưng hiện tại thì mình không có phàn nàn gì nhiều về vấn đề này, nhất là với lượng công việc mà mình phải làm.
Về giảng dạy, bởi final exam ở bên này không có những câu khó mang tính đánh đố học sinh nhằm mục đích phân loại như ở kỳ thi ĐH ở VN, nên giáo viên ở đây chỉ cần bám sát sgk là có thể chuẩn bị tốt cho học sinh. Giáo viên vẫn hay tìm thêm tài liệu bên ngoài, chia sẻ những đề kiểm tra các giáo viên ở các trường khác viết để cho học sinh làm thêm, nhưng độ khó thì cũng chỉ tầm tầm những bài tập trong SGK. Vì vậy, giáo viên không phải đi mua thêm sách nâng cao và cố tìm những bài khó. Thực tế, giáo viên không được phép làm như vậy, bởi bộ giáo dục đã ra sẵn giáo trình học cũng như những kiến thức và kĩ năng cần có cho học sinh. Nếu bắt học sinh học những kiến thức khó hơn, hoặc không đúng với những gì bộ giáo dục yêu cầu, các em có quyền từ chối học (ngay cả khi bạn cho rằng chúng có ích cho các em), và nếu đề final exam đòi hỏi kiến thức cao siêu hơn nội dung trong SGK, các em có quyền kiện ngược. Nói chung nói riêng về công việc, bạn không phải mất thời gian tìm hiểu những thứ quá cao siêu, và nếu biết quản lý thời gian hiệu quả để hoàn thành những gì phải làm, thì bạn vẫn sẽ có rất nhiều thời gian rảnh sau giờ làm để có thể học thêm và phát triển bản thân ở các lĩnh vực khác.
Về giảng dạy, bởi final exam ở bên này không có những câu khó mang tính đánh đố học sinh nhằm mục đích phân loại như ở kỳ thi ĐH ở VN, nên giáo viên ở đây chỉ cần bám sát sgk là có thể chuẩn bị tốt cho học sinh. Giáo viên vẫn hay tìm thêm tài liệu bên ngoài, chia sẻ những đề kiểm tra các giáo viên ở các trường khác viết để cho học sinh làm thêm, nhưng độ khó thì cũng chỉ tầm tầm những bài tập trong SGK. Vì vậy, giáo viên không phải đi mua thêm sách nâng cao và cố tìm những bài khó. Thực tế, giáo viên không được phép làm như vậy, bởi bộ giáo dục đã ra sẵn giáo trình học cũng như những kiến thức và kĩ năng cần có cho học sinh. Nếu bắt học sinh học những kiến thức khó hơn, hoặc không đúng với những gì bộ giáo dục yêu cầu, các em có quyền từ chối học (ngay cả khi bạn cho rằng chúng có ích cho các em), và nếu đề final exam đòi hỏi kiến thức cao siêu hơn nội dung trong SGK, các em có quyền kiện ngược. Nói chung nói riêng về công việc, bạn không phải mất thời gian tìm hiểu những thứ quá cao siêu, và nếu biết quản lý thời gian hiệu quả để hoàn thành những gì phải làm, thì bạn vẫn sẽ có rất nhiều thời gian rảnh sau giờ làm để có thể học thêm và phát triển bản thân ở các lĩnh vực khác.
Về mối quan hệ với học sinh, giáo viên nam và giáo viên nữ có những vấn đề riêng. Giáo viên nam thường bị coi là "có khả năng cao xâm hại học sinh" hơn giáo viên nữ. Vì vậy khi còn trong trường sư phạm, các giáo sư là nam thường chia sẻ những tip nhỏ nhưng quan trọng cho những sinh viên nam như không bao giờ được ở riêng với học sinh trong phòng kín, nếu học sinh muốn gặp riêng thì phải gặp ở ngoài, hoặc trong phòng thì phải để cửa mở và để học sinh ngồi gần cửa, còn bạn ngồi xa học sinh, không bao giờ được chạm vào người học sinh nếu không cần thiết v..v... Và còn rất nhiều chi tiết nhỏ khác được chia sẻ để giúp các thầy giáo tương lai không rơi vào tình huống mà học sinh có thể đưa ra những lời vu khống về việc bị xâm hại (chuyện đó thực sự đã xảy ra vài lần. Khi những thầy giáo đó được chứng minh là vô tội thì cũng đã quá muộn: hoặc là họ đã bị sa thải và phải đi kiếm việc khác, hoặc là họ phải chuyển hẳn đi nơi khác, trường khác làm vì tai tiếng ở trường cũ khiến họ không thể quay lại). Giáo viên nữ thường gặp khó khăn trong việc quản lớp, nhất là ở những trường chỉ toàn học sinh nam (all-boy school). Phần vì giáo viên nữ có giọng nói có phần nhẹ hơn, phần vì chiều cao cũng thấp hơn, phần vì cách xử lý cũng mềm hơn, nên đa phần học sinh "sợ" giáo viên nam hơn giáo viên nữ.Ngoài xã hội, giáo viên ở đâu cũng đều được kính nể phần nào. Cũng giống như nhiều văn hóa khác, khi bạn nói bạn là giáo viên, nhìn chung mọi người thường cho rằng bạn là người tốt, và sẽ có ít khả năng phạm tội hơn những người khác. Việc đôi khi đi ngoài đường, vô tình gặp học sinh hay phụ huynh học sinh và được chào hỏi một cách kính trọng cũng nâng tầm giá trị của bạn trong mắt mọi người xung quanh phần nào :D Cũng giống như ở VN, có những phụ huynh/học sinh cho rằng mình trả tiền để tới trường thì mình có quyền đòi hỏi, hạch sách, nhưng số đó ít.
Học sinh ở Úc
Học sinh ở đây đa phần đều ngoan, lễ phép. Bởi văn hóa phương Tây mà các em có phần "rắn" hơn so với học sinh VN. Cụ thể hơn, các em biết rõ quyền lợi của mình (và hiếm khi nhớ tới nghĩa vụ ^^) nên nếu có điều gì xảy ra trong lớp mà các em cho là không công bằng, các em sẽ nói lên ý kiến của mình cho bằng được, thay vì sợ giáo viên mà im lặng như văn hóa châu Á. Vì đã quen với việc giáo viên nói gì học sinh làm nấy, không cãi ở VN, nên khi dạy học sinh bên này mình cũng đã phải mất ít thời gian để làm quen với việc học sinh không đồng ý với mình về vấn đề gì đó. Các em cũng không có thói quen giấu dốt, cứ hễ không hiểu gì là hỏi. Ở vị trí giáo viên, mình rất thích điều này, vì kịp thời giúp đỡ các em, thay vì chờ tới cuối kỳ mới lòi ra là các em không hiểu gì suốt cả khóa học.
Nếu so sánh về độ chăm chỉ thì học sinh bên này lười hơn ở VN. Một phần vì hệ thống giáo dục không quá cạnh tranh và đặt nặng điểm số. Các em đi học như đi chơi tới tận năm lớp 10, nên khi buộc phải học để thi lấy ATAR vào Đh thì các em thường trở nên ì ạch. Ngoài ra, ngay cả khi các em chọn học 2 môn Unit 1&2 vào lớp 10, các em biết rằng điểm số của Unit 1&2 sẽ không tính vào ATAR, và các em có thể bỏ môn đó và học môn khác vào năm sau, nên có thể nói tới tận lớp 11 các em mới bắt đầu tập làm quen với việc học nghiêm túc.
Học sinh ở Úc
Học sinh ở đây đa phần đều ngoan, lễ phép. Bởi văn hóa phương Tây mà các em có phần "rắn" hơn so với học sinh VN. Cụ thể hơn, các em biết rõ quyền lợi của mình (và hiếm khi nhớ tới nghĩa vụ ^^) nên nếu có điều gì xảy ra trong lớp mà các em cho là không công bằng, các em sẽ nói lên ý kiến của mình cho bằng được, thay vì sợ giáo viên mà im lặng như văn hóa châu Á. Vì đã quen với việc giáo viên nói gì học sinh làm nấy, không cãi ở VN, nên khi dạy học sinh bên này mình cũng đã phải mất ít thời gian để làm quen với việc học sinh không đồng ý với mình về vấn đề gì đó. Các em cũng không có thói quen giấu dốt, cứ hễ không hiểu gì là hỏi. Ở vị trí giáo viên, mình rất thích điều này, vì kịp thời giúp đỡ các em, thay vì chờ tới cuối kỳ mới lòi ra là các em không hiểu gì suốt cả khóa học.
Nếu so sánh về độ chăm chỉ thì học sinh bên này lười hơn ở VN. Một phần vì hệ thống giáo dục không quá cạnh tranh và đặt nặng điểm số. Các em đi học như đi chơi tới tận năm lớp 10, nên khi buộc phải học để thi lấy ATAR vào Đh thì các em thường trở nên ì ạch. Ngoài ra, ngay cả khi các em chọn học 2 môn Unit 1&2 vào lớp 10, các em biết rằng điểm số của Unit 1&2 sẽ không tính vào ATAR, và các em có thể bỏ môn đó và học môn khác vào năm sau, nên có thể nói tới tận lớp 11 các em mới bắt đầu tập làm quen với việc học nghiêm túc.
Phần khác là vì có rất nhiều đường để vào ĐH hoặc có nghề nghiệp đàng hoàng, ổn định, lương tốt ở bên này.
Nếu các em không thể thi để vào thẳng ĐH sau khi tốt nghiệp high school, các em có thể học dự bị đại học, sau đó lên cao đẳng, sau đó vào ĐH. Những ai không muốn học đại học thì có thể học nghề. Úc là nơi có mức lương cơ bản cao nhất thế giới. Những nghề lao động chân tay nhiều khi còn kiếm được nhiều hơn nhiều so với những việc trí thức văn phòng bởi logic là những việc đó thì gặp nhiều "rủi ro nghề nghiệp" hơn là ngồi văn phòng. (hồi còn là sinh viên, mình đi làm part-time bằng việc bán hàng ở cửa hàng nội thất 1 tuần 3 ngày, mỗi ngày chưa tới 8 tiếng mà vẫn có thể chi trả sinh hoạt phí cho cả tháng và ăn chơi, không xa hoa, nhưng thoải mái). Nhiều em học nghề xong, đi làm sớm hơn, kiếm được tiền còn sớm hơn cả các bạn học đại học. Vì vậy, "đại học không phải là con đường duy nhất, nhưng là con đường ngắn nhất dẫn tới thành công" không hẳn là đúng lắm ở Úc. Quan trọng hơn, phụ huynh bên này cũng có văn hóa tôn trọng quyết định của con cái, nên nếu họ thấy con không muốn học thì cũng có động viên nhưng cũng không thể ép được.
Về mối quan hệ với giáo viên thì mình cảm giác gần gũi hơn so với VN. Nếu như ở VN, đa phần chúng ta rạch ròi giữa giáo viên và học sinh (với các giáo viên trẻ thì khác), thì ở đây giáo viên và học sinh thường xuyên có những trao đổi về đủ các chủ đề khác nhau trên tinh thần thẳng thắn và công bằng. Các em cũng thẳng thắn hơn trong việc đưa ra feedback cho giáo viên nếu các em cảm thấy có gì đó không ổn trong phương pháp giảng dạy. Cá nhân mình thì khá thích điều này và sẵn sàng trao đổi/thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của học sinh. Có lẽ vì thế mà mình thường có kết nối khá tốt với các học sinh, nhất là các em lớp 12. Bên dưới là tin nhắn mình nhắn cho các em lớp 12 môn Accounting trước khi các em thi final exam.
Về mối quan hệ với giáo viên thì mình cảm giác gần gũi hơn so với VN. Nếu như ở VN, đa phần chúng ta rạch ròi giữa giáo viên và học sinh (với các giáo viên trẻ thì khác), thì ở đây giáo viên và học sinh thường xuyên có những trao đổi về đủ các chủ đề khác nhau trên tinh thần thẳng thắn và công bằng. Các em cũng thẳng thắn hơn trong việc đưa ra feedback cho giáo viên nếu các em cảm thấy có gì đó không ổn trong phương pháp giảng dạy. Cá nhân mình thì khá thích điều này và sẵn sàng trao đổi/thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của học sinh. Có lẽ vì thế mà mình thường có kết nối khá tốt với các học sinh, nhất là các em lớp 12. Bên dưới là tin nhắn mình nhắn cho các em lớp 12 môn Accounting trước khi các em thi final exam.
Và được nhắn lại:
Vì được chọn những môn học mình thích và chăm chỉ hơn nên các em học sinh VN với vốn tiếng Anh tốt sẽ cảm thấy việc học bên này khá dễ dàng. Nếu có lời khuyên gì cho các em đang có ý định du học bậc Secondary thì đó sẽ là hãy học tiếng Anh thật tốt. Nếu tiếng Anh không tốt thì không chỉ việc chọn môn bị hạn chế, mà các em cũng sẽ gặp khó khăn ở những môn cơ bản nhất như Toán chẳng hạn.
Theo quan sát của mình, những du học sinh Việt Nam sang học bậc secondary (7-12) thường sẽ chuyển tiếp vào bậc đại học mượt mà hơn, cuộc sống bên Úc cũng thú vị hơn nhờ có mạng lưới quan hệ tốt được phát triển từ cấp 3 và tiếng Anh của các em cũng tốt hơn nhiều so với những em bắt đầu sang học từ bậc ĐH, chưa nói tới đã thấm nhuần văn hóa Úc trong nhiều năm nữa. Ở bậc ĐH, những người vẫn còn lạ nước lạ cái, chưa quen ai đã phải lao đi tìm việc làm thêm và bận học thì tới lúc rảnh e cũng chả biết ai mà đi chơi. Có thì thường cũng ít bạn nước ngoài hơn so với những ai học ở Úc từ bậc secondary, từ đó càng ít được thực hành giao tiếp tiếng Anh.
Mặt khác, cá nhân mình thì thấy cho các em sang học từ lớp 7 là sớm quá, sợ rằng các em chưa kịp thấm nhuần được những giá trị đạo đức của văn hóa VN đã phải làm quen với một văn hóa mới, có thể khiến cho việc giao tiếp với gia đình ở VN sau này bị gợn, nhất là nếu gia đình muốn các em ở lại Úc lâu dài và ít về VN. Ngoài ra, thường thì mối quan hệ bạn bè được phát triển trong những năm cấp 3 ở VN sẽ lâu dài hơn là ở cấp 2, bởi lúc đó các em phần nào đã định hình được tính cách nên sẽ biết được ai chơi hợp, ai không. Nếu các em đi du học từ cấp 2, sợ rằng tới khi về VN chơi thì sẽ không có nhiều bạn bè để chơi cùng. Vì vậy, mình nghĩ đẹp nhất nên là cho các em đi du học vào cuối năm lớp 10. Vẫn kịp kết thân với bạn bè ở VN, mà vẫn kịp cùng trải qua kỳ thi final exam với các bạn bên Úc, từ đó các em sẽ có mạng lưới quan hệ tốt cả ở 2 nơi.
Kết
Mình vừa kết thúc kì 4 (kì cuối cùng) của năm dạy đầu tiên. Tuần này là tuần để các giáo viên họp hành và tổng kết năm, cũng khá thoải mái. Mong là thời gian tới sẽ có nhiều thời gian rảnh để viết nhiều bài hơn cho Spiderum. Nếu ai có câu hỏi gì về việc học, xin việc và sinh sống ở Melbourne thì cứ đặt câu hỏi bên dưới, mình giúp được sẽ giúp nhé :)
Chúc vui!
Người trong muôn nghề
/nguoi-trong-muon-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất